Mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết + Bài Văn khấn rước ông bà

Cách chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết chi tiết nhất

Với mỗi người dân Việt Nam, chắc hẳn việc chuẩn bị mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày tết đã không còn quá xa lạ. Vậy chi tiết của việc làm mâm cúng này là gì?

Mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày tết

Một trong những hình ảnh hết sức quen thuộc của của mỗi chúng ta mỗi dịp tết đến xuân về chính là hình ảnh làm mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày tết. Đây là một trong những truyền thống thể hiện sự tưởng nhớ đến cội nguồn cũng như tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết dưới đây. 

Nguồn gốc của việc cúng rước ông bà ngày 30 tết

Từ xa xưa, ông cha ta luôn đề cao chữ “ Hiếu” đây có thể coi như là một đức tính quan trọng cần có ở mỗi người con Đất Việt khi được sinh ra. Chữ “ Hiếu” được thể hiện thông qua sự hiếu thảo, cũng như thờ cúng tổ tiên ông bà. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam ta, con người luôn có linh hồn. Chính vì vậy, khi con người ta mất đi, linh hồn sẽ lên thiên đàng và sẽ vẫn còn đó. Do vậy, với ông bà tổ tiên dù đã mắt linh hồn vẫn còn đó để phù hộ cho con cháu luôn được mạnh khỏe. Đấy chính là lý do mà chúng ta luôn tin vào mối quan hệ giữa con cháu với ông bà tổ tiên dù còn sống hay đã khuất. 

Nguồn gốc cúng rước ông bà tổ tiên

Chữ “Thờ” biểu hiện một sự tôn kính, cũng như kính trọng của con cháu với ông bà tổ tiên. Điều này được thể hiện xuyên suốt từ khi ông bà tổ tiên còn sống đến khi ông bà tổ tiên đã sang thế giới bên kia. Nó vẫn như là một trách nhiệm của những con cháu cần thực hiện một cách nghiêm túc và thể hiện lòng thành của bản thân. 

Phong tục cúng rước ông bà tổ tiên dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa của ông cha ta từ bao đời nay. Được truyền từ đời này qua đời khác, ngỏ ý muốn nhắc con cháu luôn luôn phải nhớ đến cội nguồn. Đây cũng là một cách thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời cũng là thể hiện tình yêu, lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. 

Ý nghĩa của việc cúng rước ông bà ngày tết

Có thể với nhiều người, đã không còn quá xa lạ với việc cúng rước ông bà vào mỗi dịp năm hết tết đến. Tuy nhiên không mấy ai thắc mắc lý do tại sao lại làm như vậy, bởi đây dường như đã là một động xuyên suốt từ năm này qua năm khác. Được mọi mọi người xem đó là thường niên. Đây chính là một phong tục lâu đời của ông cha ta, để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng của con cháu với tổ tiên ông bà. Những người đã tạo ra các thành quả các trái ngọt cho chúng ta hưởng thụ đến ngày hôm  nay. Do đó cũng là một phần nhắc nhớ chúng ta một lần nữa luôn luôn nhớ ơn, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. 

Xem thêm:  Mùng 1 nên cúng gì cho Thần Tài và ông Địa - Bí quyết thu hút tài lộc và may mắn vào mỗi tháng

Ý nghĩa của việc cúng rước ông bà 

Đây dường như đã là một nét đẹp văn hóa ăn sâu vào trong mỗi con người Việt Nam ta. Nó như nhắc nhở chúng ta cần luôn hiếu thảo với ông bà cha mẹ, một lòng hướng về cội nguồn tổ tiên. Xuất phát từ những điều trên, mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày tết là rất quan trọng, mà mỗi gia đình Việt Nam dù giàu nghèo khác nhau nhưng vẫn đều thực hiện. 

