Chuẩn bị mâm cúng đất đai cuối năm là tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Vậy mâm cúng đất đai cần những gì, Cúng đất đai mấy chén cơm, Cùng Đồ Cúng Nhân Tâm tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Việc dùng cơm để cúng trong những buổi lễ cúng tạ đất đai đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi. Đây là một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong phong tục cúng bái của nhân dân Việt Nam ta.
Cúng tạ đất đai là một trong những buổi lễ cúng quan trọng có từ xưa được ông bà ta truyền lại cho các con cháu đời sau. Đây là một truyền thống tâm linh tốt đẹp còn được lưu truyền cho đến ngày nay của văn hóa dân tộc Việt Nam ta.
>> Sản phẩm liên quan
Nội Dung Chính
Mâm cúng tạ đất đai cuối năm cần những gì? Và cúng đất đai mấy chén cơm
Ý nghĩa của việc cúng tạ đất đai mà chúng ta phải biết
Từ ngày xưa cho đến nay, việc cúng cảm tạ đất đai luôn dùng để cảm ơn vị thần cai quản đất đai nơi bản thân đang sinh sống. Vị thần ấy không ai khác chính là Thổ Công hay còn được gọi là Ông Địa hoặc Thổ Thần. Ngoài việc cảm tạ Thổ Công vì đã trông coi, bảo vệ và cai quản nơi bản thân đang sinh sống ra thì còn cầu mong Thổ Công có thể đem lại may mắn, tài lộc cho mình. Nhất là khi làm những việc gì liên quan đến đất đai như khai hoang ruộng, xây nhà, dựng cọc thì đều nên cúng để xin phép vị Thổ Công này.
Trong mỗi gia đình, bát hương của Thổ Công luôn là bát hương lớn nhất và được đặt ở giữa, bên trái sẽ là bát hương thờ Bà Cô Tổ còn bên phải sẽ là bát hương thờ thờ gia tiên trong gia đình.
Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có những cách cúng khác nhau theo phong tục tập quán nơi bản thân sinh ra. Ví dụ, đối với người Hoa hoặc người miền Nam, khi cúng tạ đất đai thì sau khi thắp nhang xong phải ăn trước một miếng ngày trước mặt Thổ Công. Vì theo truyền thuyết xưa kể lại, Thổ Công chết vì bị người khác đầu độc nên khi cúng, người ta mới thử trước một miếng trước mặt vị thần linh này. Còn ở miền Bắc hay các vùng miền khác thì có thể cúng bình thường.
Ngày giờ tốt để tổ chức buổi lễ cúng cảm tạ đất đai là khi nào ?
Việc chọn ngày, chọn giờ cho một buổi lễ cúng rất là quan trọng, vì vậy ngay từ xưa ông bà ta đã rất để ý đến việc chọn một ngày đẹp, giờ tốt để tiến hành cho buổi lễ cúng tạ đất đai này.
Cũng như các buổi lễ cúng khác, mốc thời gian vào buổi sáng trong khoảng khung giờ từ 7 giờ đến 11 giờ là lúc việc cúng bái được cho là tốt nhất. Vì theo quan niệm xưa do ông bà ta truyền dạy lại, thời điểm vào buổi sáng, không khí trong lành, tinh khiết rất phù hợp với việc cúng bái, các buổi lễ cúng long trọng của nhân dân ta.
Các buổi lễ cúng cảm tạ đất đai đối với một gia đình trong các dịp cuối năm hay đầu nằm đều rất quan trọng. Đối với các buổi lễ cúng cảm tạ đất đai vào dịp cuối năm, chúng ta sẽ tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp cùng với ngày làm lễ cúng đưa tiễn Ông Công, Ông Táo về thiên đình báo cáo. Còn khi bước qua năm mới Tết đến xuân về, thì buổi lễ cúng đất đai thường sẽ được làm ngay vào ngày mùng 3 Tết. Đặc biệt riêng với các buổi lễ cúng đất đai để xin khấn triển khai công trình, xây nhà, khai ruộng thì các gia chủ cũng có thể nhờ đến các vị thầy phong thủy am hiểu về kinh dịch, phong thủy để chọn cho bản thân ngày và giờ cúng phù hợp nhất với cung mệnh, hướng của mình.
Cúng đất đai mấy chén cơm ?
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa truyền lại, đất có Thổ Công, sông thì có Hà Bá cho nên việc cúng bái ở Việt Nam ta lúc nào cũng phải thật chỉnh chu và tươm tất, đầy đủ. Và cơm chính là một thứ không thể nào thiếu được trong phần lớn các mâm cúng ở nước ta.
