Mâm cúng giỗ gia tiên, ông bà gồm những gì, quy trình chuẩn bị mâm cúng giỗ sao cho đúng chuẩn, trọn vẹn?
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, lễ cúng giỗ gia tiên là một trong những dịp quan trọng nhất trong năm để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những thông tin xoay quanh mâm cúng giỗ ông bà, tổ tiên.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của mâm cúng giỗ ông bà là gì?
Hàng năm, mỗi gia đình đều có những ngày quây quần bên anh em, gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho ông bà, những người đã khuất trong nhà. Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người Á Đông, phong tục thờ cúng tổ tiên được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà ai ai cũng thực hiện với một tấm lòng tôn kính.
Ý nghĩa của việc cúng giỗ ông bà chính là thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ, biết ơn của thế hệ con cháu gửi tới những người đã khuất.
Xét về mặt tâm linh, con người ta quan niệm, hàng năm, ông bà, tổ tiên ở thế giới khác sẽ được về với con cháu trong ngày cúng giỗ. Khi đó, Diêm Vương sẽ cho phép các linh hồn trở về dương gian vui vầy bên con cháu, thụ hưởng lễ vật và nhận quần áo, tiền vàng để tiêu ở âm gian.
Ngày giỗ còn là dịp để con cháu đoàn tụ, sum vầy bên nhau, gắn kết tình cảm gia đình, anh em. Bởi vậy, dù giàu có hay nghèo khổ, dù gia đình có điều kiện hay không thì con cháu cũng luôn cố gắng để chuẩn bị mâm cúng giỗ cho gia tiên vào những ngày nhất định trong năm.
Tìm hiểu thông tin quan trọng về những ngày giỗ ở Việt Nam
Trước khi tìm hiểu mâm cúng giỗ ông bà cần chuẩn bị những gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về các ngày giỗ ở Việt Nam nhé.
Ngày giỗ đầu (Tiểu Tường)
Ngày giỗ đầu hay còn gọi là Tiểu Tường trong tiếng Hán là ngày giỗ được thực hiện 1 năm sau vào đúng ngày người đó mất đi. Khi đó, người mất mới mất được một năm, người thân và gia đình vẫn chưa thể vơi đi buồn thương, tiếc nuối.
Ở nhiều nơi trong ngày giỗ đầu con cháu vẫn mặc tang phục và thể hiện thái độ trang nghiêm như trong ngày tang lễ.
Ngày giỗ hết (Đại Tường)
Ngày giỗ hết hay còn gọi là ngày Đại Tường là ngày giỗ được tổ chức sau hai năm, vào đúng ngày người đã khuất mất đi. Ngày giỗ Đại Tường vẫn nằm trong thời kì tang nên người nhà vẫn chưa hết xót thương và không khí đám giỗ vẫn rất trầm mặc. Nhiều nơi cũng vẫn mặc tang phục để thể hiện niềm tiếc thương đối với người đã khuất.
Ngày giỗ thường (Cát Kỵ)
Ngày giỗ thường là ngày giỗ dành cho người đã mất được hơn 3 năm. Trong ngày giỗ này, con cháu mặc thường phục, vẫn tổ chức lễ cúng giỗ trong sự trang nghiêm nhưng không còn tang thương như ngày giỗ đầu và giỗ thứ hai nữa.
Ngày giỗ thường được duy trì đến 5 đời, sau 5 đời thì vong linh người quá cố được siêu thoát nên có thể không cần thiết phải tổ chức lễ cúng thường niên nữa mà có thể nạp vào kỳ xuân tế.
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giỗ ông bà đầy đủ
Không ai quy định mâm cúng giỗ ông bà bắt buộc phải bao gồm những món đồ gì mà chỉ theo nhau truyền từ đời này sang đời khác mà học tập làm theo. Chính bởi vậy, mâm cúng giỗ ở từng vùng miền sẽ khác nhau. Có nơi chỉ tổ chức trong phạm vi anh em họ hàng. Có nơi lại mở rộng quy mô sang cả làng cả xóm và kéo dài tới 2-3 ngày.
