Giới thiệu chung về Lễ cúng mùng 1 và lễ cúng rằm 15 hàng tháng (Âm lịch)
Lưu ý một số điểm cần thiết khi cúng bái vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng bạn cần nhớ để hoàn thiện việc cúng bái vá tránh mắc phải sai lầm không đáng có.
Ở Việt Nam, hàng tháng cứ vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng theo lịch âm, người ta vẫn thường làm lễ cúng bái đối với tổ tiên và các bậc thánh phần được thờ phụng tại nhà. Đây được xem là một nghi lễ, tín ngưỡng đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác biết bao nhiêu năm qua từ thời cha ông để lại nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện nó. Vậy bài viết sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về nghi lễ được diễn ra hàng tháng này để bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích trau dồi cho bản thân.
Ý nghĩa của việc cúng mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng
Phong tục tập quán của người Việt từ xưa đến nay luôn chú trọng truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên, việc thờ cúng những người đã khuất vẫn luôn được gìn giữ trong mọi gia đình. Không chỉ vào những ngày đặc biệt như ngày tết, ngày giỗ người ta mới làm lễ cúng bài mà mỗi tháng vào mùng 1 và 15 theo lịch năm, mỗi gia đình đều làm một mâm lễ to nhỏ tùy thuộc vào lòng thành mỗi người dâng lên bàn thờ. Điều thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn đến thần linh, tổ tiên cũng như thể hiện những tâm nguyện của người trần gửi gắm đến các đấng tối cao hi vọng điều may mắn, phước lành cho cả nhà.
Là một nghi thức tín ngưỡng nên ý nghĩa của việc cúng bái ngày mùng 1 và rằm hàng tháng cũng được truyền miệng lại, do đó có khá nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thực sự của ngày này. Có người cho rằng hai ngày này là ngày của Phật nên con người thường làm lễ khấn xin vào ngày này với hy vọng Phật có thể nghe thấy. Tuy nhiên, phổ biến cho rằng, ý nghĩa thực sự của việc cúng lễ vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng đó là tương truyền dân gian ngày mùng 1 là ngày Sóc và ngày 15 là ngày Vọng theo lịch mặt trăng.
Đầu tiên, ngày Sóc (ngày mùng 1) nguyên nghĩa là “bắt đầu”, “khởi đầu”, nó cũng là ngày đầu tiên trong một tháng, ngày Vọng (ngày 15) mang nghĩa “nhìn xa trông rộng”, là ngày mà mặt trăng với mặt trời ở hai cực đối xứng ra nhất trong tháng. Vào hai thời điểm quan trọng trong tháng này, người ta chọn là lúc để tưởng nhớ đến tổ tiên, nó cũng được xem như một ngày cát tường đem lại nhiều điều may mắn cho con người.
Vào ngày mùng 1 bắt đầu của một tháng, người ta làm lễ cúng bài để khấn xin một khởi đầu tháng mới nhiều điều tốt đẹp, suôn sẻ, “đầu xuôi đuôi lọt”, nó là mong ước của người trần mắt thịt đến với những tín ngưỡng cao lớn, hy vọng có được những điều may mắn từ những ngày đầu tiên của tháng. Cũng chính vì điều này mà vào ngày mùng 1 hàng tháng người ta kiêng làm những việc mang ý nghĩa xui xẻo, chú ý nói những lời hay ý đẹp để hy vọng gặp điều lành cả tháng.
Vào ngày Vọng, người ta tin rằng thời điểm mặt trăng và mặt trời tạo thành một đường thẳng thông suốt thì thần thánh, tổ tiên sẽ cảm nhận được tâm nguyện của người dương gian một cách tốt nhất. Chính vì vậy, vào ngày này, người cúng bái thường bày tỏ những mong muốn, tâm nguyện của mình đối với bề trên với hi vọng tâm ý của mình sẽ được thấu hiểu và phù hộ hoàn thành.
Mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, truyền thống làm lễ cúng mùng 1 và 15 hàng tháng vẫn được người Việt truyền lại và gìn giữ một cách trọn vẹn nhất. Để có được một nghi thức cúng lễ hoàn thiện nhất cần có sự chuẩn bị kỹ càng, tỉ mỉ.
Những thứ cần chuẩn bị khi cúng rằm 15 và mùng 1 hàng tháng
Có khá nhiều ý kiến về việc chuẩn bị lễ vật cũng như các nghi thức trong ngày mùng 1 và rằm hàng tháng. Có người coi đây là một nghi thức quan trong do đó cần chuẩn bị mâm cỗ mặn lớn với đầy đủ các món như một mâm cơm cúng trang trọng, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên cúng món chay vào ngày này. Thực tế thì việc lựa chọn cúng bái vào ngày này như thế nào hoàn toàn nằm ở nhu cầu và quan điểm của mỗi người về khấn lễ, không có bất cứ quy chuẩn nào được đặt ra bắt buộc phải tuân theo cả.
Đối với mỗi một tín ngưỡng nào đó, điều quan trọng nhất vẫn chính là sự thành tâm của mỗi người. Không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một lòng hướng Phật, nhớ ơn tổ tiên, tâm tịnh, làm việc thiện chắc chắn những nỗ lực của bản thân sẽ được đền đáp một cách xứng đáng. Nếu một người làm nhiều việc xấu, sống không lương thiện, cầu xin những điều phi lý, trái với luân thường thì dù lễ lạc thịnh soạn đến mấy cũng sẽ chẳng được chứng giám.
Tuy không có những yêu cầu nhất định trong khâu chuẩn bị lễ lạc nhưng đối với một mâm cúng vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, gia chủ cần chú ý đến một số vật phẩm như: hương thơm, hoa quả, giấy tiền âm, bánh kẹo, trầu cau, nước, rượu, nến hoặc đèn dầu, món chay (nếu có). Ngoài ra nếu chuẩn bị một mâm cúng mặn thì cần có đủ xôi (hoặc cơm), món mặn, món canh, bát đũa, ly (chén), chú ý bát phải ngửa lên, chai rượu cần phải mở nắp, đồ cúng nguyên vẹn chưa được đụng đũa.
Để việc làm lễ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và thành công, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạc đầy đủ trước khi dâng lên bàn thờ, tránh việc khi dâng lên thiếu mới đi chuẩn bị thêm. Cần có sẵn bài văn khấn đầy đủ các vị thần thánh đang thờ phụng, những người đại diện bài vị, câu cú rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra, trong ngày rằm và mùng 1, người ta thường làm thêm nghi lễ phóng sinh cho một số con vật để tích đức, làm việc thiện, nếu có điều kiện bạn có thể lựa chọn thêm hình thức này vào nghi lễ của ngày mùng 1 và rằm.
Thực chất, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có quan điểm khác nhau về việc cúng bái do đó không có quy chuẩn cụ thể nào đối với việc chuẩn bị, bạn cứ làm theo những điều mình cho là đúng đắn và thực hiện một cách chân thành nhất sẽ được công nhận.
Điều tối kỵ khi cúng mùng 1 và cúng rằm 15 âm lịch
Cúng kiếng vào ngày mùng 1 và rằm là hoạt động diễn ra vào mỗi tháng với tần suất đều đặn, có những nơi thay vì cúng đúng ngày người ta có thể chọn cúng vào tối 30 hoặc 14, điều này không có gì sai. Tuy nhiên, vào những ngày này, người ta tin rằng có những việc con người cần tuyệt đối tránh để không gặp phải điều xấu cũng như hi vọng có được những may mắn.
Đầu tiên, nhiều người cho rằng không nên cắt tóc, cạo râu, cắt móng tay, móng chân vào những ngày này vì nó mang ý nghĩa mất mát, hao tiền, tốn của, mất tài, mất lộc cả tháng chi tiêu. Thêm vào đó, mùng một và 15 người ta cũng hạn chế cho vay tiền với ý nghĩa tương tự.
