Bài cúng văn khấn ông Thần Tài Thổ Địa ngày mùng 10 hàng tháng

Những điều cần biết về ngày vía thần tài thổ địa mùng 10 tháng giêng

Thờ cúng thần tài là một nét văn hóa phổ biến của người dân Việt Nam. Đặc biệt là đối với những đơn vị kinh doanh thì tục thờ cùng này luôn được xem trọng.

Tục thờ cúng thần tài là một phong tục tín ngưỡng bắt nguồn từ Trung Hoa sau đó được truyền đến Việt Nam và được lưu truyền đến nơi như một nét văn hóa đặc trưng. Bạn có thể dễ dàng thấy tục lệ này phổ biến ở một số các đơn vị kinh doanh, buôn bán. Theo quan niệm của họ thì đây là một vị thần tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Việc thờ cúng thần tài sẽ giúp cho công việc kinh doanh của các đơn vị này diễn ra một cách thuận lợi hơn. Thông thường ngày vía thần tài sẽ rơi vào ngày mùng 10 tháng giêng hằng năm. Vì sao ngày này lại được chọn là ngày vía thần tài? Có những điều nào lưu ý cần làm thực hiện vào ngày này? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp một cách cụ thể thông qua bài viết hôm nay.

Cách cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 10 hàng tháng

Các bạn đã biết gì về Ông Địa và Thần Tài? Hãy cùng tìm hiểu về hai vị thần linh này và cách cúng Ông Địa Thần Tài hàng ngày, hàng tháng, và mùng 10 tháng giêng qua bài viết dưới đây nhé.

Trong văn hóa của người Việt Nam thì Thần Tài và Ông Thổ Địa chiếm một vị trí rất quan trọng. Hầu như mỗi nhà đều lập một bàn thờ để thờ cúng hai ông. Mỗi người, mỗi vùng lại có rất nhiều cách cúng kiếng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cơ bản về cách cúng ông địa thần tài hàng ngày và hàng tháng, Bài cúng văn khấn ông thần tài thổ địa ngày mùng 10. Quý bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thực tiễn nhé.

Bài cúng văn khấn ông thần tài thổ địa ngày mùng 10 hàng tháng

Bài văn khấn vía thần tài thổ địa mùng 10
Bài văn khấn vía thần tài thổ địa mùng 10

Ý nghĩa hình tượng Thần Tài và Thổ Địa ở Việt Nam

Theo quan niệm từ thời cha ông ta xa xưa, hình tượng thần Tài và ông Địa được biết đến như hai vị thần linh có quyền năng quan trọng. Và đặc biệt gần gũi với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Theo tục lệ của người dân nước Việt thì Thần tài và Ông Địa thường được thờ chung với nhau trên một bàn thờ.

Xem thêm:  Bài cúng khai trương cửa hàng ngắn gọn đơn giản dễ nhớ

Trong đó thì Thần Tài là vị có vai trò quan trọng và chủ chốt. Được khắc tượng là một vị thần đội mũ mão màu đỏ. Trang phục trang nghiêm chỉnh tề trên tay cầm cục vàng thỏi lớn. Được coi là biểu tượng mang ý nghĩa về sự may mắn. Có thể đem đến tài lộc, sự vinh hiển, phú quý. Đặc biệt là có thể giúp đỡ và phù hộ trong việc làm ăn kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi.

So với Thần Tài có vẻ sang trọng hơn thì Thổ Địa có hình tượng đặc biệt giản dị rất gần gũi với nhân dân. Thường được khắc thành hình ảnh một người bụng phệ, tướng người hiền hậu chất phác. Tay cầm quạt, trên môi nở nụ cười gần gũi. Luôn mang dáng vẻ về sự an yên, bình thản, hạnh phúc. Đối với người Việt thì Ông Địa có ý nghĩa về sự bảo vệ, che chở và kiểm soát mọi sự đi lại trong gia đình. Hay là cửa hàng, công ty… Cũng như luôn bảo hộ cho gia chủ được an yên, không bị phiền toái hay quấy rầy.

Hướng dẫn Cúng Thần Tài Thổ Địa vào ngày lễ lớn

Bởi vì mang ý nghĩa to lớn trong tín ngưỡng tâm linh. Nên Thần Tài Thổ Địa thường được thờ cúng một cách chỉn chu. Ở Trung Quốc thì coi trọng Thần Tài hơn thường thờ cúng Thần Tài rất long trọng. Còn ở Việt Nam thì Thần Tài và Ông Địa được thờ cúng cùng nhau trên một bàn thờ. Tuy không có ngày cúng riêng biệt của Ông Địa. Nhưng Ông Địa luôn được thờ cúng cùng Thần Tài. Những lễ cúng lớn nhỏ, hay quan trọng và hằng ngày thì đều được cúng cùng nhau. Gần như là không có sự phân biệt về ngày cúng hay lễ cúng đối với Ông Địa và Thần Tài. Lễ cúng Thần Tài như thế nào thì lễ cúng Ông Địa cũng giống như vậy.