Ngay ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam, mâm cúng giỗ ông bà tổ tiên cũng có nét khác biệt. Cụ thể:
Mâm cúng giỗ ông bà ở miền Nam
Mâm cúng giỗ ở miền Nam thường bao gồm:
- 1 món kho có thể là thịt heo kho, cá lóc kho
- 1 món luộc thường là thịt ba chỉ luộc, thịt gà luộc
- 1 món hầm thường là xương hầm, giò heo hầm với măng
- 1 món xào có thể là thịt xào với các đồ rau của quả, hoặc hải sản sào như tôm xào, bạch tuộc xào.
Ngoài những món ăn cơ bản thì trên mâm cúng cần bày thêm những thức đồ lễ khác như:
- 1 đĩa giò heo
- 1 đĩa nem
- rau củ luộc
- bát nước chấm
- 6 bộ bát đũa
- 1 bình hoa tươi
- 1 mâm ngũ quả
- hương nhang
- Giấy tiền, vàng mã, quần áo
- Gói bánh, kẹo
Mâm cúng giỗ ông bà ở miền Trung
Mâm cúng giỗ miền Trung sẽ bao gồm 4 loại thức ăn chính là món xào, món canh, món ăn từ thịt, món ăn từ tôm cá, cụ thể như:
- Thịt vịt luộc (đi kèm với nước mắm gừng)
- Thịt gà xé nhỏ (ăn kèm với rau răm tiêu muối)
- Thịt heo luộc với mắm tôm (đi kèm với rau sống)
- Thịt heo quay
- Thịt bò nướng
- Thịt heo kho
- Nem chả
- Cá chiên từng khúc nhỏ
- Cá kho
- Tôm rim hoặc tôm rang
- Đậu trắng
- Khoai tây chiên
Và tất nhiên cũng sẽ không thể thiếu những món đồ cúng lễ cơ bản khác như:
- Hương nhang
- Giấy tiền, vàng mã
- Đĩa ngũ quả
- Bình hoa tươi.
Mâm cúng giỗ ông bà ở miền Bắc
Đối với mâm cúng của người miền Bắc, các món đồ lễ trong mâm cúng thường bao gồm:
- Cơm trắng (thường chia ra 6 bát cơm, cùng với 6 đôi đũa bày trên bàn)
- 1 đĩa xôi (thường là xôi gấc, xôi đỗ)
- Bánh dầy hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chả hay đĩa giò lụa
- 1 đĩa thịt luộc
- 1 bát thịt kho tàu
- 1 bát canh xương, có thể là xương hầm với rau củ quả hoặc hầm măng
- 1 đĩa gà luộc (gà được chặt miếng, xếp vào đĩa, cách xếp sắp cũng phải đẹp mắt, gọn gàng, không được lộn xộn)
- Nộm rau
- Miến xào lòng, miến nấu
- 1 đĩa nem
Ngoài ra thì gia chủ cũng cần chuẩn bị những món đồ cúng khác như:
- 1 bình hoa tươi
- 1 mâm ngũ quả
- Hương nhang
- Giấy tiền, vàng mã, quần áo
Quy trình cúng giỗ ông bà đúng chuẩn
Ngày cúng giỗ ông bà thường được tổ chức vào đúng ngày mất của ông bà trong những năm tiếp theo. Vào những ngày này, con cháu thường tụ họp và cùng nhau chuẩn bị mâm cúng giỗ.
Tùy vào từng gia đình mà mâm cúng có thể được chuẩn bị trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Tuy nhiên thì quy trình cúng lễ vẫn sẽ được diễn ra theo đúng đủ trình tự như sau:
Chuẩn bị mâm cúng
Mâm cúng thường được con cháu trong gia đình cùng nhau chuẩn bị, từ khâu đi chợ mua đồ đến khâu nấu nướng, bày biện mâm cúng. Đây cũng là khoảng thời gian để anh chị em trong gia đình có thể trò chuyện với nhau nhiều hơn, chia sẻ với nhau những câu chuyện thường nhật hàng ngày.
Bày biện mâm cúng
Các thức đồ lễ sau khi được chuẩn bị xong sẽ được bày biện trên bàn, trên mâm, trước ban thờ gia tiên. Người đại diện của gia đình sẽ đứng ra cúng lễ, mời ông bà về thụ hưởng lễ vật.