Ngoài ra vào ngày nay cần chú ý tránh làm vỡ bát đĩa, tránh hỏng đồ đạc đặc biệt là những đồ trong bếp vì có quan niệm cho rằng nó ảnh hưởng đến quan Táo phụ trách trong gian bếp.
Vào ngày mùng 1 và mười rằm, cần hạn chế tối đa nói tục, chửi bậy, nói những lời rủi ro khiến tổ tiên không hài lòng, mang lại cảm giác u ám cho cả một tháng. Đặc biệt, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên có quan hệ nam nữ vào hai ngày nêu trên vì có thể đem lại đen đủi hoặc vận hạn.
Một số quan niệm cho rằng không nên đi thăm phụ nữ mới sinh vào ngày mùng 1 hay mười rằm vì có thể đem lại những điều không may mắn.
Tất cả những điều cấm kỵ này chỉ mang tính chất tham khảo và không có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra hay xác thực vì nó thuộc phạm trù tín ngưỡng, Tuy nhiên, đây là những điều được tin tưởng và truyền lại qua nhiều năm nên bạn cũng có thể cân nhắc và đánh giá mức độ phù hợp để làm theo. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vẫn là điều chúng ta nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Lời khuyên cho việc cúng bái vào dịp mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng
Đối với việc cúng bái vào ngày mùng 1 và 15 mà nói thì có khá nhiều những điểm cần lưu ý. Ngày nay, giữa bộn bề của cuộc sống và mưu sinh, người ta đôi khi không có quá nhiều thời gian để dành sự chú tâm cho việc khấn bài nhưng nó vẫn được xem là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh. Có rất nhiều người lựa chọn trong ngày này thay vì cúng bái quá long trọng chỉ cần thắp hương nhớ ngày, điều này cũng không sai, tất cả phụ thuộc vào quan điểm của mối người.
Để nói cho đúng thì việc bạn thành tâm khấn cần đối với bề trên đã là một điều đáng quý và đáng ghi nhận không nên quá phô trường và cầu kỳ trong khâu cúng bái. Làm lễ là một hình thức nhớ ơn tổ tiên, do đó không nên cầu xin quá nhiều, lạm dụng lễ vật để xin những điều xa vời, văn khấn trong buổi lễ cũng chỉ nên đầy đủ, ngắn gọn, không kéo dài lê thê, mất thời gian.
Hàng tháng đều có ngày mùng một và rằm để cúng bái tuy nhiên sẽ có một số ngày đặc biệt quan trong hơn như mùng một tết, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng chạp (tháng 12). Đó những ngày cần có thêm những nghi lễ phù hợp với ý nghĩa của mối ngày, do đó cần lưu ý và chuẩn bị những nghi lễ phù hợp hơn.
Vào ngày mùng 1 và 15 theo lịch âm hàng tháng vẫn được xem là ngày mà mỗi người nhớ ơn và khấn xin tổ tiên, nhưng đặc biệt gia chủ cần nhớ, rõ không chỉ có người thân đã khuất trên bài vị bàn thờ. Trong những bài khấn xin vào ngày này hay bất cứ ngày nào khách cần gửi lời khấn xin đến thánh thần cai quan trước để các vị thần trấn giữ đất đai, long mạch, bầu trời thấu được thì lễ cúng mới được xem là hoàn thiện.
Trên đây là một số ý kiến cũng như lưu ý về ý nghĩa của lễ cúng ngày mùng 1 và rằm hàng tháng cho mỗi người. Hy vọng bạn đã có được cho mình những kiến thức bổ ích về nghi lễ tín ngưỡng được truyền lại bao đời nay như vầy. Hiện nay, để đảm bảo cho nhu cầu cúng lễ của những người bận rộn Đồ Cúng Nhân Tâm mang đến dịch vụ cung cấp mâm cúng với những lễ vật đặc biệt phù hợp từng dịp khác nhau. Thay vì phải đau đầu suy nghĩ và chuẩn bị thì bạn đã có sẵn mâm cúng tốt nhất, giúp cho ước nguyện của bạn được thực hiện một cách trọn vẹn nhất.