Cách nấu – Cách làm xôi gấc màu đỏ tươi ngon ngây ngất

Mách bạn cách nấu xôi gấc để cúng dịp rằm tháng giêng

Xôi gấc là một lễ vật không thể nào thiếu trong nhiều dịp cúng, đặc biệt là vào ngày rằm tháng giêng. Để có thể nấu xôi gấc ngon, dẻo thơm và đẹp, các bà nội trợ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây. 

Xôi gấc là loại lễ vật không thể vắng mặt trong nhiều dịp lễ, từ lễ lớn cho đến lễ nhỏ như ngày đầy tháng, ngày khai trương,.. và đặc biệt là ngày rằm tháng giêng. Để có thể tiện lợi, nhanh chóng thì nhiều bà nội trợ thường sẽ tự làm, cách nấu xôi gấc cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo chút nhé! 

Ngày rằm tháng giêng là ngày gì và có ý nghĩa ra sao

Ngày rằm tháng giêng hay còn được gọi với tên gọi khác là ngày lễ tết nguyên tiêu hoặc tết thượng nguyên. Theo nghĩa hán việt thì “nguyên” có nghĩa là đầu tiên, là thứ nhất, “tiêu” có nghĩa đêm. Nguyên tiêu có thể được hiểu là đêm rằm đầu tiên, tức là ngày rằm thứ nhất ở trong năm mới. Tết nguyên tiêu sẽ được diễn ra trong ngày 14 và ngày 15 âm lịch. Nhiều gia đình vẫn tổ chức cúng vào ngày chính rằm (ngày 15 âm lịch), tuy nhiên vẫn có những người sẽ cúng vào ngày 14 cũng sẽ không sao. Đây có thể được xem là dịp rằm lớn nhất ở trong năm, cũng là lễ cúng vô cùng quan trọng, bởi vậy mà ông cha ta có câu “cúng quanh năm cũng sẽ không bằng cúng vào ngày tết nguyên tiêu” bên cạnh đó còn có câu “lễ phật quanh năm cũng sẽ không bằng lễ phật vào ngày tết nguyên tiêu”. 

Trong ngày này, các gia đình thường sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng để cúng gia tiên, cúng phật và các bàn thờ có ở trong nhà. Bên cạnh đó, người ta còn sẽ lễ chùa vào ngày rằm tháng giêng để cầu an cho người thân bạn bè, khấn phật cầu may mắn và để bốc quẻ đầu năm. 

Vào ngày rằm tháng giêng thì việc chuẩn bị mâm cúng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình, do đó mà sự chuẩn bị có thể khác nhau tuy nhiên vẫn mang ý nghĩa là thể hiện được lòng thành kính đối với phật và gia tiên nhà mình, mong cầu sự bình an, may mắn và thu hút được nhiều tài lộc

Cúng rằm tháng giêng vào thời điểm nào là phù hợp nhất

Vì tết nguyên tiêu bao gồm ngày 14 và ngày 15 âm lịch, chính vì vậy mà nhiều gia đình vẫn rất băn khoăn không biết nên cúng vào ngày nào sẽ là tốt nhất và cúng vào giờ nào trong ngày? Theo như các chuyên gia phong thủy đưa ra ý kiến thì thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng, đó chính là vào ngày chính rằm. Nhưng nếu gia đình bạn không thể sắp xếp thời gian được vào ngày này thì có thể làm sớm vào ngày 14 cũng được. Còn về phần giờ cúng thì bạn nên chọn những khung giờ hoàng đạo tốt nhất. Cụ thể là vào ngày 14 thì nên cúng vào giờ giờ Thân (15h – 17h); Thìn (7h – 9h); giờ Dậu (17h – 19h); giờ Tỵ (9h – 11h).  Còn ngày 15 thì cúng vào các khung giờ sau Giờ Thìn (7h – 9h); giờ Mùi (13h – 15h); giờ Ngọ (11h – 13h). 

Xem thêm:  100+ Cap Thả Thính Trọn Vẹn Đắm Say Bao Trái Tim

Tại sao người ta thường chọn xôi gấc để làm lễ vật trong rằm tháng giêng

Đối với ngày rằm tháng giêng, chắc hẳn đĩa xôi gấc đã là một hình ảnh vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trên mâm cúng lễ. Vậy tại sao người ta lại chọn xôi gấc mà không phải là loại xôi khác? Vì theo quan niệm của người Á Đông nói chung và cả người Việt nói chung, màu đỏ là đại diện cho sự may mắn, biểu trưng cho hỷ và những điều tốt đẹp. Lại trùng hợp thay, màu xôi gấc lại vô cùng đỏ, khi nhìn thấy là đã có cảm giác hân hoan, phấn chấn, mong ước được những điều an lành sẽ đến. 

Mách bạn cách nấu xôi gấc để cúng dịp rằm tháng giêng đơn giản, tại nhà

Xôi gấc là một món ăn dễ làm, tuy nhiên để tìm mua xôi gấc thì không phải tiệm nào cũng có, để tránh trường hợp đến lúc tìm mua không có thì bạn vẫn nên đặt trước hoặc liên hệ đơn vị cung cấp mâm cỗ cúng trọn gói. Bên cạnh đó,  thay vì đi mua ngoài chợ thì bạn cũng có thể tự nấu xôi gấc, vừa nhanh lại vừa dễ, đảm bảo ngon, đẹp. Góp thêm phần trọn vẹn cho mâm cỗ cúng ngày rằm tháng giêng. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu xôi gấc cúng rằm tháng giêng 

Để nấu xôi gấc ngon và đẹp thì trước tiên bạn cần phải chọn được đầy đủ nguyên liệu và chọn những dòng loại tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về lưu lượng dùng, phần dưới đây sẽ đưa ra công thức chuẩn để bạn đong theo. Tuy nhiên nếu bạn muốn làm nhiều hoặc ít xôi hơn thì có thể tự mình tăng giảm sao cho phù hợp nhất. 

  • Một quả gấc (sử dụng khoảng 200gr là đủ), lưu ý chọn quả đã vừa chín tới, bóp vào thấy mềm tay là được, bổ đôi quả gấc ra thấy phần thịt nhiều, đỏ và thành quả gấc vàng là nấu xôi ngon nhất.  
  • Chuẩn bị khoảng 2 chén nếp bắc (loại tốt)
  • Đường cát
  • Một chút muối
  • Rượu trắng và nước cốt dừa

Các công đoạn làm xôi gấc để cúng rằm tháng giêng

Các công đoạn làm xôi gấc thường rất đơn giản và không quá phức tạp, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là đã có được mẻ xôi vừa thơm ngon, vừa đẹp mắt lại còn đúng ý. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần có, bạn tiến hành thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu 

Trước tiên, bạn cần phải đem nếp đi ngâm, tốt nhất là để qua một đêm hoặc ít nhất là trong 4 tiếng để nếp nở đều. Lưu ý là thêm một chút muối. Còn về phần gấc thì bạn bổ đôi và moi lấy phần thịt, bỏ vỏ đi. 

  • Bước 2: Trộn hỗn hợp xôi gấc

Bạn tiến hành bóp đều phần gấc đã được sơ chế, khiến cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt. Sau đó sẽ trộn phần gấc đó với một ít rượu trắng đã được chuẩn bị. Tiếp đó là đổ phần gấc này cùng với một ít muối vào nếp đã ngâm, trộn đều. Cuối cùng là cho nước cốt dừa vào để xôi được thơm hơn rồi đảo lên, nhiều hay ít tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Sau khi hoàn thiện công đoạn này bạn sẽ thấy ngay thành phẩm, đó chính là phần nếp đã đỏ giống màu của gấc, vô cùng đẹp mắt. 

  • Bước 3: Đem đi hấp xôi

Tiếp theo đó là cho phần nếp đã chuẩn bị xong vào nồi cơm điện, hấp xôi trong vòng 25 cho đến 30 phút là chín. Đợi khi xôi bớt nóng thì có thể lấy ra, đổ lượng đường vừa ăn vào rồi đảo đều, sau đó múc ra dĩa, tạo khuôn theo hình thù mà bạn muốn để trông được đẹp mắt hơn. Cuối cùng là rắc thêm một ít dừa nạo hoặc vừng. 