Nghi thức cúng lễ
Sau khi thắp ba nén hương và cắm trên bát hương của gia đình, gia chủ vái ba vái rồi bắt đầu đọc bài văn khấn. Nội dung bài văn khấn thường nêu rõ tên tuổi của ông bà, nơi an táng để chắc chắn mời đúng người về thụ hưởng. Sau đó thể hiện tấm lòng thành của con cháu dâng lên mong ông bà về thụ hưởng và phù hộ cho con cháu được bình an, khỏe mạnh.
Đốt hóa tiền vàng
Sau khi hương đã cháy hết, gia chủ nên mang tiền vàng, quần áo của ông bà ra ngoài sân đốt. Trong khi cúng và đốt vàng mã nên mở cổng, mở cửa rộng để ông bà có thể vào nhà thụ hưởng.
Khi đốt tiền vàng, nên đốt cho thổ công táo quân, thần đất thụ hưởng trước, sau đó mới nêu tên của từng người đã khuất trong nhà để mọi người biết phần mình mà nhận lễ chứ không tranh nhau.
Thường thì gia chủ sẽ ghi tên lên trên bộ quần áo để người âm có thể nhận được đầy đủ và không bị lẫn đi đâu khác hay bị tranh cướp bởi những vong linh mạnh hơn.
Khi đốt tiền vàng, gia chủ nên lưu ý đốt cho cháy hết, không được để quần áo, tiền vàng còn sót lại những mẩu vụn chưa cháy.
Như vậy theo quan niệm dân gian sẽ là người âm nhận được phần đã cháy hết, tức là tiền vàng, quần áo khi nhận được có thể không nguyên vẹn bởi một phần vẫn còn sót lại trên nhân gian.
Hạ lễ, thụ hưởng lễ vật
Sau khi cúng ông bà, tổ tiên xong, con cháu trong nhà sẽ xin hạ mâm cơm cúng để thụ hưởng. Thường thì nếu anh em, con cháu trong nhà đông, gia chủ sẽ chuẩn bị từ 3-5 mâm cơm, thậm chí nhiều hơn nhưng chỉ đặt một mâm cơm lên cúng.
Những mâm còn lại sẽ được đem lên khi đến giờ ăn cơm. Tuy nhiên mọi người ở dưới cũng không được ăn vụng hoặc ăn mâm cơm khác trước thời điểm cúng ông bà tổ tiên xong vì đó có thể được xem là hành vi bất kính.
Thời gian ăn uống là khoảng thời gian mọi người được sum vầy, là khoảng thời gian hết sức ý nghĩa. Con cháu trong gia đình thường dành thời gian cả ngày hôm đó chỉ để cúng giỗ, ăn uống và quây quần bên nhau.
Trước khi ra về, mọi người cũng có thể cùng chia cho nhau những thức đồ cúng khác như trái cây, bánh kẹo để cùng được hưởng lộc từ ông bà, gia tiên.
Có nên đặt mâm cúng giỗ ông bà trọn gói từ Đồ Cúng Nhân Tâm không?
Việc đặt mâm cúng giỗ trọn gói sẽ giúp gia chủ có một mâm cúng hoàn chỉnh, đầy đủ trong một thời gian ngắn. Thậm chí, nhiều gia đình còn đặt riêng mâm cúng thắp hương gia tiên riêng và chuẩn bị phần cỗ cho con cháu riêng.
Những thức cỗ dành cho con cháu có thể khác với những món thắp hương ông bà. Vì vậy, việc đặt mâm cúng trọn gói giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Đồ Cúng Nhân Tâm đảm bảo cung cấp những mâm cúng chất lượng, an toàn, trình bày đẹp mắt, với nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng tha hồ chọn lựa.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây, bạn đã biết cách chuẩn bị mâm cúng ông bà trong ngày giỗ. Nếu có nhu cầu đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói, bạn có thể liên hệ với bên Đồ Cúng Nhân Tâm để được tư vấn về mâm cúng phù hợp và báo giá chi tiết. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi.