Bài cúng tất niên cuối năm, văn khấn ngày 30 tết chuẩn tâm linh

Bài cúng tất niên cuối năm tại cơ quan, văn khấn tất niên cực chuẩn 

Cúng tất niên cuối năm là nghi lễ quan trọng và ý nghĩa của văn hóa Việt Nam. Vào dịp này, không chỉ riêng ở mỗi gia đình mà đối với các cơ quan, công ty cũng tổ chức lễ cúng để đánh dấu một năm đã qua. Sau nhiều năm, do sự thay đổi và phát triển của xã hội mà cách cúng tất niên cuối năm dần bị biến đổi. Mâm cúng tất niên gồm những gì, bài cúng tất niên cuối năm, văn khấn cúng tất niên ngày 30 tết chuẩn. Để cúng tất niên một cách bài bản và đúng chuẩn với phong tục tập quán, mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết dưới đây!

Cúng tất niên là gì ?

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán đang tới cận kề của dân tộc ta. Tục lệ này mục đích ghi nhận việc kết thúc một năm vừa qua và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng lễ Tất niên cũng là thể hiện nếp sống tâm linh, truyền thống của người Việt. Sau một năm nhiều biến động, làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm như thế này, mọi người sẽ  dành một phần thời gian để dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp để cúng lễ tất niên và chuẩn bị đón năm mới. Gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện và ăn bữa cơm cuối cùng của năm, cùng hướng về ông bà tổ tiên, cùng nhau điểm lại việc đã làm được và đặt ra những mục tiêu tiếp theo cho năm mới …

Những năm gần đây, xã hội dần phát triển, đời sống phong phú hơn, các bữa tiệc Tất niên không còn gói gọn trong phạm vi gia đình nữa mà còn diễn ra Tất niên công ty, Tất niên xóm, Tất niên bạn bè… Theo đó, thời gian diễn ra tiệc Tất niên cũng được đẩy lên sớm hơn vào một vài ngày trước đó tùy theo quỹ thời gian  riêng của mọi người. Tất niên thường diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp âm lịch đối với năm đủ và 29 tháng Chạp âm lịch đối với năm thiếu.

Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm ?

Lễ cúng tất niên không chỉ thể hiện nguyện vọng, ước mơ của con người trong năm mới  ma nó còn mang nét đẹp văn hóa truyền thống, nếp sống tâm linh. Cầu mong năm mới may mắn, gia đình hạnh phúc ấm êm, bình an và thịnh vượng. Tránh xa những kiếp nạn đen đủi, tai ương xui xẻo, thất bại ảnh hưởng đến gia đạo, kinh tế lẫn sức khỏe.

Lễ cúng tất niên cuối năm tại gia đình mang ý nghĩa sum họp, đoàn tụ, là  giây phút mọi thành viên quây quần bên nhau ăn bữa cơm. Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi vùng miền, lễ cúng tất niên tại gia đình còn có thể có sự góp mặt của bạn bè, hàng xóm láng giềng. Còn cúng tất niên công ty và cơ quan cuối năm cũng vô cùng quan trọng, nó thể hiện những mong muốn của chủ doanh nghiệp, cơ quan. Tại các công ty, đây được xem là sự kiện liên hoan đánh dấu quá trình hoạt động suốt một năm qua của cả một tập thể lớn. Đồng thời, là dịp để công ty tri ân khách hàng, đối tác, để tôn vinh, khen thưởng những nhân viên đã cống hiến xuất sắc, bên cạnh đó thể hiện lòng thành kính với thần linh, phật thánh và mong cầu sự độ trì cho gia đạo một năm thành công, bình an, sự nghiệp hanh thông thuận lợi như diều gặp gió. Thông thường, buổi tiệc tất niên càng lớn chứng tỏ công ty năm đó làm ăn rất thuận lợi, tuy nhiên không cần quá cầu kỳ, bày vẽ.

Xem thêm:  Bài cúng rước ông táo, văn khấn rước ông táo về nhà ngày 30 tết

Bài cúng tất niên cuối năm, văn khấn tất niên ngày 30 tết chuẩn

bài văn khấn tất niên ngày 30 tết tại cơ quan
bài văn khấn tất niên ngày 30 tết tại cơ quan | bài cúng tất niên cuối năm | văn khấn tất niên ngày 30 tết

Cúng tất niên ngày nào, giờ nào tốt?

Lễ cúng tất niên cuối năm tại gia cũng giống như ngày cúng tại công ty hoặc cơ quan, thường diễn ra từ chiều 30/12 âm lịch. Đối với những năm thiếu, ngày lễ này rơi vào ngày 29/12. Bên cạnh việc cúng thông thường, các công ty còn tổ chức một buổi tiệc tất niên diễn ra vào trước tết Dương lịch để liên hoan, tổng kết tùy vào quy mô. Ở mỗi gia đình, thời điểm cúng tất niên có thể vào buổi chiều. Đây là thời gian khi mọi thành viên trong gia đình đã tan làm, có thể ngồi quây quần bên nhau ăn uống, trò chuyện. Còn thời gian cúng tất niên tại công ty thường rơi vào buổi sáng hoặc chiều tối. Theo quan niệm tâm linh, sáng sớm là thời điểm công ty hoạt động, quá trình cúng sẽ được chứng giám bởi đất trời, thần linh, tổ tiên, người phù hộ. Vào buổi tối, khi tiệc tất niên được diễn ra, mọi người bắt đầu thoát ly khỏi công việc, bắt đầu diện đồ đẹp để tham gia buổi tiệc cuối năm. Vậy nên các cơ quan, doanh nghiệp hãy cân nhắc thời gian cúng lễ cho hợp lí nhé!

