Hướng dẫn cúng đầy cữ 7 ngày bé trai, 9 ngày cho bé gái chuẩn tâm linh?

Cúng đầy cữ là một lễ cúng tỏ lòng biết ơn đến các bà Mụ đã che chở tạo ra hình hài của đứa trẻ. Lễ cúng này được thực hiện sau khi bé sinh được vài ngày. Hãy tham khảo cách chuẩn bị buổi cúng đầy cữ ngay bạn nhé.

lễ cúng đầy cữ be trai ở miền bắc, lễ cúng đầy cữ bé trai ở miền Nam, lễ cúng đầy cữ be trai ở miền Trung,

Cúng đầy cữ được tính theo 7 ngày cho bé trai và 9 ngày cho bé gái sau sinh ở Việt Nam (theo phông tục 3 miền: miền nam, miền trung, miền bắc).

1. Ý NGHĨA CỦA BUỔI LỄ CÚNG ĐẦY CỮ CHO TRẺ

Theo xa xưa quan niệm những đứa trẻ được sinh ra nhờ tay nhào nặn của chư vị Tiên nương. Gồm Bà Chúa tên gọi khác là mẹ Sanh mẹ Độ cùng với mười hai vj tiên nương hay còn gọi là các bà Mụ.

Mỗi bà mụ có trách nhiệm trong cuộc đời của trẻ. Trẻ có lớn lên khỏe mạnh hay ngoan ngoãn cũng là nhờ ơn các vị này. Chính vì lẽ đó mà vào dịp đầu đời của trẻ như đầy cữ, thôi nôi hoặc đầy tháng thì gia đình sẽ tổ chức buổi lễ cúng Mụ để cảm tạ. Riêng lễ cúng đầy cữ, đầy tháng là dịp để cả nhà cầu mong các bà mụ phù hộ cho bé sớm bò, lật, biết đi…

Lễ cúng đầy cữ cho bé gái được tổ chức khi bé được 9 ngày tuổi. Lễ của bé trai tổ chức khi được tròn 7 ngày tuổi. Các món lễ vật dùng cho buổi cúng đầy cữ chủ yếu là những lễ vậ quen thuộc không cầu kỳ. Cách chuẩn bị lễ vật cho bé gái và bé trai cũng có vài nét khác biệt.

2. MÂM CÚNG ĐẦY CỮ CHO BÉ TRAI BÉ GÁI GỒM GÌ?

Việc chuẩn bị các món lễ vật cho mâm cúng đầy cữ của bé sẽ khác nhau theo từng vùng miền. Nhưng trong đó không thể thiếu những lễ vật sau đây:

Mâm cúng đầy cữ 7 ngày cho bé trai

  • Mâm ngũ quả, hoa tươi, đèn cầy.
  • Gà hoặc vịt luộc chéo cánh, gạo, muối.
  • Trà, nước, rượu, giấy cúng, vàng mã, văn khấn
  • 7 phần chè đậu trắng, 7 quả trứng luộc.
  • 7 phần xôi gấc, 7 phần tôm luộc.
  • 7 phần trầu cau têm cùng đồ dùng như ly, chén, đũa, muỗng mỗi thứ 7 cái.
Xem thêm:  Kế hoạch tổ chức tết trung thu cho trẻ em mầm non

Mâm cúng đầy cữ 9 ngày cho bé gái

  • Mâm ngũ quả, hoa tươi, đèn cầy.
  • Gà hoặc vịt luộc chéo cánh, gạo, muối.
  • Trà, nước, rượu, giấy cúng, vàng mã, văn khấn
  • 9 phần chè đậu trắng, 9 quả trứng luộc.
  • 9 phần xôi gấc, 9 phần tôm luộc.
  • 9 phần trầu cau têm cùng đồ dùng như ly, chén, đũa, muỗng mỗi thứ 9 cái.

3. BÀI VĂN KHẤN CÚNG ĐẦY CỮ CHO BÉ CHUẨN CHO BÉ TRAI VÀ BÉ GÁI

Bên cạnh mâm lễ cúng đầy cữ, bài khấn nguyện không kém phần quan trọng. nó giúp thay lòng cảm tạ, mong muốn điều tốt đẹp nguyện để các bà Mụ nghe thấy. Cùng tham khảo ngay bài khấn cúng đầy cữ dưới đây cho dịp cúng sắp tới của nhà bạn nhé:

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là … sinh được con (trai, gái) đặt tên là …

Chúng con ngụ tại:…

Nay nhân ngày đầy cữ chúng con thành tâm sửa soạn hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu. Phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật.

Bài cúng mụ cho bé trai 7 ngày tuổi

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Kính lạy:

  • Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
  • Tứ phủ thánh mẫu
  • Tam tòa thánh Mẫu
  • Mười hai bà mụ
  • Bà Chúa đầu thai
  • Bà chúa tào quan
  • Bà chúa tam phủ
  • Bà chúa tam tòa
  • Tứ phủ công đồng

Tất cả các quan thần linh, các bà mụ và các vị tiên thánh trên trời dưới đất.

Xem thêm:  Nhập trạch có cần bàn thờ không? Và nên thắp mấy nén hương?

