Nhập trạch có cần bàn thờ không? Và nên thắp mấy nén hương?

‘Nhập trạch có cần bàn thờ không?’ hay ‘Về nhà mới cúng bao nhiêu ngày?’ hay “nhập trạch thắp mấy nén hương” là 3 trong số các câu hỏi được quan tâm nhiều và thể hiện tấm lòng của chủ nhà đối với các đấng về trên. Tuy nhiên câu trả lời có hay là không và số ngày cụ thể sẽ được giải đáp bên bài viết dưới đây cùng với Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Nhập trạch có cần bàn thờ không?

Trước khi biết được câu trả lời, chúng ta hãy tìm hiểu lễ nhập trạch theo ý nghĩa của ông cha xưa.

Theo quan niệm dân gian, ‘đất có thổ công, sông có hà bá’ – mọi việc làm trên từng mảnh đất, kể cả xây dựng và sữa chữa nhà đều trong phạm vi trách nhiệm cai quản của thổ công. Do đó, chủ nhà cần trình diện trước các vị thần linh, ông bà tổ tiên nhằm thông báo rằng nơi đó chính bạn sẽ là người sinh sống và cầu mong được che chở, bảo vệ trước nhiều điềm rủi ro. Làm nhà mới cần đăng ký quyền sở hữu nhà đất tại cơ quan chức năng, với lễ nhập trạch là trình báo chủ nhân ngôi nhà mới với thổ công.

Nếu người dương thế, tại những cử ăn quan trọng thường trưng bày các món ăn lên bàn thì với lễ cúng bàn thờ là bàn đặt mâm cúng lễ và bát hương là các vật phẩm tâm linh không thể thiếu, cũng là cầu nối giữa hai thế giới âm dương. Nếu không có bát hương và bàn thờ thì mọi lời khẩn cầu đều không thể đến được với thần linh và ông bà tổ tiên.

Như vậy, lễ cúng nhập trạch nói riêng và mọi nghi thức thờ cúng khác đều cần bàn thờ, bát hương mới thể hiện đầy đủ nguyện vọng của người đại diện với thế giới còn lại.

Vật phẩm chuẩn bị cúng nhập trạch

Lễ vật cúng là phần vô cùng quan trọng trong nghi thức cúng nhập trạch bởi vì đây là phần được dâng lên các vị thần thánh và gia tiên. Tuy nhiên, tín ngưỡng tâm linh mỗi vùng miền khác nhau nên thành phần sắm lễ không giống nhau và lễ vật cơ bản là các món bắt buộc phải có bao gồm như gợi ý sau.

Vật phẩm nghi thức cúng nhập trạch:

  • Bàn thờ
  • Bát hương

Hai vật phẩm có ý nghĩa làm sự kết nối giữa người cõi dương và thế giới âm.

Lễ vật dâng hiến thần linh:

  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ
  • Trà
  • Rượu Vodka
  • Nước chai
  • Bộ giấy cúng về nhà mới
  • Bánh kẹo
  • Hủ sứ
  • Lư xông trầm sứ
  • Trầm hộp
  • Trầu cau
  • Chè
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo trắng

Lễ vật cúng bàn gia tiên.

  • Gà luộc – có thể vịt luộc hoặc heo quay phù hợp với địa phương.
  • Bộ tam sên – gồm có: trứng luộc, thịt luộc, tôm luộc (đại diện cho Thổ  – Thuỷ – Thiên).
Xem thêm:  Cách cúng Thổ Công ngày Rằm tháng 7 chuẩn và bài văn khấn

Nhập trạch ngày nào tốt?

Một nghi thức cúng nhập trạch trọn không thể thiếu việc lựa chọn ngày lành tháng tốt thực hiện lễ cúng. Theo tâm linh, nếu chọn ngày không hợp tuổi với gia chủ sẽ không mang lại nhiều may mắn và có thể gặp nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Do đó mà nhiều người lựa chọn ngày thích hợp hoặc ngày đẹp để tiến hành nghi lễ cúng. Thông thường, có 2 cách xem ngày, giờ làm lễ nhập trạch: chọn theo ngũ hành – chọn theo con giáp.

*Chọn ngày tốt theo ngũ hành:

Theo trong thuỷ, ngũ hành được giải thích là các nguyên tố cơ bản để tạo nên vạn vật và đó là các nguyên tố: Kim – Thuỷ – Mộc – Hoả – Thổ. Nguyên tắc vận hành ngũ hành tương sinh như sau:

  • Mệnh Kim sinh mệnh Thuỷ.
  • Mệnh Thuỷ sinh mệnh Mộc.
  • Mệnh Mộc sinh mệnh Hoả.
  • Mệnh Hoả sinh mệnh Thổ.
  • Mệnh Thổ sinh mệnh Kim.

