Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết gồm những loại trái cây gì

Mâm ngũ quả trong ngày Tết có thực sự quan trọng và ý nghĩa của nó là gì? Cách bày biện, trang trí mâm ngũ quả như thế nào thì được xem là đúng quy tắc?

Hướng dẫn Cách bày mâm ngũ quả ngày tết

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày tết

Một trong những dấu hiệu để nhận biết một mùa Tết sắp đến chính là không khí rộn ràng, tấp nập người người nhà nhà sắm sửa quần áo, vật dụng, chăm sóc cây kiểng, và sự chuẩn bị hoa tươi, trái cây dâng cúng hay còn gọi là mâm ngũ quả ngày Tết là không thể thiếu. Từ xa xưa, chuẩn bị mâm ngũ quả vô hình chung đã trở thành một công đoạn phải có trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt Nam. Mâm ngũ quả chính là một trong những cách thể hiện lòng thành kính đối với các bậc gia tiên, noi gương theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Mâm ngũ quả cũng chính là sự bày tỏ tượng trưng những thành quả lao động mà con cháu đã đạt được dâng lên các bậc tổ tiên. 

Trên dải đất chữ S này có 54 dân tộc anh em vậy nên không tránh khỏi sự khác biệt văn hoá Tết giữa các vùng miền. Tuy nhiên cũng chính vì vậy nên nền văn hóa dân tộc ta vô cùng đa dạng với những phong tục vô cùng thú vị. Khác nhau là thế, nhưng mâm cúng ngũ quả trong đêm Giao thừa vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên những loại quả tươi ngon nhất để thể hiện lòng hiếu thảo và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình cũng như cầu nguyện sự bình an. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả ngày Tết còn đại diện cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển trong năm mới.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

Nguồn gốc của mâm ngũ quả là từ đạo Phật. Chúng ta thường bắt gặp một mâm ngũ quả với 5 loại trái cây màu sắc khác nhau. Tết đến ở khu vực miền Nam nước ta sẽ không khó khi vô tình nghe những câu nói như “cầu vừa đủ xài sung” văng vẳng quanh ta đúng không nào? Trong tâm trí người Việt ta, câu nói đó chính là những mong ước về sự nghiệp, tiền tài, mong cầu về sức khỏe và tình cảm gia đình trong một năm mới đầy mong đợi. 

Theo kiến thức Phật Giáo, 5 màu này tượng trưng cho “ngũ thiện căn”: có lòng tin, luôn cố gắng rèn luyện ý chí kiên trì, ghi nhớ, tâm không loạn và luôn sáng suốt. Ngoài ra các loại quả được bày biện trên mâm ngũ quả cúng ngày Tết đều mang những ý nghĩa riêng, chẳng hạn như:

Xem thêm:  Ý nghĩa Bùa ngũ lộ Thần Tài là gì? Thỉnh ở đâu?

Với những loại trái cây có vẻ ngoài căng tròn như Bưởi, dưa hấu sẽ là những hứa hẹn ở một năm mới đầy ngọt ngào, may mắn như chính màu sắc mà nó đem lại. Hồng, quýt tạo cảm giác mạnh mẽ bởi mang màu sắc rực rỡ hơn, tượng trưng cho sự thành đạt. Lê có vị ngọt thanh đại ý chỉ việc gì cũng sẽ diễn ra trơn tru, suôn sẻ. Lựu thì là loại quả nhiều hạt ngụ ý việc mong cầu năm mới gia đình sẽ có tin vui, con đàn cháu đống vui nhà, vui cửa. Táo đỏ mang đến cảm giác sang trọng, phú quý. 

Với trái dừa, có một từ vựng mà nhiều nơi phát âm tương tự đó chính là “vừa”. Với hy vọng một năm mới đầy đủ, không thiếu hụt. Chắc hẳn nghe cái tên Đu đủ bạn cũng hiểu được phần nào mong muốn của người dùng rồi chứ? Đầy đủ, thịnh vượng chính xác là ý nghĩa của loại quả nào trong ngày Tết. Xoài có phát âm hơi giống từ “xài”, ngụ ý mong cầu chi tiêu không thiếu thốn. Sung là loại quả mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, hay tiền.

cách bày mâm ngũ quả ngày tết | mâm ngũ quả miền nam | mâm ngũ quả miền trung | mâm ngũ quả miền bắc

Cách bày mâm ngũ quả theo 3 miền Bắc – Trung – Nam

Như đã đề cập, vì văn hóa dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú thế nên mỗi vùng miền lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. 