Lưu ý khi chọn giờ cúng tất niên

Khi muốn kết thúc một năm suôn sẻ, rước lộc vào nhà, các gia đạo không chỉ lưu tâm xem ngày mà còn cần chú ý đến giờ cúng. Theo đó, gia đạo cần biết những điều sau:

  1. Nên chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo và tránh giờ hắc đạo
  2. Kể cả các giờ hoàng đạo đều tốt nhưng nếu rơi vào ngày có sao xấu chiếu thì cần suy nghĩ và cân nhắc lại( tốt nhất là không nên ).

Mâm cúng tất niên cuối năm cần chuẩn bị những gì?

Tùy thuộc vào từng vùng miền và văn hoá khác nhau nên mâm cúng tất niên sẽ có những khác nhau nhưng nhìn chung những lễ vật cần thiết thì luôn phải đảm bảo đầy đủ và đó chính là một trong những điều giúp duy trì nét đẹp tín ngưỡng văn hoá dân tộc Việt.

Lễ vật cúng ở công ty có thể đơn giản hóa hơn so với sự chuẩn bị ở nhà. Chuẩn bị những vật phẩm để cúng miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ là được, không cần thiết phải cầu kỳ, hoa mĩ. Lễ cúng để thể hiện sự tri ân đất, trời, phật thánh đã gia hộ bình an cho doanh nghiệp trong năm vừa qua không phải để “khoe khoang” thành tích nhưng cũng không được quá sơ sài, đơn giản.

Ở mỗi một doanh nghiệp hay cơ quan khác nhau sẽ có những cách thức cúng bái riêng. Tuy nhiên một trong những tiêu chí không thể thiếu được là những lời khấn hoặc lễ vật dâng cho các vị thần một cách cơ bản. Nhìn chung lại mục đích mà tất cả mọi người và cách doanh nghiệp, công ty hướng đến đều là tạ ơn trời đất, các vị thần tài, thổ địa,thần linh,…đã phù hộ độ trì và cai quản đất đai, công việc cho cơ quan, công ty trong một năm vừa qua được hanh thông và mọi việc được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Điều này không chỉ mang ý nghĩa về phần tín ngưỡng mà chúng còn xuất phát từ lòng thành tâm và sự tri ân sâu sắc của doanh nghiệp đó dành cho các vị thần linh. Chính vì vậy, lễ cúng tất niên cuối năm ở cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng.  Những lễ vật để dâng lên cho các vị thần linh không cần thiết phải quá cầu kỳ, quý hiếm, đắt đỏ  hay bày vẽ gì chỉ cần đầy đủ những lễ vật cơ bản bắt buộc cần phải có là đã thể hiện được tấm lòng thành kính của gia đạo đối với bậc trên.

Xem thêm:  Bài văn khấn cúng thí thực tại nhà, cúng cô hồn chúng sinh

Một số lễ vật cơ bản là:

  • Hương cúng tất niên: Có thể sử dụng  hương cây long phụng hoặc hương đen cũng đều được. Bên cạnh lễ vật là hương, gia đạo cũng nên chuẩn bị 1 phần bát hương nhỏ để cắm hương. Hương chính là biểu tượng cho sự tinh tú và để kết nối giữa hai thái cực âm và dương
  • Đèn dầu hoặc nến đỏ: Thông thường, lễ vật đèn/ nến (tượng trưng cho lửa) trong mâm cúng tất niên cơ quan sẽ là 2 cây nến đỏ (nến cốc hoặc nến cây) mang ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng của trí tuệ, mặt trăng và mặt trời. Khi thắp thì cần thắp hai cây đèn, nến bằng nhau, chú ý không thắp một cây thấp một cây cao để tạo sự cân bằng, tương đồng nhau về trí tuệ giữa hai thế giới song song.
  • Vàng mã, tiền mã: 1 bộ đầy đủ. Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp có thể chuẩn bị thêm 1 bộ áo quan đầy đủ để cúng. Dùng giấy tiền vàng bạc là truyền thống của dân tộc ta từ rất lâu đời. Trên vàng mã thường được in ấn các kinh văn siêu độ cho vong linh, bậc trên. Việc dùng vàng mã trong cúng tất niên cũng là cách bạn tỏ lòng thành với thế giới bên kia.Tuy nhiên trước sự phát triển của xã hội cũng như trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, người cúng tất niên cũng có thể bỏ qua lễ vật này.
  • Trầu cau: cần chuẩn bị 1 đĩa trầu cau tươi, bao gồm 1 lá trầu tươi và 1 quả cau tươi có đủ cả vỏ, cuống, và rễ cau (tóc cau)
  • Rượu: chuẩn bị 1 bình rượu nhỏ (khoảng nửa lít rượu mới) và 5 chiếc chén. Rượu đại diện cho văn hóa hiếu khách của người dân Việt Nam. Tương tự với việc thờ cúng, dâng trà lên thần linh là lễ nghi đầu tiên, thể hiện lòng thành và sự tôn kính của người cúng, con cháu dành cho bậc tiền bối.
  • Mâm ngũ quả cúng tất niên: Bao gồm đầy đủ 5 loại quả với 5 màu khác nhau. 5 loại quả này đại diện cho 5 hành tương sinh phát triển trong trời đất là: hành Kim (quả màu vàng, ví dụ như quả cam, quả xoài,…); hành Mộc (quả có màu xanh đậm, ví dụ như quả bưởi, quả cam xanh, quả táo xanh,…); hành Thủy (là quả có màu trắng, ví dụ như quả lê,…); hành Hỏa (quả có màu đỏ, ví dụ như quả táo đỏ, quả mận đỏ, quả thanh long,…) và cuối cùng là hành Thổ (quả màu đen, màu tối, ví dụ quả nho, quả mận đen, quả hồng xiêm,…). Mâm ngũ quả chính là yếu tố quan trọng để bày trên bàn thờ cúng. Chúng thể hiện tấm lòng thành được đúc kết từ mồ hôi lao động để kính dâng thành tâm lên trời đất tổ tiên với nguyện cầu âm dương hòa hợp, gia đạo bình an, sự nghiệp hanh thông, thuận lợi.
  • Hoa tươi cúng tất niên: Có thể chuẩn bị hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly,…nhưng miễn sao phải là hoa tươi, tuyệt đối không dùng hoa giả.
Xem thêm:  Bài cúng văn khấn rước ông bà ngày 30 tết + Mâm lễ vật chuẩn

Mâm thức ăn mặn cơ bản cần có những yêu cầu sau:

  • Xôi nếp: 1 đĩa xôi nếp có màu (có thể là xôi gấc đỏ hoặc xôi lá nếp xanh)
  • Bánh chưng: sắp thành 2 đĩa, bỏ vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn
  • Heo quay: 1 con heo quay 
  • Thịt gà: 1 con gà luộc, bắt buộc phải là gà trống, gà tơ và giữ lại đầy đủ các bộ phận của con gà: nội tạng gà, chân và tiết gà.
  • Giò lụa: sắp thành 1 đĩa hoặc nhiều đĩa tùy quy mô, đặt vào mỗi đĩa 1 khoanh tròn và cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Các món xào: miến xào, rau củ xào, thịt xào, …
  • Các món canh: thường là canh củ hoặc canh măng hầm xương
  • Cơm tẻ.
  • Bánh kẹo: chuẩn bị 1 phần bánh kẹo lớn, đa dạng về các loại.

Nhìn chung, sự chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng tất niên cuối năm ở cơ quan sẽ được chuẩn bị mở hơn, ngoài những lễ vật chính bắt buộc cần phải có, các cơ quan, doanh nghiệp có thể chuẩn bị đa dạng thêm về lễ vật để mâm lễ được đầy đủ, hoàn thiện theo nhu cầu của ban đại diện và các thành viên.

Một số lưu ý khi cúng tất niên cuối năm ở cơ quan 

Tuy cúng tất niên cuối năm tại cơ quan không cầu kỳ như cúng tại gia nhưng cũng không vì vậy mà chuẩn bị lễ vật sơ sài. 

  • Tất cả các lễ vật đều phải được chuẩn bị cẩn thận, sạch sẽ, hương hoa phải đầy đủ. 
  • Người tiến hành nghi thức cúng và đọc bài cúng cuối năm phải ăn vận lịch sự, kín đáo,không màu mè, lời nói cẩn trọng, rõ ràng, không cợt nhả, cười đùa. Điều này thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính cẩn các vị Thần Linh.
  • Cần dọn dẹp, vệ sinh bàn cúng thật sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
  • Sau khi đọc xong bài cúng, người tiến hành nghi thức cần chờ cho hương tàn khoảng 2/3 hoặc cháy hết thì mang vàng mã đi hóa và thả tro xuống sông, suối. Ngụ ý của việc này là cầu cho việc làm ăn kinh doanh trong năm mới được “thuận buồm xuôi gió”.
  • Tuyệt đối không cúng hoa quả giả, tiền giả,..
  • Tránh làm đổ vỡ: Tất cả những sự rơi vỡ, va vấp trong thời khắc chuyển mình của năm cũ và chào đón năm mới đều bị cho là điềm báo xui xẻo, không may mắn trong năm tiếp theo. Bởi đổ vỡ biểu trưng cho sự chia ly, xa cách, mất mát.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được mâm cỗ (mâm cơm) cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan gồm những gì, cần chuẩn bị những gì và nên tránh điều gì. Ngày rằm tháng Giêng năm nay đang cận kề, mong rằng bạn có thể chuẩn bị được một lễ cúng thật tươm tất, chu đáo để ngày lễ  này được diễn ra trọn vẹn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.