Đối với buổi lễ cúng đất đai cúng mấy chén cơm, thông thường chúng ta sẽ sử dụng 5 chén cơm trắng nhỏ để cúng. Vì theo lời ông bà ta từ xưa, cúng đất đai 5 chén cơm sẽ tượng trưng cho 5 vị thần cai quản đất đai ở nơi mình đang sinh sống hay muốn khai quật, khởi công, xây dựng.
>> Có thể bạn quan tâm:
Chúng ta nên làm những gì để chuẩn bị cho buổi lễ cúng tạ đất đai ?
Đây là một câu hỏi mà dễ hay khó tùy thuộc vào bản thân của các gia chủ, có người thì chuẩn bị rất đầy đủ và tươm tất, có người thì sẽ ngược lại. Thế nhưng quan trọng nhất có là đó chính là cái tâm của người cúng bái, của gia chủ khi thực hiện buổi lễ cúng tạ đất đai này.
Để chuẩn bị thật chu đáo cho buổi lễ cúng tạ đất đai này, các gia chủ cần lưu ý và thực hiện những việc sau để có thể có một buổi lễ cúng hoàn thiện nhất như chúng ta mong muốn nhé !
Chuẩn bị một mâm cúng đất đai đầy đủ và tươm tất.
Mâm cúng cảm tạ đất đai vào những dịp cuối năm phải được chuẩn bị tươm tất và đầy đủ nhất bao gồm các món như sau :
Về phần mâm cúng, chúng ta cần chuẩn bị
- Nhang để cúng tạ đất
- 10 cành hoa tươi được chia làm 2 lọ đặt ở 2 bên bàn cúng
- Trầu 3 lá có cánh dài đẹp, cau cũng chuẩn bị 3 quả đẹp
- Trái cây tươi, có thể sử dụng mâm ngũ quả, chia thành 2 dĩa đặt ở 2 bên bàn cúng
- Xôi trắng cũng được chia thành 2 dĩa và đặt ở 2 bên bàn cúng
- 1 con gà trống luộc nguyên con hoặc 1 cái chân giò heo đã được luộc chín ( lưu ý phải là chân trước, không quan trọng chân trái hay phải )
- Rượu trắng nửa lít ( 0,5 lít ) và 3 cái chung ( chén ) nhỏ đựng rượu đặt chính giữa mâm cúng
- 10 lon bia và 6 lon nước ngọt được đặt ở 2 bên mâm cúng
- Bộ tam sên
- 5 chén cơm trắng
- 1 đĩa muối gạo nhỏ
- 1 bao thuốc lá
- 1 gói trà ( chè ) có trọng lượng 1 lạng
- Bánh kẹo được bày trong 1 đĩa to
- Đèn cúng
Còn về phần giấy, tiền, vàng mã thì chúng ta chỉ cần chuẩn bị
- 5 con ngựa nhỏ với 5 màu đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím đi kèm với 5 bộ mũ, hia, áo cũng cùng loại nhỏ. Ngoài ra đi chung với ngựa còn cần thêm cờ lệnh, kiếm, roi.. Trên lưng của mỗi chú ngựa, đặt sẵn 10 phần lễ tiền vàng.
- 1 con ngựa màu đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng cùng đi kèm mũ, hia, áo, cờ lệnh, kiếm, roi với kích thước lớn hơn.
- 1 cây vàng hoa đỏ
- 1 đĩa nhỏ đựng 50 phần lễ tiền, vàng dùng để dâng cho gia tiên
Sau đó, gia chủ và mọi người trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, đọc bài khấn và vái lạy thành tâm.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng lễ tạ đất đai, gia chủ và mọi người trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ và đứng trước mâm cúng. Cử một người đứng ra đọc bài khấn cầu và cả gia đình cùng vái lạy thành tâm là đã có thể hoàn thành buổi lễ cúng tạ đất đai vào dịp cuối năm này rồi. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành từ phía gia chủ và mọi người trong gia đình.
Một vài lưu ý nhỏ khi chuẩn bị mâm cúng đất đai cuối năm
Đây là những lưu ý nhỏ để khiến cho buổi lễ cúng đất đai tươm tất và thành công hơn.
Lưu ý về mâm ngũ quả
Khi lựa chọn mâm ngũ quả để làm lễ cúng đất đai, chúng ta nên chọn những loại trái cây có màu sắc tươi đẹp, to tròn. Tùy vào từng vùng miền mà sẽ có cách lựa chọn những mâm ngũ quả khác nhau.
Ví dụ chúng ta có thể dùng mâm ngũ quả bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm để cúng.