Với mâm ngũ quả ở miền Bắc thường sẽ được trình bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu sắc là: Kim ứng với màu trắng, mộc ứng với màu xanh, hỏa ứng với màu đỏ, thủy ứng với màu đen, thổ ứng với màu vàng. Chính vì thế mâm ngũ quả của người miền Bắc phải là những loại trái cây có màu sắc giống hoặc tương tự như vậy. Có thể kể đến đó là đào, quýt, hồng, bưởi và chuối. 

Cách bày biện mâm ngũ quả thường thấy trong ngày Tết miền Bắc đó là để nải chuối bên dưới, bao bọc hết tất cả các loại quả còn lại. Ở giữa nải chuối chúng ta sẽ đặt quả bưởi, còn các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì sắp xếp xung quanh quả bưởi. Nếu có những chỗ trống trên mâm ngũ quả, bạn có thể đắp vào đó những quả như quất, táo xanh,… để mâm cúng được đầy đặn và đẹp mắt hơn. 

Giờ thì hãy cùng Đồ Cúng Nhân Tâm tìm hiểu xem mâm ngũ quả miền Trung vào những dịp lễ Tết có gì khác biệt không nhé!

Miền Trung luôn được nhắc đến là một dải đất có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước, lại thêm đất đai cằn cỗi, khó khai thác bởi là vùng nước mặn ăn sâu. Chính vì thế, mâm cúng ngũ quả của người miền Trung cúng không phức tạp, có thể nói khá đơn giản, không câu nệ hình thức. Tuy nhiên người dân nơi đây cũng như các anh em vùng miền khác luôn đặt lòng thành kính lên trên cùng, cố gắng hoàn thiện mâm cúng đầy đủ và phù hợp với điều kiện gia đình nhất.  

Xem thêm:  Cách cúng đất đai trong nhà đúng chuẩn phong tục và bài văn khấn

Trên mâm ngũ quả thường thấy ở đấy chính là thanh long, chuối, mãng cầu, dứa, cam, quýt, táo,… Ngũ quả thường được sắp xếp hình tháp trên mâm cúng hoặc hình long phụng với cặp dưa được đặt hai bên. Ngoài ra người miền Trung còn sắp xếp thêm các giỏ bánh kẹo, trái cây khác bên cạnh để bàn thờ được xôm tụ và đầy đặn hơn trong những ngày Tết. 

Đến với mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam, chúng ta sẽ thấy có chút khác so với miền Bắc và miền Trung. Trong khi cả hai miền ngoài có quan niệm hầu như các loại quả đều có ý nghĩa riêng và có thể bày lên mâm thì mâm ngũ quả miền Nam lại có chút kiêng cữ. Người miền Nam không dùng chuối trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì cho rằng từ chuối có âm đọc chệch khá giống với từ “chúi”, thể hiện sự tụt dốc, không ngẩng đầu lên được. 

Bên cạnh đó, người miền Nam cũng không bày biện cam, quýt bởi có câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả phổ biến ở miền Nam chính là trái mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung bởi chúng có âm đọc chệch tựa như câu “cầu vừa đủ xài sung”, thể hiện mong muốn một năm mới được phát triển cả tiền tài, danh vọng lẫn sức khỏe và tình cảm gia đình. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy trên mâm ngũ quả có thêm cặp dưa hấu xanh khắc hình long phụng mong cầu may mắn hoặc quả thơm khi hy vọng năm mới sẽ có tin vui về con cháu. 

Cách trình bày cũng khá dễ làm. Có thể ước lượng cân nặng của các loại quả, quả nặng và to thì cứ để hàng dưới cùng như đu đủ, dừa, xoài. Sau đó bày biện, thêm thắt những quả khác vào những khoảng trống, tạo thành hình tháp, đầy đặn và đẹp mắt.