Bình hoa tươi, tôm, cá lóc nướng, cua biển, thịt heo quay, tiền vàng mã, mâm ngũ quả,rượu. Chính là những lễ vật thường thấy và được cúng trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài.Ngoài ra thì phải lau dọn bàn thờ thường xuyên cho sạch sẽ và sắp xếp bàn thờ gọn gàng, ngăn nắp. Các tượng Thổ Địa Thần Tài thì nên tắm bằng nước sạch có pha rượu hoặc dầu thơm. Tùy theo mỗi người, mỗi nhà hay mỗi vùng miền khác nhau. Mà có cách thờ cúng cũng như lễ vật cúng Ông Địa Thần Tài khác nhau.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày

Thờ Thần Tài – Ông Địa trong ngày bình thường thì gia chủ chỉ cần đặt lên bàn thờ các lễ vật bao gồm: bánh, hoa quả, chén nước, hoa tươi, ly hương, liễn thờ,… Là những món cần thiết và thường xuất hiện trên bàn thờ cúng. Có thể giảm bớt hoặc thêm các lễ vật khác. Tùy theo tình hình thực tế và điều kiện cụ thể mà linh hoạt trong cách cúng kiếng.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 10 hàng tháng

Thờ Thần Tài – Ông Địa trong ngày mùng 10 hàng tháng thì gia chủ chỉ cần đặt lên bàn thờ các lễ vật bao gồm: bánh, hoa quả, chén nước, hoa tươi, ly hương, liễn thờ, 1 con cá lóc nướng, 1 đĩa xôi, lợn quay miếng,…

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 10 tháng giêng

Lễ cúng Thần Tài Thổ địa mùng 1 tháng giêng bao gồm: hương đèn, hoa tươi, khơi cau trầu, tiền giấy, vàng mã. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm lễ mặn gồm gà luộc, 1 con lợn sữa quay, các món ăn mặn, rượu.

Nhưng dù cho cúng đơn giản hay phức tạp thì cũng phải chú tâm, cẩn trọng. Lựa chọn lễ vật cúng và cách thờ cúng phải phù hợp. Không được tùy tiện chọn bừa cũng như để lên bàn thờ những món không thích hợp. Đây là thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh và cũng là đảm bảo nơi thờ cúng được trang trọng và linh thiêng.

Xem thêm:  Bài văn khấn đổ trần nhà tầng 1, tầng 2, và cất nóc nhà

Vào những ngày bình thường thì gia chủ không cần cúng kiếng quá cầu kỳ. Nhưng cũng nên thắp nhan hàng ngày vào chiều tối. Có thể mua lễ nhỏ như hoa tươi, trái cây, cà phê… để cúng hằng ngày. Nếu trong nhà có tổ chức cúng kiếng thì cũng nên chuẩn bị những mâm lễ vật nhỏ để dâng lên các vị. Các lễ vật không cần cầu kỳ cũng không cần nhiều. Chỉ cần một ít hoa tươi, trái cây hay bánh là được.

Đối với người dân miền Nam Việt Nam rất xem trọng ngày mùng 10 tháng giêng đầu năm. Tức là ngày vía Thần Tài. Đây là ngày được coi là quan trọng cũng là ngày Thần Tài lớn nhất trong một năm.Vào ngày này người ta thường cúng một mâm cỗ thịnh soạn dâng lên cúng gồm: thịt luộc, tôm và trứng luộc. Hay còn gọi là tam sên. Cùng với các lễ vật như:

Hoa tươi là hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.Rượu, vàng giấy, vàng mã. 3 chén nước và 2 chén rượu. Thịt heo quay, cá lóc nướng.

Tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể của gia chủ. Mà các lễ vật cũng như cách cúng kiếng có thể thay đổi. Có thể tổ chức cúng lớn hoặc cúng nhỏ đều được. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm cúng kiếng và một lòng tôn trọng đối với các vị thần linh.

Những điều cần lưu ý khi cúng Ông Địa Thần Tài hằng tháng

Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa đặt ở đâu?

Phải đặt mâm cúng Ông Địa Thần Tài trong nhà. Cách cúng kiếng không cần cầu kỳ cũng như lễ vật cúng có thể đơn giản. Nhưng phải phù hợp,sạch sẽ và thành tâm.

Buổi sáng thì nên thắp hương tầm 6-7h trước khi mở cửa hàng. Còn buổi chiều thì nên thắp hương lúc 5-6h tối.

Thường xuyên lau dọn sạch sẽ và sắp xếp bàn thờ cho ngăn nắp. Thay các chung nước cúng kiếng, hoa thì phải tươi không được để héo úa.

Những ngày như ngày rằm, mùng 1, vía thần tài,… gia chủ cần tổng vệ sinh, cẩn thận lau dọn bàn thờ thật cho thật sạch sẽ. Theo quan niệm thì nên lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha chung với nước.  còn Ông Địa và Thần Tài thì nên tắm bằng nước sạch có pha rượu hoặc dầu thơm. Khăn dùng để lau  có thể không mới nhưng cần phải sạch sẽ và chỉ sử dụng cho việc lau dọn ban thờ.

