Tết đoàn viên là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Đoàn Viên được diễn ra vào ngày nào?

Tết cổ truyền là ngày 1 tháng 1 theo lịch âm, tết thiếu nhi là ngày 1 tháng 6 tính theo lịch dương vậy tết đoàn viên là ngày nào? 

Khi nhắc đến ngày tết trung thu thì mọi người dân nhất là các em thiếu nhi, nhi đồng đều phấn khởi, vui mừng. Thực tế, tết đoàn viên còn là tết trung thu, đây là ngày tết có từ xa xưa gắn liền với sự tích chú Cuội và chị Hằng. Tết đoàn viên được mọi gia đình tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hay người xưa vẫn còn gọi là rằm tháng 8 hàng năm tính theo lịch âm. Nghe cái tên, tết đoàn viên ai cũng đoán được đó là ngày mọi người trong gia đình sum vầy, cùng những người thân yêu nhất quây quần bên nhau tận hưởng niềm hạnh phúc. Theo phong tục người xưa, vào ngày trung thu mọi người dù đi đâu cũng quay về bên gia đình phá cỗ trung thu, mong có một năm học tập, làm việc tốt hơn, vì thế tết thu thu đã được gọi với cái tên tết Đoàn viên. 

Tết Đoàn Viên ở các nước Châu Á

Có thể thấy tết đoàn viên là một ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến nhường nào và hầu hết các nước Châu Á đều có ngày lễ này. Dù ở mỗi một đất nước thì lại có một phong tục, tập quán, quan niệm khác nhau nhưng vào ngày lễ này thì mọi người trong gia đình dù đi đâu cũng đều về nhà sum họp. 

Như ở Hàn Quốc, người ta gọi ngày tết đoàn viên là ngày tết Chuseok dịch ra là Lễ tạ ơn, mọi người trong gia đình dù đi xa xứ cũng sẽ quay về với cội nguồn của mình, cả gia đình cùng nhau làm bánh gạo Songpyeon có hình trăng lưỡi liềm và uống rượu truyền thống – beakju. Đặc biệt là vào ngày lễ này tại Hàn Quốc mọi người sẽ được nghỉ đến ba ngày.

Chuyện cổ tích ngày tết trung thu – tết đoàn viên của Việt Nam là câu chuyện chú Cuội, chị Hằng ở trên cung trăng nhưng tại Trung Quốc họ lại kể ra một câu chuyện tình lãng mạn của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Hay là câu chuyện về nàng Dương Quý phi – sủng phi của vua Đường Huyền Tông. Nhà vua Đường Huyền Tông đã chọn ngày này làm ngày ngắm trăng tưởng nhớ sủng phi của mình, được gọi với cái tên là Tết ngắm trăng. Vào ngày này, người dân sẽ được thực hiện nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: tế trăng, rước đèn, thưởng rượu, thả đèn hoa đăng là một hoạt động nổi tiếng của Trung Quốc vào ngày này. Có thể thấy, phong tục vui tết Đoàn Viên- tết Trung thu của hai nước Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng rất lớn.

Xem thêm:  Cách nấu Vịt Kho Gừng với Nước Dừa thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà

 Với Thái Lan, người dân gọi ngày này là ngày “lễ cầu trăng”. Người Thái Lan chuộng đạo Phật nên vào ngày này thay vì mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ thì họ lại cùng nhau thành tâm cầu khấn Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên. Có hai loại đồ bắt buộc phải có trong mâm cúng là quả bưởi biểu tượng cho sự sum vầy, viên mãn và một loại bánh là bánh trung thu nhưng ở Thái Lan họ lại làm bánh trung thu hình trái đào.

Hay như ở Nhật Bản lại có phong tục ngắm trăng vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là “Otsukimi”. Và ngày rằm tháng tám này gọi là Zyuyoga, cũng có một loại bánh đặc biệt là Dango – bánh gạo nướng lên, được quét thêm một lớp mật được dùng kèm với trà Nhật. Mọi người dân Nhật Bản sẽ treo chiếc lồng đèn hình cá chép trên nóc nhà, tượng trưng cho một gia đình sum vầy.

Nguồn gốc của tết Đoàn Viên ở Việt Nam

Mọi người dân Việt Nam đều rất vui mừng khi chào đón ngày lễ trung thu, vậy ngày lễ này có nguồn gốc như thế nào đối với người dân Việt Nam ta. Theo quan niệm của người xa xưa thì Rồng còn được gọi là Long vương là một vị thần mang đến những cơn mưa, phù hộ cho nông dân mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Khi những cơn mưa và đợt nắng nóng gay gắt cuối cùng của mùa hè kết thúc, trời chuyển thu, người dân chuẩn bị bước sang một mùa thu hoạch mới cũng chính là thời điểm người dân cổ xưa tổ chức lễ hội tạ ơn thần Rồng. Người dân quan niệm, vào ngày rằm mặt trăng tròn, sáng nghĩa là các vị thần đang báo hiệu cho một mùa màng mới, vì vậy nếu làm lễ tạ ơn vào ngày này các vị thần sẽ nhận được và họ sẽ giúp đỡ người dân trong mùa màng mới. Theo lịch sử ghi chép thì ngày rằm tháng 8 âm lịch này cũng chính là ngày các nhà tiên tri dự đoán vận mệnh cho một đất nước. 

Ngày tết Đoàn Viên cần chuẩn bị gì?

Nhắc đến tết Đoàn viên hay tết Trung Thu là nhắc đến những chiếc lồng đèn, là nhắc đến những đoàn người đua nhau đi rước đèn trung thu với, nhắc đến những mâm cỗ sum vầy. 

Mâm cỗ ngày tết đoàn viên thường có 1 mâm ngũ quả, những chiếc bánh trung thu có cả bánh nướng và bánh dẻo không thể thiếu, để thờ cúng, bày tỏ lòng thành với tổ tiên, cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, sum vầy. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo có khuôn tròn nhằm mô tả ngày trang tròn của tết đoàn viên thể hiện sự đong đầy, đầy đặn, viên mãn của một gia đình hạnh phúc. Ngày nay thì mọi người có thêm những gói kẹo, những gói bim bim cho những đứa trẻ con. Sau khi mâm cỗ được cúng tế trời đất và tổ tiên thì sẽ được hạ xuống để phá cỗ. Phá cỗ là việc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau cắt những chiếc bánh trung thu, cùng nhau ăn mâm ngũ quả. Cắt bánh trung thu là một tập tục không thể thiếu đi trong ngày lễ này, những chiếc bánh thể hiện những điều viên mãn, mọi người trong gia đình hạnh phúc bên nhau, cùng góp những chiếc bánh, cùng ăn với nhau. 

Xem thêm:  Cách khấn vái & Bài văn khấn xin lộc làm ăn, bán buôn hàng ngày chuẩn

Vào ngày này chỉ cần bước ra đường chúng ta cũng có thể thấy được những đoàn người rước đèn ông sao nối đuôi nhau đi vòng quanh xóm. Ngày lễ đoàn viên này có lẽ trẻ con chính là người vui vẻ nhất vì chúng được vui chơi với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, chúng được đi rước đèn cùng những cô, những cậu bé hàng xóm, chúng được cùng nhau nô đùa, vui hát trung thu. Vì thế nên ngay từ những ngày đầu tháng 8 âm lịch, những đứa trẻ đã đua nhau, mong chờ được bố mẹ mua tặng một chiếc đèn ông sao hay một chiếc đèn xếp, đèn con giống, đèn kéo quân đẹp mắt. Ngoài đường mọi người cũng nô nức kéo nhau đi xem Múa Lân. Theo tâm linh, Lân là một trong bốn con vật thuộc tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng), tứ linh là những con vật giúp con người xua đuổi những điều không may mắn, xua đuổi ma quỷ. Nên khá nhiều người đến xem múa lân, không chỉ vậy múa lân là một môn nghệ thuật, những người múa lân mặc những bộ quần áo hình con lân nhảy những điệu nhảy, những bước đi như những con lân được kết hợp với tiếng trống rộn rã vui nhộn, cũng thu hút được sự thích thú của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tết đoàn viên vào đúng ngày rằm tháng tám là ngày trăng tròn sáng đẹp nhất nên người xưa còn có tục ngắm trăng trong ngày lễ trung thu này. Những người nông dân sau một ngày dài vất vả làm việc được ngồi xuống, nhàn nhã cùng gia đình ngắm trăng, hòa mình cùng không khí vui tươi của đất trời, ăn những chiếc bánh trung thu đã được cắt, những múi bưởi đã được bóc.

Các món ăn được làm trong ngày tết Đoàn Viên

Tết Đoàn Viên nhà nào cũng có cặp bánh nướng, bánh dẻo với nhân truyền thống thập cẩm, với thời đại hiện nay thì có nhiều loại nhân để phù hợp với thị hiếu khách hàng hơn. Dù là một ngày lễ nhưng tại mỗi miền lại có một số món ăn khác nhau. 

Tại miền Bắc, vào mùa thu cũng chính là mùa cốm chín, những gói cốm được gói bằng lá sen vừa thơm, vừa mềm dẻo. Cốm còn có thể làm được thành những khoanh chả cốm, vừa dẻo vừa bùi lại có mùi thơm quyến rũ thu hút người mua. Khi phá cỗ thì cốm được ăn cùng những quả hồng chín rất hợp miệng, mùa thu cũng là mùa của loại hoa quả này, hồng có hai loại là hồng chín mọng và hồng ngâm. Có lẽ người trẻ thì sẽ thích ăn hồng ngâm hơn, hồng ngâm có vỏ xanh, ruột vàng, ăn giòn và có vị ngọt ngon. Bên cạnh quả hồng thì còn có một loại quả không thể thiếu là quả bưởi, những quả bưởi ngon, ngọt , đẹp nhất đều được các mẹ, các bà để dành cho ngày lễ này.

Xem thêm:  [Giải đáp hay] Có nên chúc mừng sinh nhật người yêu cũ hay không?

Thay vì ở miền Bắc chủ yếu là các loại hoa quả được ăn vào ngày này thì ở miền Trung và miền Nam lại chủ yếu là các món thanh mát hơn. Như canh khoai môn nấu với xương heo hoặc thịt gà vô cùng ngon miệng, khoai môn cũng được người dân quan niệm là diệt trừ tà ác, hướng đến việc thiện, ăn khoai môn vào ngày lễ với ngụ ý cầu mong may mắn, xua tan điềm xấu. 

Bên cạnh quan niệm khoai môn xua tan điềm xấu thì ngó sen cũng được coi là biểu tượng cho sự cát tường, đoàn viên, ngó sen có thể cho trộn với hoa quế và xôi để trở thành một món ăn. Do miền trung và miền nam có nhiều sông ngòi mà vào dịp trung thu là lúc ốc qua kỳ sinh sản, ruột ốc rỗng, ăn ốc lúc này là ngon nhất nên món ốc sông cũng được lựa chọn là món ăn trong ngày tết Đoàn Viên. Đặc biệt hơn là món gỏi bưởi, những múi bưởi được bóc sạch sẽ, nhìn căng mọng nước được tách ra trộn cùng thịt ba chỉ luộc xé tơi và tôm sú, thêm chút nước chua ngọt rồi trộ lên, nghe thôi cũng đã thấy ngon. Không chỉ vậy, chè trôi nước mới là món ăn ý nghĩa nhất trong ngày tết đoàn viên của người miền trung và miền nam, những viên bánh tròn đầy, trắng nõn mang ý nghĩa gia đình đoàn viên, hạnh phúc viên mãn.

Ngày nay, cuộc sống của con người Việt nam ngày càng được đi lên theo công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Hội nhập các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với toàn thế giới nên có khá nhiều ngày lễ, ngày hội được du nhập vào nước ta, tuy nhiên những ngày lễ cổ truyền của người Việt ta thì không thể quên hay thiếu một ngày. Người dân cả nước đều đang giữ gìn và phát huy các ngày truyền thống giá trị đó, đặc biệt là lễ tết cổ truyền – tết đoan ngọ, tết trung thu – tết đoàn viên. Vào những ngày này, mọi người đều nhớ đến cội nguồn của mình, bỏ đi những bộn bề lo toan trong cuộc sống quay trở về bên gia đình mến yêu, cùng với người thân thưởng thức những bữa cơm, những chiếc bánh thơm ngon, những tách trà nóng hổi, ngước nhìn lên bầu trời ngắm vầng trăng đong đầy. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.