Ví dụ: Chủ nhà có năm sinh 1995 thuộc mệnh Hoả. Nên chọn ngày thuộc mệnh Mộc làm ngày cúng nhập trạch.

*Chọn ngày tốt theo con giáp:

Từ thuở xa xưa, người đời đã sử dụng tính cách đặc trưng cả các con vật để làm xem ngày giờ. Ví dụ: 23 giờ – 1 giờ là thời điểm con chuột kiếm ăn, 3 giờ – 5 giờ là khoảng thời gian con trâu nhai lại thức ăn,…

Cũng từ đó mà đã phát hiện ra có những con vật khi ở gần nhưng lại rất may mắn và suôn sẻ. Các con giáp này chia thành 4 nhóm, với mỗi nhóm có 3 con giáp:

  • Bộ tam hợp Tý – Thìn – Thân.
  • Bộ tam hợp  Sửu – Tỵ – Dậu.
  • Bộ tam hợp Dần – Ngọ – Tuất.
  • Bộ tam hợp Mão – Mùi – Hợi.

Ví dụ: Gia chủ sinh năm Ất Hợi 1995, sẽ thực hiện cúng nhập trách vào các ngày giờ thuộc các con giáp: Dần (Lục hợp) – Mão – Mùi – Hợi.

Bên cạnh đó, có các ngày kỵ mà chủ nhà nên biết. Đó là các ngày: Dương công kỵ nhật, Tam nương, Thọ tử.

  • Ngày Tam nương: gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Dương công kỵ nhật, theo học giả Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch sau: Ngày 13 tháng Giêng, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, ngày 19 tháng Chạp.

Về nhà mới nên thắp hương bao nhiêu ngày?

Theo nhận định các chuyên gia phong thuỷ, khi bắt đầu chuyển vào nhà mới. Chủ nhà bước vào đầu tiên và cầm trên tay bếp lửa làm tăng thêm sự ấm áp bao phủ toàn bộ không gian ngôi nhà. Kèm theo đó là hành động mở đèn liên tục 3 ngày cùng với mở ngập vòi nước thể hiện sự sung túc luôn tràn đầy. Sau đó là việc thắp hương nhà mới mỗi ngày trong 100 ngày đầu giúp linh khí tụ trên bàn thờ được linh thiêng hơn.

Tất cả việc làm trên nhằm tạo nên ngọn hải đăng dẫn lối để thần linh và gia tiên giáng trần, di chuyển và độ trì cho cả gia đình. Tuy nhiên, tối thiểu thì cũng nên thắp hương 49 ngày.

Nhập trạch thắp mấy nén hương [Đốt mấy cây nhang]

Thường sẽ quy định thắp hương phải thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9… hoặc đốt cả một nắm hương, tuyệt đối không nên cắm theo số chẵn 2,4,6,8… Theo một số phong thủy gia chia sẻ thì các số lẻ 1,3,5,7,9…(số dương) sẽ mang lại nhiều ý nghĩa may mắn còn các số chẵn 2,4,6,8…(số âm) sẽ mang lại những điều không may.

Xem thêm:  Mẫu lời phát biểu của cô dâu, chú rễ trong ngày cưới: Khi Hai Trái Tim Hòa Nhịp

Ý nghĩa của số lượng cây nhang khi thắp hương trên bàn thờ

Thắp một nén hương

Số 1 ở đây là số dương thể hiện người sống thành tâm mong cầu thần linh, mong muốn tổ tiên phù hộ cho mình mua may bán đắt, bình an, may mắn. Thắp một nén hương để thờ cúng thần linh trong nhà được gọi là bình an hương.

Ngoài ra để cầu bình an, mọi việc được thuận lợi thì gia chủ nên thắp một nén hương mỗi buổi sáng và tối trong một ngày là đủ.

Thắp ba nén hương

Trong phong thủy thì số 3 là số dương, con số 3 có rất nhiều ý nghĩa, ngoài ra còn có quan niệm khác nhau như Tam bảo – 3 ngôi báu của Phật Giáo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới – hay còn gọi là Tam Hữu (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời – thời gian (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học – thoát khỏi sự trói buộc của tạm niệm (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (bầu trời), Địa (mặt đất), Nhân (con người).

Theo Đạo Phật thì thắp 3 nén hương được gọi là Tam bảo hương. Tam bảo đó là Phật, Pháp và Tăng. Pháp chính là kinh Phật, Tăng là người xuất gia.

