Lễ cúng Rằm tháng 7 2022 cần chuẩn bị những gì?

Lễ Cúng Rằm Tháng 7 là nét văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt Nam, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cúng rằm tháng 7 chuẩn và đúng cách. Xem ngay cách cúng rằm tháng 7 chuẩn và đúng dành cho người Việt mà Nhân Tâm chia sẻ dưới đây để có thể chuẩn bị một lễ cúng thật tươm tất và chỉnh chu.

Ngày rằm chính là ngày 15 âm lịch và nghi lễ cúng rằm tháng 7 cũng thường diễn ra vào ngày đó. Theo quan niệm dân gian, người ta sẽ thường cúng rằm tháng 7 từ mùng 2 đến 14 âm lịch. Không cần thiết phải chọn ngày đẹp, giờ đẹp để cúng chỉ cần khi cúng thành tâm là được.

Nguồn gốc của ngày cúng trên là theo người xưa, từ ngày 2 đến 14 tháng 7 âm lịch, Diễm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan. Đây là thời điểm các vong hồn được trở về dương giới, thụ hưởng những đồ vật mà mọi gia đình cúng tế.

Do vậy, vào thời điểm này mọ gia đình thường chuẩn bị các mâm cỗ để cúng, mời linh hồn của người thân đã khuất về dùng cơm. Đồng thời, bố thí đồ ăn cho các linh hồn vẫn còn vất vưởng, không nơi chốn để về.

Thực tế là có nhiều người cho đến nay vẫn còn rất mơ hồ không biết đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì? Mặc dù là ngày rằm này năm nào cũng làm lễ cúng như do có quá nhiều thông tin khác nhau nên nhiều người vẫn không biết cụ thể cần phải sắm các lễ vật gì? 

Từ xưa cho tới nay người Việt đã có phong tục cúng lễ vào ngày rằm hàng tháng, bởi ngày rằm không chỉ là ngày trăng tròn mà còn mang rất nhiều những ý nghĩa tượng trưng khác trong tâm linh. Trong số các ngày rằm của một năm thì rằm tháng 7 được xem là rằm vô cùng quan trọng và vào ngày đó tất cả các gia đình trên khắp đất nước đều phải thực hiện việc cúng lễ.

Nếu như những ngày rằm trong các tháng khác bạn có thể cúng lễ đơn giản chỉ với một số lễ vật thì riêng với ngày rằm tháng 7 2022 bạn cần phải chuẩn bị lễ vật cầu kỳ hơn và theo đúng phong tục cha ông ta truyền lại từ xưa. Các lễ vật cúng rằm tháng 7 đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ trong quá trình chọn lựa, chuẩn bị bởi điều đó thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, với chư Phật cũng như với tổ tiên ông bà.

Rằm tháng 7 là một trong những ngày cúng lễ quan trọng trong phong tục của người Việt

Nếu như đầu năm chúng ta rất coi trọng ngày rằm tháng Giêng thì sang đến giữa năm ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày mà ai ai theo đạo Phật cũng đều nhớ đến để làm lễ cúng. Bởi đây không chỉ là một ngày rằm đơn thuần như những ngày rằm các tháng khác mà theo quan niệm dân gian xưa truyền lại thì ngày rằm tháng 7 là ngày mà chúng ta sẽ dành để tưởng nhớ tới các linh hồn đã khuất, đặc biệt là tổ tiên ông bà cha mẹ và những người thân trong gia đình.

Xem thêm:  Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

Tháng 7 âm lịch được coi là tháng Vu Lan báo hiếu, đây là những ngày mà các thế hệ con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Vì năm xưa đây là thời điểm mà ngài Mục Kiền Liên cùng các chư tăng đã tụng kinh niệm Phật để hóa giải tội lỗi, phá cửa ngục siêu thoát cho mẹ của ngài là bà Thanh Đề. Sự tích này vẫn luôn được lưu truyền ở nước ta từ xưa cho tới nay và ngài Mục Kiền Liên được xem là tấm gương sáng cho mọi người học theo về tấm lòng hiếu thảo.

Không chỉ là lễ cúng Vu Lan báo hiếu cho người thân đã khuất mà tương truyền vào rằm tháng 7 Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho các vong hồn có thể về nơi dương thế, trong đó có những vong hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, không có người cúng lễ. Do đó mà vào ngày rằm tháng 7 khi chúng ta làm lễ cúng tại nhà cũng sẽ làm mâm cúng chúng sinh hay hiểu theo một cách khác là làm mâm cúng dành cho những vong hồn vất vưởng về thụ lộc. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa về tâm linh được các thế hệ người Việt gìn giữ, duy trì và phát triển từ ngàn đời nay.