Một số sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả

Có một số sai lầm về việc bày biện ngũ quả trên mâm dẫn đến những lỗi như không đúng với quy tắc trong đạo Phật hay không đẹp mắt. 

Thứ nhất, chưa hiểu đúng về ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả với 5 loại quả màu sắc, hình dáng khác nhau cũng là sự tượng trưng cho thuyết ngũ hành, mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, mang đến may mắn cũng như tài lộc cho gia đình. Thế nên bạn cần hiểu rõ về thuyết ngũ hành này để tránh mắc phải những sai lầm như thiếu màu dư sắc, trái cây mang những ý nghĩa không phù hợp trên mâm ngũ quả. 

Tuy nhiên bạn có thể tham khảo những loại quả có màu sắc dưới đây để phù hợp với thuyết ngũ hành: Với màu trắng – Kim có thể kể đến đó là quả dưa lê trắng, lê,… Màu xanh lá – Mộc như trái dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, mãng cầu, sung… Thủy màu tượng trưng là đen thì có các quả như nho đen, hay những loại trái cây có màu sẫm tối… Màu đỏ của Hỏa ta có thể chọn trái táo đỏ, hồng, dừa lửa hoặc thanh long,… Cam vàng, quýt vàng, dưa lê vàng,… là những loại quả bạn có thể nếu muốn thể hiện màu vàng – Thổ trên mâm ngũ quả. 

Xem thêm:  Những thực phẩm tốt cho mùa hè để giải nhiệt cho cơ thể tốt nhất

Thứ hai, rửa quả cho sạch để bày biện

Có một sự thật rằng, khi bạn rửa trái cây quá cẩn thận dù với mục đích vô cùng hay ho chính là để quả trông đẹp mắt hơn. Thế nhưng việc này lại vô tình làm cho trái cây nhanh bị héo, dễ thối rữa nếu còn đọng nước trên thân. Chính vì vậy, trước khi dâng quả lên mâm ngũ quả bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch. Và có thể tiến hành làm sạch sau khi đã kết thúc chuỗi ngày cúng kính, tức là thụ hưởng. 

Cuối cùng là lựa chọn quả chín

Khi Tết đến, tất cả mọi người đều tất bật với công việc của mình. Thế nên có nhiều người có thói quen mua sắm, chuẩn bị trái cây, lễ vật cúng Tết từ sớm, khoảng tầm 27 – 29 Tết, thậm chí sớm hơn. 

Chính vì vậy, khi chọn lựa trái cây cúng bạn không nên chọn những quả đã chín, đã đẹp vì nếu vậy đến ngày bày biện lên mâm ngũ quả, lễ vật cúng có thể sẽ xảy ra tình trạng chín quá hoặc nghiêm trọng hơn chính là lá héo, vỏ mềm nhũn, không còn sắc tươi cần phải có. Bạn nên chọn những quả già nhưng chưa chín hẳn, những quả “hường hường” để khi bày lên mâm lễ vật ngũ quả cúng, quả sẽ chín tới, không bị thối và đẹp mắt, thu hút hơn. 

Đây là tất tần tật kinh nghiệm của Đồ Cúng Nhân Tâm vào mỗi dịp lễ Tết sau những lần phục vụ, sắp xếp yêu cầu của khách hàng. Một nơi đáp ứng mọi mong muốn của khách hàng về việc sắp xếp, trang bị đồ cúng vào tất cả các dịp lễ quan trọng. 

Với những dịp lớn như Tết Nguyên Đán, dịp lễ mà mọi người quây quần bên nhau cảm tạ gia tiên, sau đó cùng khép lại năm cũ, chào đón một năm mới đầy mong đợi thì việc chuẩn bị kỹ càng các lễ vật từ mâm ngũ quả cho đến lễ vật cúng kính là vô cùng cần thiết và cực kỳ có ý nghĩa. Song Đồ Cúng Nhân Tâm vẫn luôn tự hào là một cánh tay đắc lực giúp giải quyết mọi rắc rối nếu có của mọi gia đình ở mọi nẻo đường hay ngóc ngách. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.