Thực đơn tiệc tất niên tại nhà, Mâm cúng tất niên cần những gì?

Thực đơn tiệc tất niên tại nhà, mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Đây là nét độc đáo trong truyền thống văn hóa của người Việt khi Tết đến xuân về.

Thực đơn tiệc tất niên, mâm cơm cúng tất niên theo văn hóa ẩm thực 3 miền

Bên cạnh trang trí, lau chùi nhà cửa thì việc lên thực đơn mâm cơm cúng tất niên cũng được rất nhiều gia đình Việt quan tâm. Các món ăn này cần chuẩn bị những gì để mâm cơm cúng được tươm tất, chu đáo nhất? Hãy cùng tham khảo ngay sự khác biệt trong mâm cơm cúng tất niên của người Việt ở mỗi vùng miền trong bài viết sau. Bạn sẽ biết được nên làm gì và làm như thế nào mới đúng chuẩn văn hóa Việt.

>> Có thể bạn quan tâm:

Tất niên là gì?

Vì sao việc chuẩn bị thực đơn mâm cơm cúng tất niên lại được xem trọng như vậy? Liệu Tất niên là ngày gì trong văn hóa của người Việt? Thực ra, Tất niên chính là lễ kết thúc năm cũ, chào đón năm mới. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình, con cái, cháu chắt sẽ cùng nhau hội tụ lại để làm lễ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất. Ngày này, mọi người sẽ cùng nhau quên đi những khó khăn, muộn phiền của năm cũ. Tất cả sẽ cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp ở năm mới sắp đến.

Cúng tất niên là lúc đưa tiễn cái cũ, chào đón năm mới sắp đến

Việc chuẩn bị thực đơn tiệc tất niên, mâm cơm cúng tất niên cần đảm bảo những yếu tố nào?

Công việc chuẩn bị thực đơn mâm cơm cúng tất niên sẽ không đơn giản như các mâm cúng thông thường. Điều này đã làm khó rất nhiều người; nhất là những ai không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng. Để đảm bảo việc lên thực đơn trong mâm cúng Tất niên được hiệu quả nhất; bạn cần lưu ý những thông tin cơ bản sau:

  • Thứ nhất, thực đơn mâm cúng phải đúng theo văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền.
  • Thứ hai, mâm cúng phải đảm bảo tính tươm tất. Mặc dù không cần phải thịnh soạn, không phải “mâm cao cỗ đầy” nhưng cũng không được quá sơ sài, qua loa.
  • Thứ ba, chất lượng mâm cúng phải được đảm bảo. Các nguyên liệu được sử dụng để chế biến các món ăn phải tươi ngon. Như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi cả gia đình quây quần thụ lộc.
  • Thứ tư, cách chế biến cũng phải đảm bảo món ăn được hấp dẫn. Cách bày trí món ăn cũng phải hài hòa, có tính thẩm mỹ cao.
Xem thêm:  Top món ngon đãi tiệc đầy tháng cho bé hấp dẫn tại nhà

Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị theo đúng văn hóa ẩm thực vùng miền

Khám phá sự khác biệt trong thực đơn tất niên 3 miền

Văn hóa ẩm thực của Việt Nam rất phong phú. Điều này được thể hiện rõ trong thực đơn mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền khác nhau. Tùy theo từng khu vực mà mâm cơm cúng ngày cuối năm sẽ có sự chuẩn bị không giống nhau. Điển hình như:

Thực đơn phổ biến trong mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cơm cúng tất niên của người miền Bắc luôn được xem là có sự thịnh soạn và tươm tất nhất trong 3 miền. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà thực đơn trong mâm cúng ngày cuối năm của các gia đình miền Bắc sẽ có sự nhiều ít khác nhau. Trong số đó, một số món ăn được xem là không thể không có trong mâm cúng đặc biệt này. Đó chính là:

Bánh chưng

Ngày Tết không thể thiếu bánh chưng. Đây là truyền thống lâu đời của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng. Thông thường, từ khoảng 28 tháng Chạp Âm lịch là các gia đình miền Bắc đã nấu hay mua bánh chưng để sẵn trong nhà. Vì thế, đến ngày cúng tất niên, việc dâng những chiếc bánh thơm ngon nhất lên bàn thờ gia tiên luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Mời tổ tiên, ông bà đã khuất hưởng trước mới đến con cháu thụ lộc sau. Nó được xem là một nét văn hóa hướng về cội nguồn của người Việt.

Mâm cúng tất niên miền Bắc luôn có sự xuất hiện của bánh chưng

Dưa hành

Trong mâm cỗ miền Bắc luôn có sự xuất hiện của đĩa dưa hành. Đây là một loại hành muối bằng nước mắm và các gia vị. Sau khoảng 1 – 2 ngày thì có thể ăn và vị không quá cay. Theo nhiều người, ngày Tết thường ăn nhiều món ăn nên dễ bị đau bụng. Việc ăn hành muối vào những ngày này sẽ giúp phòng ngừa việc “lạnh bụng” rất hiệu quả.

Thịt đông

Hầu như ngày Tết của gia đình miền Bắc nào cũng có món thịt đông. Món ăn này có điểm đặc biệt ở chỗ là sau khi nấu sẽ để thịt tự đông lại do thời tiết lạnh. Khi ăn sẽ không hâm nóng mà để như vậy ăn luôn. Hương vị của cách ăn thịt này rất lạ. Không chỉ thơm ngon mà còn rất hấp dẫn. Ý nghĩa của món ăn này chính là hướng đến sự sum vầy, gắn kết trong những ngày tết. Vì vậy, mâm cơm cúng tất niên của người miền Bắc luôn không thể thiếu đĩa thịt đông.

Thịt đông là món ăn độc đáo, hấp dẫn riêng biệt của người miền Bắc

Canh bóng thả

Tên gọi cũng đặc biệt như nguyên liệu dùng để nấu món canh này vậy.Đây là món canh đặc trưng chỉ ở miền Bắc mới có. Nguyên liệu chính của canh bóng thả chính là da heo đã được chiên phồng (bóng bì). Ngoài ra, canh có còn thêm nấm, cà rốt, su hào, rượu trắng và nước luộc gà. Món canh này không chỉ tốt cho da mà còn rất thanh đạm.

Xem thêm:  Thực đơn hàng ngày cho gia đình ăn ngon không ngán

Những món ăn phổ biến trong mâm cúng tất niên miền Nam

Khác với người miền Bắc, thực đơn mâm cơm cúng tất niên ở miền Nam sẽ có những món ăn đặc trưng như:

Thịt kho tàu

Món thịt này sẽ gồm thịt heo và trứng luộc. Đây là món ăn luôn xuất hiện trong mọi mâm cúng của người miền Nam. Tất nhiên, cúng tất niên cũng không ngoại lệ. Món thịt này được kho chung với nước dừa và ninh lâu nên có độ mềm, thơm, béo ngậy nhưng không ngán.

Người miền Nam luôn cúng món thịt kho tàu trong ngày tất niên

Bánh tét

Nếu người miền Bắc chọn cúng bánh chưng trong mâm cúng thì người miền Nam sẽ là bánh tét. Bởi theo quan niệm của người miền Nam, bánh tét là biểu tượng của sự đoàn kết, sum vầy. Vì thế, trong mâm cỗ không thể không có bánh tét.

Củ kiệu ngâm

Trong mâm cúng của người Bắc có món dưa hành thì người miền Nam sẽ có món củ kiệu ngâm. Món ăn này được dùng để ăn chung với bánh tét hay các món ăn khác. Hương vị chua ngọt của củ kiệu giúp việc thưởng thức các món ăn sẽ không ngán.

Canh khổ qua nhồi thịt

Người miền Nam quan niệm rằng, tên món canh khổ qua sẽ được cho là mang đi những vất vả, khổ cực của năm cũ (khổ qua – qua khô). Từ đó, năm mới đến sẽ có nhiều may mắn, hạnh phúc và tài lộc hơn. Vì vậy, mâm cơm cúng tất niên luôn không thể thiếu món canh này.

Khổ qua nhồi thịt là món canh mang ít nghĩa xua đi khổ cực, xui xẻo

Chả giò

Trong thực đơn mâm cơm cúng tất niên của người miền Nam luôn xuất hiện đĩa chả giò. Món ăn này được làm từ thịt heo xay nhuyễn cùng các gia vị nêm nếm cho vừa ăn. Đặc điểm của món ăn này là có màu trắng thanh nhã, hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Theo quan điểm của người Việt, đặt giò chả lên mâm cúng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Đây cũng là lời cầu chúc tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên phổ biến của người miền Trung

Mỗi vùng miền sẽ có những nét khác biệt về ẩm thực. Miền Trung cũng không ngoại lệ. Các gia đình ở đây luôn có sự quan tâm rất lớn với thực đơn mâm cơm cúng tất niên. Bởi đây là nghi thức cúng bái quan trọng trong năm. Vì thế, các lễ vật được chọn đặt lên mâm cúng vừa phải có sự tươm tất; nhưng cũng thể hiện được nét riêng trong văn hóa ẩm thực vùng miền của người miền Trung.