Lưu ý về việc chọn hoa tươi để cúng
Việc chọn hoa tươi để cúng là một việc rất quan trọng đối với các buổi lễ cúng đất đai. Chúng mang đến niềm may mắn và góp 1 phần tạo nên sự thành công của buổi lễ cúng. Chúng ta nên ưu tiên chọn những loại hoa có màu sắc tươi đẹp, sặc sỡ như hoa hồng đỏ, cát tường, cẩm chướng, lily… Đặc biệt, mỗi cái tên của mỗi loài hoa đều mang ý nghĩa tốt lành, phù hợp cho những người mới nhập trạch về nhà mới
Lưu ý về bộ tam sên trong mâm lễ cúng đất đai
Bộ tam sên là một thứ rất quan trọng không thể nào thiếu trong các mâm cúng đất đai được cả. Một bộ tam sên sẽ cần phải có đầy đủ 1 con tôm luộc, trứng vịt luộc, thịt luộc. Nếu không có tôm luộc thì chúng ta có thể thay thế bằng cua luộc nhưng lưu ý cua không được bị gãy càng, phải còn nguyên vẹn.
Lưu ý về gà luộc hoặc chân giò heo luộc
Nếu chọn gà để luộc dành cho việc cúng đất đai thì chúng ta nên chọn gà trống có mào đỏ và chân vàng. Khi luộc gà, các gia chủ nên lưu ý rằng gà khi luộc xong vẫn phải còn đầy đủ các bộ phận cả bên trong lẫn bên ngoài và được đặt lên gọn trên 1 cái dĩa với tư thế hai cánh chéo vào nhau.
Còn đối với chân giò heo thì nên làm sạch lông bên ngoài của chân giò, sau đó đem đi luộc. Lưu ý khi chọn giò heo dùng để luộc thì chỉ nên chọn chân đằng trước của heo, không sử dụng chân đằng sau, không cần phân biệt trái hay phải.
[ cúng đất đai 30 tết, cúng đất đai đầu năm, mâm cúng đất đai ngày 30 tết, mâm cơm cúng tạ đất, bài văn cúng đất đai, cách cúng thổ thần đất đai, bài cúng đất đai đầu năm ]Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, thành tâm khấn vái thì chúng ta còn có thể làm được những gì ?
Ngoài những việc như chọn ngày giờ để cúng, chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, thành tâm khấn vái thì chúng ta còn có thể làm được những việc như :
Nấu nước châm trà
Khi đang thực hiện nghi lễ cúng bái đất đai, chúng ta có thể đun nước châm trà ngay vào thời điểm này. Chúng ta nên để nước sôi từ 5 đến 10 phút để nó có thể tỏa hết nguồn năng lượng của mình ra hết xung quanh miếng đất. Đây là một trong những công việc cực kỳ quan trọng và rất cần thiết để thực hiện việc cúng bái đất đai.
Bố thí cho vong linh
Sau khi cúng bái xong xuôi, chúng ta sẽ rải hết muối gạo ra ngoài đường. Vì theo lời ông bà ngày xưa, việc rải muối gạo này chúng là bố thí cho vong linh để chúng không phá ta. Lưu ý rằng không được rải lên đất nhà mình để tránh vong linh tụ hợp gây ảnh hưởng xấu.
Nên chọn đặt mâm cúng cúng đất đai ở đâu ?
Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp các mâm lễ cúng chuẩn, đầy đủ và tươm tất nhất theo đúng chuẩn một mâm cúng truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Với các chuyên gia có đầy đủ kinh nghiệm về phong thủy, mâm lễ cúng bái thì các gia chủ sẽ không phải lo lắng về việc mâm cúng bị sai hay thiếu lễ, không đúng khiến phật ý các vị thần linh. Chỉ cần liên hệ với số Hotline của chúng tôi, thì các gia chủ sẽ được các bạn nhân viên chăm sóc khách hàng giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn những mâm cúng phù hợp với một mức giá cực kỳ ưu đãi phù hợp với nhu cầu và tài chính của từng khách hàng.
[ văn khấn đất đai 30 tết, mâm cúng đất đai cuối năm, văn khấn cúng thổ thần đất đai, cúng đất đai nhơn trạch, mâm cúng thổ thần đất đai, văn khấn cúng đất đai trong nhà, cúng đất đai ngày nào, cúng đất đai nhà cửa mấy chén cơm, văn cúng thổ thần đất đai, cúng nhà cửa đất đai, khấn đất đai, văn khấn cúng đất đai đầu năm, văn khấn cúng đất đai 30 tết, lễ cúng thổ thần đất đai, văn khấn đất đai cuối năm, lễ vật cúng đất đai mấy chén cơm, đồ cúng đất đai, bài văn khấn cúng đất đai, chọn ngày cúng đất đai, cách khấn cúng đất đai, mâm lễ cúng đất đầu năm bao nhiêu chén cơm, lễ cúng đất đai cuối năm mấy bát cơm, mâm cúng đất cuối năm bao nhiêu bát cơm, giấy cúng đất đai, lời khấn cúng đất đai, cúng đất đai mùng 10, cách bày mâm cúng tạ đất, cách cúng đất đai ngày 30 tết ]