Hôm nay, ngày mồng (số) tháng (số) năm (năm), chúng con là: (Họ và tên bố, mẹ) ngụ tại: (Địa chỉ)

Thành tâm sửa soạn lễ vật, dâng lên các đấng thần linh, các bà mụ và các vị tiên thánh để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn.

Chúng con xin kính cẩn bái lạy các đấng thần linh, các bà mụ và các vị tiên thánh, cầu xin các Ngài phù hộ cho:

  • Bé trai (tên bé) được mạnh khỏe, bình an, chóng lớn, thông minh, sáng dạ, học giỏi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
  • Gia đình chúng con được hạnh phúc, bình an, thịnh vượng.

Chúng con xin kính cẩn bái lạy các đấng thần linh, các bà mụ và các vị tiên thánh.

Cúi xin các Ngài chứng giám lòng thành và phù hộ cho chúng con.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Tại một số địa phương không làm lễ đầy cữ mà chỉ cúng đầy tháng cho bé mà thôi. Điều này còn phụ thuộc quan niệm cũng như tín ngưỡng từng gia đình chứ không bắt buộc.

Bài văn khấn cúng mụ cho bé gái 9 ngày tuổi

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Kính lạy:

  • Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
  • Tứ phủ thánh mẫu
  • Tam tòa thánh Mẫu
  • Mười hai bà mụ
  • Bà Chúa đầu thai
  • Bà chúa tào quan
  • Bà chúa tam phủ
  • Bà chúa tam tòa
  • Tứ phủ công đồng

Tất cả các quan thần linh, các bà mụ và các vị tiên thánh trên trời dưới đất.

Hôm nay, ngày (ngày/tháng/năm), gia đình chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hoa quả, hương hoa, trà nước, xôi chè, quả ngọt, bánh kẹo, mứt, trầu cau, rượu thịt, gà luộc, tôm cua, mâm ngũ quả,… để cúng tạ ơn các Bà Mụ đã có công nặn ra con gái chúng con (tên bé gái), đã che chở cho con gái chúng con được khỏe mạnh, bình an và phát triển tốt đẹp.

Chúng con xin kính cẩn trình bày với các Bà Mụ rằng: Con gái chúng con (tên bé gái) đã tròn 9 ngày tuổi, chúng con đã chuẩn bị đầy đủ các nghi thức cúng mụ để tạ ơn các Bà Mụ.

Chúng con xin kính cẩn cầu xin các Bà Mụ phù hộ cho con gái chúng con (tên bé gái) luôn mạnh khỏe, xinh đẹp, thông minh, hiếu thảo, học giỏi, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Chúng con xin kính cẩn cầu xin các Bà Mụ phù hộ cho gia đình chúng con luôn hòa thuận, hạnh phúc, ấm no, an khang và thịnh vượng.

Xem thêm:  Cách cúng tất niên cuối năm 2023 chuẩn phong tục

Chúng con xin kính cẩn cảm tạ các Bà Mụ và Tiên Bà.

Mong các Bà Mụ và Tiên Bà phù hộ cho chúng con.

Cúi xin các Bà Mụ và Tiên Bà chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật

4. CÁC BƯỚC CÚNG ĐẦY CỮ CHO BÉ THEO PHONG TỤC MIỀN NAM, MIỀN TRUNG, MIỀN BẮC

Để thể hiện lòng thành tâm và cầu được may mắn, bình an cho trẻ bạn hãy thực hiện thứ tự buổi cúng như sau:

– Chuẩn bị không gian cúng rộng rãi trang trọng, khăn trải và bàn cúng.

– Bày biện lễ vật lên mặt bàn gọn gàng cân xứng.

– Gia chủ thắp nhang và đèn cầy để mời Thần linh.

-Gia chủ đọc nội dung bài văn khấn nghiêm túc 4.

– Vái lạy cắm nhang, đợi nhang và đèn cháy hết thì mang giấy tiền vàng, văn khấn đem hóa (đốt), gạo ruối rải quanh nhà.

Khi khấn vái thì nên ôm đứa trẻ đến gần bàn cúng. Như vậy, thần linh mới chứng và phù hộ độ trì cho con cháu.

Đặt dịch vụ mâm cúng đầy cữ chất lượng ở đâu?

Việc lựa chọn dịch vụ đặt mâm cúng đầy cữ trọn gói đang được quan tâm khá nhiều hiện nay. Cuộc sống hiện đại khiến mọi người bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi cúng. Bên cạnh đó mâm cúng có khá nhiều lễ vật, không thể để thiếu sót được. Vì vậy, nhiều nhà đã lựa chọn đặt đơn vị mâm cúng trọn gói. Dich vụ Đồ Cúng Nhân Tâm ra đời để phục vụ quý khách hàng mâm cúng trọn gói các dịp lễ trọng đại. Với nhiều năm kinh nhiệm phục vụ chuyên nghiệp đừng ngần ngại hãy thử ngay dịch vụ của chúng tôi.

Từ khóa: lễ cúng đầy cữ be trai ở miền bắc, lễ cúng đầy cữ bé trai ở miền Nam, lễ cúng đầy cữ bé trai ở miền Trung, lễ cúng đầy cữ bé gái ở miền bắc, lễ cúng đầy cữ bé gái ở miền Nam, lễ cúng đầy cữ bé gái ở miền Trung,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.