Xem thêm:  [Công thức] Cách làm vịt quay bằng nồi chiên không dầu

Từ cách làm xôi gấc đơn giản này, bạn cũng có thể biến tấu thành xôi ba tầng, chỉ cần chuẩn bị thêm đậu xanh, nấu và tán nhuyễn đậu xanh để kẹp ở phần lớp giữa, tạo khuôn một cách dễ dàng. 

Chuẩn bị mâm cúng chuẩn tâm linh cho ngày rằm tháng giêng 

Việc chuẩn bị mâm cúng cho ngày rằm tháng giêng là điều hết sức quan trọng, không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, lễ vật thịnh soạn thì mới được coi là chuẩn tâm linh. Điều cốt lõi nhất đó chính là có được lòng thành, chính vì vậy mà trong dịp cúng rằm tháng giêng, mâm cúng sẽ bao gồm các loại lễ vật vô cùng gần gũi, ấm cúng. Coi trọng yếu tố tinh thần tín ngưỡng nhiều hơn. 

Mỗi một nơi thì sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau, các món ăn có thể được thay đổi tùy theo phong tục cũng như văn hóa. Bạn có thể tham khảo những lễ vật chính cơ bản cần có để ngày rằm tháng giêng trọn vẹn và đầy đủ hơn. 

  • Một mâm ngũ quả trái cây 
  • Một bình hoa tươi 
  • Một đĩa xôi gấc 
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo 
  • Một mâm lễ mặn bao gồm các món ăn dân giã như là bánh chưng, canh măng, món xào, giò chả,… các món ăn có thể biến tấu tùy theo vùng miền. 
  • Nến thắp, giấy tiền, trà và rượu. 

Với mâm cúng chính sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị lễ vật ở những bàn thờ còn lại trong gia đình, như bàn thờ phật cũng phải có bánh kẹo, trái cây và cả hương hoa. Ngoài ra, nhiều vùng miền còn có phong tục mâm mặn sẽ có 4 bát và 6 dĩa, cụ thể là 4 bát món nước và 5 dĩa món khô. Bạn cũng thể tham khảo và làm theo cách này để chuẩn truyền thống. 

Xem thêm:  Bí quyết giúp cho trẻ tăng sức đề kháng trong mùa dịch COVID-19

Bên cạnh mâm cúng mặn thì nhiều gia đình vẫn có thể cúng chay, ở mâm cúng phật lưu ý chỉ được cúng đồ thuần chay ví dụ như rau xào, đậu hũ, xôi gấc và chè,… còn ở bàn thờ gia tiên thì có thể cúng lễ vật giả chay để nhìn mâm cúng thêm phần đặc sắc. Lưu ý là không thể thiếu đi xôi gấc. 

Những nghi thức khác trong ngày rằm tháng giêng

Ngoài việc làm mâm cúng để dâng lên phật và tổ tiên gia đạo thì trong ngày rằm tháng giêng, người ta còn sẽ thực hiện nhiều nghi thức khác. Rất truyền thống cũng rất tâm linh. 

  • Đi chùa cầu an là một trong những nghi thức hàng đầu được hầu hết những người bên lương thực hiện. Vì đây có thể được xem là dịp để cầu bình an, cầu may mắn không chỉ cho bản thân mà còn là cho gia đình, người thân của mình. Vào dịp này, các ngôi chùa từ nhỏ đến lớn đều sẽ tấp nập người ra người vào, có người còn bốc quẻ để xem năm nay vận may thế nào. 
  • Phóng sinh cũng là nghi thức quen thuộc trong ngày rằm lớn, bạn có thể phóng sanh cá chép, bồ câu, cá cảnh hay là rùa, cua,… việc làm này giúp tăng phúc khí, giống như là một việc thiện, rất đáng để làm. 

Lưu ý vào ngày rằm tháng giêng, khi đi phóng sanh hay vào những ngôi chùa thì nên ăn mặc lịch sự, kín đáo và chỉn chu để giữ được sự tôn nghiêm của những nơi chốn linh thiêng và bên cạnh đó là thể hiện được sự tôn kính với phật, với thần linh. 

Với những thông tin hữu ích ở trên, rất hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Hỗ trợ các bà nội trợ nấu xôi gấc ngon để làm lễ cúng tháng giêng trở nên trọn vẹn và đủ đầy. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ nhận đặt mâm cúng trọn gói xin vui lòng truy cập website của Đồ Cúng Nhân Tâm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.