Những lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng rước ông bà chiều 30 tết

Một mâm cúng rước ông bà tổ tiên chuẩn cúng trong ngày tết là một điều không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi sự kinh nghiệm và cẩn thận cùng rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như bạn vẫn còn trẻ và chưa có kinh nghiệm trong hoàn thiện một mâm cúng rước thì cũng đừng quá lo lắng. Với những lễ vật cần chuẩn bị dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện mâm cúng một cách chuẩn và đầy đủ nhất. Cụ thể bao gồm như sau:

– Mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo: Trong đó lưu ý về mâm ngũ quả và hoa nên lựa chọn loại tươi và không dập nát. Mâm ngũ quả cần có những quả biểu tượng cho sự may mắn và phát lộc. Có như vậy mang ý nghĩa phong thủy mang đến những điều tốt đẹp. Không nên sử dụng những loại quả mang ý nghĩ xui xẻo làm giảm vận may cũng như sự phát triển của gia đình bạn. 

Chuẩn bị mâm cúng ông bà tổ tiên ngày tết

– Mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo sở thích cũng như yêu cầu của từng gia đình là khác nhau. Sẽ lựa chọn những món ăn thích hợp là cỗ chay hay cỗ mặn riêng. Các món ăn cần phù hợp với việc cúng bái. Riêng với các món mặn lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng các gia vị có chứa tỏi. Đây là một trong những gia vị cấm kỵ trong cúng khấn. 

– Đèn cầy, trầu cau, bánh chưng, rượu, trà, nến, giấy tiền vàng, …

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một vài lễ vật khác để dâng lên ông bà tổ tiên tùy theo từng gia đình khác nhau. Bởi mỗi gia đình, mỗi nơi, mỗi khu vực và mỗi vùng miền đều sẽ có những phong tục và thờ cúng khác nhau. Do vậy, những lễ vật trên chỉ là tham khảo, nếu khu vực của bạn có những phong tục riêng thì nên chuẩn bị theo và bổ sung thêm các lễ vật cần thiết nhất. Như vậy mâm cúng mới hoàn thiện mà vẫn đảm bảo được nét văn hóa vùng miền và khu vực.  

Xem thêm:  Mâm cúng đầy tháng bé gái gồm những gì?

Nên cúng rước ông bà ở đâu?

Có thể thấy việc cúng rước ông bà là rất quan trọng, ngoài việc chuẩn bị một mâm cúng với các món ăn khác nhau sao cho thích hợp. Thì việc lựa chọn nơi cúng rước ông bà tổ tiên vào dịp tết đến xuân về cũng rất quan trọng. Thường thì hiện nay các gia đình Việt Nam hay thực hiện các hoạt động cúng rước vào ngày 30 Tết, ngày cuối cùng trong năm. Tuy nhiên tùy vào khả năng của từng gia đình mà mỗi gia đình lại lựa chọn một trong 2 cách sau để cúng rước mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng như sau:

– Với một số gia đình có thể dùng cách cúng tại nhà vào chiều 30 Tết: Các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cúng tại nhà với các thức ăn từ mặn đến chay. Tùy thuộc theo khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Chính vì vậy, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn những món ăn cúng hợp lý, vừa phù hợp với các phong tục cúng bái vẫn đảm bảo được nét văn hóa và đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Việc này được thực hiện trực tiếp trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình. Gia chủ sẽ thực hiện cúng khấn và kêu đúng tên tuổi của ông bà tổ tiên để họ có thể về hưởng lộc. 

Nên thực hiện việc cúng ở đâu?

– Tuy nhiên, với một số gia đình lại lựa chọn việc cúng ngay trực tiếp tại khuôn viên mộ phần của ông bà tổ tiên. Trước khi cúng các con cháu sẽ tiến hành dọn dẹp xung quanh phần mộ bằng cách cắt cỏ và quét dọn, lau chùi lại phần mộ phần của ông bà tổ tiên. Để phần mộ được khang trang và sạch sẽ thì sẽ bắt đầu thực hiện việc cúng khấn. Việc cúng khấn ngoài mộ này thường được thực hiện vào chiều 30 Tết. Con cháu sẽ cùng nhau thắp hương và cúng khấn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. 