Xôi

Mâm cúng của người miền Trung có thể không có bánh chưng, cũng không có bánh tét nhưng không thể thiếu xôi. Thường thì xôi được chọn để dâng lên tổ tiên, ông bà đã khuất sẽ là xôi đậu xanh. Từ xa xưa, người dân nơi đây quan niệm xôi là tượng trưng cho sự no đủ, đầm ấm. Ở một vùng đất luôn phải gồng mình gánh chịu thiên tai, bão lũ quanh năm khiến cuộc sống luôn khó khăn, cơ cực thì người dân chỉ cầu mong sự ấm no, hạnh phúc. Vì thế, đặt xôi lên mâm cúng cũng được xem là một biểu tượng cho mong muốn no đủ của người dân ở đây.

Xem thêm:  Thực đơn đám giỗ, các món ngon đãi tiệc đám giỗ ngon nấu tại nhà

Đĩa xôi đậu xanh luôn được người miền Trung chọn đặt trên mâm cúng tất niên

Dưa món

Món ăn này được làm từ nhiều loại rau khác nhau như: cà rốt, giá, hẹ…Sau khi phơi khô sẽ được ngâm với nước mắm, gia vị để có được món ăn chua ngọt, thanh đạm. Nhiều gia đình sẽ thay dưa món bằng dưa chua muối. Hương vị của món ăn này sẽ giúp xua đi cảm giác ngấy khi ăn quá nhiều thịt cá trong ngày Tết. 

Gà luộc

Mâm cỗ của người miền Trung nói chung và thực đơn mâm cơm cúng tất niên không thể thiếu gà luộc. Thậm chí, đây còn là lễ vật phổ biến trong cả văn hóa 3 miền. Món gà luộc được xem là khởi đầu của những điều tốt đẹp. 

Đặc biệt, gà được chọn đặt lên mâm cúng sẽ là gà trồng được chéo cánh. Tất cả các bộ phận đều được giữ nguyên. Ngoài ra, món gà luộc không được để nứt da hay quá nhừ. Như vậy, thịt sẽ không còn ngon và mất hết dưỡng chất bên trong.

Mâm cúng người miền Trung luôn có món gà trống luộc chéo cánh

Thịt luộc

Hầu hết các mâm cúng tất niên của người miền Trung đều có đĩa thịt luộc. Đây là món ăn dễ làm, dễ chế biến nhất trong thực đơn mâm cúng. Món thịt thường đi kèm với nước mắm tỏi ớt chua cay. Sự đơn giản của món thịt này cũng giống như nét chân chết trong tính cách của người miền Trung vậy. Đơn giản nhưng nồng đượm và thấm thía.

Chả ram

Người miền Trung thường chọn làm chả ram để đặt lên mâm cúng gia tiên trong ngày tất niên. Món ăn này có vị thơm ngon, hấp dẫn và rất đặc trưng của người miền Trung. Nhân của món ăn gồm: thịt heo, miến, mộc nhĩ, hành lá và các gia vị nêm nếm khác. Tất cả đều được cuốn trong một loại bánh ram đặc trưng của người miền Trung. Vì vậy, khi chiên lên sẽ có độ giòn và màu vàng tươi rất đẹp mắt. Món ăn này thường được chấm kèm với nước mắm để tăng thêm độ mặn mà, thơm ngon.

Trên đây là thông tin bật mí về thực đơn mâm cơm cúng tất niên của 3 miền Bắc, Trung, Nam. Sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền Việt Nam là điều bạn cần biết để có được để có sự chuẩn bị lễ vật cho đúng. Nếu gặp khó khăn trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày cuối năm, bạn có thể liên hệ đến Nấu Tiệc Nhân TâmĐồ Cúng Nhân Tâm để có được sự hỗ trợ chu đáo, chuyên nghiệp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.