Hoa thì phải là hoa tươi, không được cúng hoa giả. Nên chọn loại hoa ít mùi và lâu tàn để trưng trên bàn thờ.

Có thể sử dụng đèn điện hoặc đèn dầu, hoặc nến nhằm mang lại hơi ấm. Cũng như là sự linh thiêng cho không gian thờ cúng được sáng sủa không bị tối tăm.

Không thể để các con vật chạy lung tung quanh khu vực thờ cũng như gây đổ vỡ hay ngã đối với các vật cúng trên bàn thờ. Hoa quả thờ cúng thì phải tươi nhưng cũng không được để quá lâu mà nên lấy xuống để thay mới.

Cách bày trí mâm cúng Ông Địa thần Tài mùng 10 hàng tháng

Đầu tiên là vị trí đặt tượng Ông Đại và Thần Tài thì nhìn từ bên ngoài nhìn vào. Bên trái là Thần tài, còn bên phải sẽ là Ông Địa. Ở giữa hai vị  sẽ là: hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy.

Ở chính giữa bàn thờ là một bát nhang hay còn gọi là bát hương. Có một số gia đình thì đặt một bát nhang nhưng cũng có một số gia đình đặt hai bát nhang hai bên. Bát nhang nên đặt cố định một vị trí không được di chuyển. Bởi vì có quan niệm cho rằng giữ cố định bát nhang để việc làm ăn của gia chủ không bị lung lay, chuyển dời. Có thể đặt thêm 1 tượng ông Cóc lên bộ bàn thờ và từ ngoài nhìn vào thì phải đặt bên trái. Cóc được xem là một biểu tượng có thể đem lại phú quý và tiền tài nên có rất nhiều gia đình đặt tượng Ông Cóc cạnh tủ thờ Ông Địa Thần Tài.

Xem thêm:  Mâm lễ vật cúng, Bài văn khấn cúng khai trương quán cà phê (cafe)

Chú ý chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ được sạch sẽ và ngăn nắp. Theo quan niệm thì 2 ông Thần Tài Thổ Địa đều là những người ưa thích sạch sẽ. Vậy nên cố gắng thường xuyên lau dọn nơi thờ cúng.

Cách một thời gian có thể đem Ông Địa và Thần Tài đi tắm rửa. Nước tắm phải là nước sạch có pha rượu hoặc có rải cánh hoa tươi hoặc nước hoa bưởi hoặc nước gừng pha rượu. Sau đó đem vào, lau khô bằng khăn sạch, xịt nước hoa và thắp hương.

Trước khi tiến hành tắm rửa hay lau chùi dọn dẹp, thì gia chủ cần thắp nhang. Với mục đích thỉnh xin sự cho phép trước khi hành động tránh để các ngài trách tội.

Như ở trên đã có đề cập thì các lễ vật cúng kiếng  có thể là đồ ngọt, hoa quả hoặc cúng thịt quay,… Nhưng dù lễ vật thờ cúng đơn giản hay phức tạp cầu kỳ, thì phải luôn ghi nhớ là lau dọn bàn thờ sạch sẽ và trang nghiêm trước khi cúng kiếng.

Đối với các Ông Địa và Thần Tài mới thì nên đem lên chùa để các sư khai quang điểm nhãn đủ ngày rồi mới thỉnh về cúng kiếng.

Mỗi ngày đều phải thắp nhang nếu cúng hoa quả thì phải để hoa quả tươi trên bàn thờ. Không để trường hợp bị hư hỏng, héo úa trên bàn thờ.

Trên là những gợi ý về cách cúng Ông Địa Thần Tài hàng ngày, hàng tháng và cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 10 tháng giêng. Quý bạn đọc có thể tham khảo và bổ sung thêm cho cách cúng kiếng cũng như chuẩn bị lễ vật cúng của mình. Ngoài ra thì mỗi vùng miền hay mỗi nhà, mỗi người đều có những cách cúng kiếng khác nhau. Dựa theo phong tục tập quán cũng như quan niệm khác nhau sẽ có nhiều cách cúng ông địa thần tài hàng ngày khác nhau. Quý bạn đọc nên dựa vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể để thêm vào hoặc lược bỏ một số điều hay vật cúng không quá cần thiết. Cách cúng ông địa thần tài hàng ngày như thế nào có thể đơn giản cũng có thể cầu kỳ. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn là sự thành tâm cùng kính trọng thần linh thì mới được thần linh ban nhiều phước lành.

Quý bạn đọc có nhu cầu đặt mâm cúng thì hãy liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm. Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp các dịch vụ về cúng kiếng như mâm cúng, cỗ cúng,… Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp đảm bảo trao tay khách hàng những dịch vụ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất.

Còn nếu quý bạn đọc không có nhu cầu, hay có ý định đặt mâm cúng. Thì vui lòng liên hệ trực tiếp với Đồ Cúng Nhân Tâm. Để tìm hiểu về các dịch vụ và thông tin cần thiết liên quan. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hài lòng về sự chuyên nghiệp và tận tâm của Đồ Cúng Nhân Tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.