Chọn thời gian nào thực hiện cúng rước ông bà là hợp lý

Với nhiều người thường nhầm tưởng với việc cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp chính là việc cúng kiếng mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng. Đây là một cách hiểu sai lầm, vì ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng Ông Công Ông Táo về chầu trời báo cáo, chứ không phải là ngày mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Vậy đâu mới là thời gian thực hiện cúng rước ông bà tổ tiên là hợp lý nhất?


Thời gian nào cúng là hợp lý?

Thông thường theo tục lệ của ông bà ta từ bao đời nay, việc cúng rước ông bà vào khoảng thời gian đẹp nhất là ngày cuối cùng trong năm. Đó sẽ là ngày 30 Tết hoặc với những năm thiếu sẽ vào ngày 29 Tết. Tuy nhiên với nhiều gia đình với nhiều sự thuận tiện về thời gian khác nhau có thể cúng rước ông bà tổ tiên từ ngày 28 trở đi. 

Xem thêm:  Bài Văn Khấn Đổ Mái Nhà Mượn Tuổi, Cách Cúng Và Mâm Lễ Vật

Việc cúng khấn là rất quan trọng do vậy bạn cần chuẩn bị thời gian một cách hợp lý nhất. Và thời gian đẹp nhất để cúng ông bà tổ tiên về ăn Tết đó là vào khoảng buổi chiều. Gia đình cần chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ bao gồm: hoa quả, và các món ăn cúng chay hoặc mặn tùy thuộc riêng theo từng đặc trưng của gia đình. 

Cách đặt mâm cúng rước ông bà ngày tết bạn nên biết

Như phần trên bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của mâm cúng rước ông bà tổ tiên vào dịp Tết đến. Nắm được vai trò quan trọng này, nên nhiều người cũng để ý hơn đến cách đặt mâm cúng sao cho thích hợp. Đây cũng là một điều hết sức quan trọng và được nhiều người quan tâm. Vậy bạn đã biết nên đặt mâm cúng ở đâu chưa?

Với các gia đình Việt Nam từ xưa luôn chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ dưới ban thờ, sau đó sẽ đặt mâm cúng lên trên chiếc bàn đó. Phần mâm cúng sẽ được đặt riêng biệt so với phần ban thờ. Trên bàn thờ lúc này chỉ có hoa quả, ngoài ra có thêm bánh kẹo, hay bánh chưng, một trong những loại bánh không thể thiếu của ngày tết. 

Một số lưu ý trước khi cúng rước ông bà chiều 30 tết

Để có một buổi cúng rước ông bà đúng chuẩn nhất, dưới đây sẽ là một vài lưu ý cho bạn có thể tham khảo như:

– Trước khi cúng khấn bạn nên dọn dẹp nhà cửa một cách sạch sẽ, không nên để nhà cửa bừa bộn mà đã bắt tay vào cúng. Điều này thể hiện sự không tôn trọng với những ông bà tổ tiên. 

– Ăn mặc: Nên lựa chọn các trang phục quần dài áo dài, trang trong lịch sự. Không nên mặc những trang phục ngắn, phản cảm.

– Hương đốt cần được cháy liên tục thể hiện sự thuận lợi và may mắn. 

– Hoa quả sử dụng cần tươi và không được sử dụng hoa quả giả. 

Từ những chia sẻ chi tiết từ bài viết trên, chắc hẳn mỗi chúng ta ngay cả những người mới tìm hiểu cũng đã có được những thông tin cơ bản. Mong rằng, qua đây, mỗi chúng ta có thể xắn tay và bắt tay vào làm ngay được một mâm cúng rước ông bà tổ tiên ngày tết hoàn thiện và tươm tất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.