Chính từ những điều trên mà ngày rằm tháng 7 là một trong những ngày cúng lễ cực kỳ quan trọng của người Việt. Việc cúng rằm tháng 7 được diễn ra từ ngày mùng 2 cho đến hết ngày 14 tháng 7 âm lịch. Vào những ngày này mỗi gia đình có thể lựa chọn ngày cúng tùy theo điều kiện thực tế mà không cần phải làm đúng ngày rằm như các lễ cúng rằm khác. 

Cúng lễ rằm tháng 7 cũng cần được thực hiện theo đúng trình tự cùng những thủ tục khác mà cha ông ta đã để lại. Bởi chỉ khi thực hiện theo đúng phong tục thì gia chủ (hay người cúng) mới có thể cảm nhận được hết sự thiêng liêng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của lễ cúng đặc biệt này.

Tìm hiểu về việc đồ lễ cúng rằm tháng 7 2022 tại nhà gồm những gì?

Trong các ngày rằm khác bạn chỉ cần bày biện trái cây, tiền vàng, bánh kẹo, hương, hoa trên mâm cúng để thắp hương là được. Nhưng riêng với lễ cúng rằm tháng 7 thì bạn cần phải dành thời gian để mua sắm nhiều đồ lễ hơn và công việc chuẩn bị đồ lễ cúng cũng cầu kỳ hơn.

Theo đúng tục lệ truyền thống thì cúng rằm tháng 7 sẽ bao gồm 3 mâm lễ cơ bản đó là mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng ở trong nhà và mâm lễ cúng ngoài trời. Mỗi mâm lễ cúng lại cần chuẩn bị các món đồ lễ khác nhau, cụ thể như:

Xem thêm:  Anh ấy vượt núi sông mà đến: Bộ phim ngôn tình ngọt ngào, ý nghĩa

Mâm lễ cúng Phật

Với mâm cúng Phật thì bạn cần chuẩn bị các món ăn chay để dâng lên. Trước kia các món ăn chay khá đơn giản chỉ gồm có nem chay, xôi, chè, rau luộc hoặc rau xào, bát canh…thì giờ đây bạn có thể lựa chọn được rất nhiều món đồ chay hấp dẫn được nhập khẩu từ nước ngoài.

Sự đa dạng về các món ăn chay giúp cho bạn có thể chế biến nhiều món đồ khác nhau vừa có hình thức đẹp mắt lại vừa có chất lượng thơm ngon để dâng lên cúng lễ chư Phật.

Mâm cúng lễ này sẽ được bày trên bàn thờ và khi bày biện bạn phải chú ý sắp xếp các món ăn sao cho có hình thức hài hòa, đẹp mắt.

Mâm cúng trong nhà

Đây là mâm cúng mặn thường được hiểu là mâm cúng dành cho các vị thần linh và tổ tiên ông bà. Trong mâm cúng này bạn sẽ lựa chọn được nhiều món ăn khác nhau tùy theo tập tục của từng vùng miền hay khẩu vị, sở thích của mỗi gia đình. Đa phần các món ăn được xuất hiện trong mâm cúng mặn thường có bát canh miến hay canh măng, canh mọc, nem rán, bánh chưng, giò chả, nộm, gà luộc, thịt quay, cá kho, rau xào…

Các món ăn trong mâm cúng mặn cũng cần phải được bày biện đẹp mắt và đảm bảo độ thơm ngon, sạch sẽ. Mâm cúng trong nhà sẽ được bày trên một chiếc bàn lớn và đặt ở phía trước bàn thờ.