Theo Đạo giáo 3 nén hương đó là Tam thanh hương: Ngọc thanh là Thiên tôn Nguyên thủy, Thượng thanh là Thiên tôn Linh bảo và Thái thanh là Thiên tôn Đạo đức.

Trong 3 nén hương này thì nén ở chính giữa là hưởng chủ được gọi là hương Giáo chủ, nén ở bên trái được gọi là hương Thanh long, nén ở bên phải được gọi là hương Bạch hổ.

Việc bạn thắp 3 nén hương có ý nghĩa là trong tâm nhang – lòng thành, giới nhang – theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang – tuyệt đối không thay đổi lòng dạ.

Thắp năm nén hương

Thắp 5 nén hương được gọi là Thiên địa ngũ hành hương hay còn gọi là Âm dương ngũ hành hương. Con số 5 ở đây tượng trưng cho năm phương trời đất, năm hướng thần linh.

Trong phong thủy thì Ngũ hành là năm nguyên tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Thông thường thì trong một dòng họ, dòng tộc, quốc gia hay tập thể có việc gì đó đại sự thì mới thắp năm nén hương vì điều này tượng trưng cho cầu Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngũ hành có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho một dòng tộc, địa phương, đất nước, cầu mong cho “Quốc thái dân an”.

Thắp bảy nén hương

Thắp bảy nén hương (nhang) được gọi là Bắc đẩu Thất tinh hương với tên gọi theo thứ tự là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang là những vị thần linh cai quản tam giới. Thắp bảy nén hương (nhang) cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng. Nếu không quá cần thiết thì cũng không cần thiết thắp tới bảy nén hương (nhang).

Xem thêm:  Dịch vụ đặt nấu tiệc tại nhà ngon chất lượng tại TP HCM

Thắp chín nén hương

Theo các chuyên gia về phong thủy thì thắp 9 nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, cắm nhang theo thứ tự 3 hàng và 3 cột. Ở trên là mời Ngọc hoàng thượng đế, ở dưới là mời Thập điện Diêm vương.

Thắp hương với 9 nén là mang tín hiệu để cầu cứu, chủ yếu rơi vào trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp của con người thì mới nên sử dụng.

Hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế cũng như là Thập Đại Diêm Vương hỗ trợ cứu giúp muôn dân…

Sau khi điểm qua những ý nghĩa của từng số lượng của nén hương thì các bạn cũng đã hiểu được cần thắp hương Thần tài – thổ địa bao nhiêu nén. Tôi mong rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khi tiến hành dâng hương trong các nghi thức , nghi lễ cho hợp lý.

Các lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Tiếp theo, Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ giúp quý gia chủ chú ý những sự kiện quan trọng trong lễ cúng nhập trạch:

  1. Nhang khói nên thắp thường xuyên sau lễ nhập trạch.
  2. Trường hợp nhập trạch lấy ngày thì nên chuyển bàn thờ về thờ trước và có thể ngủ lại một đêm như báo hiệu có người sinh sống ở đây, không nên ngủ trưa vì được xem là biểu hiện của sự lười biếng.
  3. Nếu trường hợp chuyển đồ dùng về nhà mới trước khi nhập trạch thì KHÔNG NÊN chuyển bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng về bên nhà mới. Đồ đạc khác chuyển qua thì hạn chế sử dụng và sắp xếp gọn vào một góc
  4. Trong quá trình thực hiện nghi lễ cúng, NHỚ cúng bàn thờ thần linh trước rồi mới đến bàn thờ gia tiên.
  5. Nghi thức hoá vàng là hành động gửi gắm chút chi phí đến người cõi âm. Tránh mua quá nhiều vàng mã vì sẽ gây ô nhiễm không khí, dễ gây cháy nổ.
  6. Khi hạ lễ vật sau khi cúng, cũng hạ lễ thần linh trước – hạ lễ gia tiên sau. Như vậy mới không có sự bất kinh với các vị thần linh.

Sử dụng bàn thờ và bát hương là việc nên có trong lễ nhập trạch. Kết thúc chủ đề ‘nhập trạch có cần bàn thờ không?’ bằng các lưu ý cần quan tâm cũng như muốn quý vị hạn chế được nhiều sai sót. Một gợi ý nho nhỏ giúp quý khách hạn chế sai sót là nên tìm đến dịch vụ chuyển nhà để được tư vấn và đặt dịch vụ mâm cúng nhập trạch trọn gói tại website: https://docungnhantam.com/ hoặc liên hệ Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.