Mâm cúng ngoài trời

Hiểu theo một cách nôm na thì mâm cúng ngoài trời là mâm lễ dành cho chúng sinh (những vong hồn vất vưởng không có người cúng bái). Các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng ngoài trời sẽ gồm có:

  • Cháo trắng đựng trong 12 cái bát nhỏ (cháo phải được nấu loãng)
  • Đĩa hoa quả với 5 loại quả và có 5 màu khác nhau
  • 1 đĩa đựng gạo
  • 1 đĩa đựng muối
  • 3 chén nhỏ đựng nước
  • Nến
  • Hương
  • Tiền vàng mã
  • Quần áo cúng chúng sinh với nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau
  • 12 cục đường thẻ
  • Một ít tiền lẻ với nhiều mệnh giá khác nhau
  • Lọ hoa tươi
  • Một ít bỏng, bánh kẹo cùng 1 ít ngô, khoai, sắn

Tất cả các đồ lễ này sẽ được bày trên một chiếc mâm lớn hoặc trên một chiếc bàn lớn và đặt ở phía trước cửa nhà. Vì là mâm cúng chúng sinh nếu bạn đặt ở trong nhà thì chúng sinh sẽ không thể vào để thụ lộc.

Bên cạnh việc chuẩn bị 3 mâm cúng trên thì các gia đình còn phải chuẩn bị thêm một số lễ vật cần thiết khác để bày trên bàn thờ như:

  • Lọ cắm hoa tươi với loài hoa có màu sắc đẹp và số bông cắm là lẻ
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Đĩa trầu cau (có thể chọn chùm cau tách riêng với lá trầu hoặc là trầu cau đã têm thành hình cánh phượng)
  • Hương (nên chọn hương có mùi thơm nhẹ nhàng và tàn cuốn đẹp)
  • Đĩa đựng hoa quả (chọn theo mùa hoặc theo ý nghĩa tượng trưng của các loại hoa quả)
  • Bộ y phục dành cho quan thần linh cùng ít quần áo, vàng mã để đốt cho tổ tiên ông bà đã khuất

Tùy thuộc vào điều kiện về kinh tế mà các gia đình sẽ có thể mua sắm những món lễ vật khác nhau trong mâm cúng. Tuy nhiên điều bạn cần chú ý đó là phải chọn lựa các lễ vật cẩn thận sao cho không bị trầy xước, hư hỏng về hình thức và đảm bảo chất lượng khi không bị ôi thiu. Ngoài ra, thì bạn còn phải chú ý tới cách bày biện các lễ vật để nhìn sao cho đẹp mắt, hài hòa.

Xem thêm:  Cách đặt tên con tuổi Nhâm Dần 2022: Con khỏe, Vạn sự may mắn!

Một số điều bạn cần lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà năm 2022

Trong quá trình chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà năm 2022 thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây để việc cúng lễ được diễn ra suôn sẻ theo đúng phong tục truyền thống:

  • Mua sắm quần áo cho chúng sinh thì phải mua từ 20 – 30 bộ với nhiều màu sắc các loại. Còn tiền vàng mã trong mâm cúng chúng sinh cũng phải từ 15 lễ trở lên
  • Bạn nên mua sắm quần áo hoặc những vật dụng được làm bằng giấy như mũ, giầy, gậy chống…những vật dụng sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống con người để hóa vàng trong mâm cúng gia tiên. Bởi mọi người đều quan niệm rằng việc đốt những đồ vật này, nhất là những vật mà trước kia người còn sống rất thích thì sẽ giúp cho họ có được cuộc sống giống như trên trần gian vậy
  • Các lễ vật trong mâm cúng chúng sinh sau khi cúng xong thường được mang ra ngoài đường để cho trẻ con hoặc người lạ từ nơi khác đến thụ lộc. Vì theo cha ông ta thì những đồ cúng chúng sinh người trong nhà không thể ăn nhưng để trẻ nhỏ và người lạ ăn thì xem như đó là chia lộc cho mọi người và điều đó tạo nên phước đức

Có thể nói việc sắm sửa đủ đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà là công việc đòi hỏi bạn dành ra nhiều công sức, thời gian. Từ khi sắm đủ các đồ lễ cho đến việc bày biện trước khi cúng là cả một quá trình chuẩn bị đầy kỳ công. Với những người quá bận rộn công việc hoặc không có kinh nghiệm trong việc sắm lễ hay không có hoa tay để bày biện mâm cúng thì cách thức tốt nhất để thực hiện việc này đó chính là sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Nhân Tâm.

Yêu cầu của bạn về mâm cúng sẽ được Đồ Cúng Nhân Tâm đáp ứng một cách nhanh chóng với chất lượng tốt nhất, hình thức đẹp mắt nhất và mức giá thành phải chăng nhất.

Để biết thêm thông tin liên quan đến việc chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng 7 2022 tại nhà cũng như để đặt mâm cúng trọn gói bạn hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.