Chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không? Và có ngủ lại được không?

Nhập trạch là nghi lễ quan trọng báo cáo với thần linh và tổ tiên về nơi ở mới của gia đình. Sự kiện cúng về nhà mới đầy thiêng liêng nên thường chọn ngày tốt để làm nghi lễ và ngày đó rơi vào ngày thường trong tuần. Đối với người làm giờ hành chính văn phòng thì dường như khó xin nghỉ phép tại cơ quan để về làm nghi thức. Vậy với phương án chuyển đồ trước khi nhập trạch được không?  Câu trả lời của bạn sẽ là có hay là không? Với Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm, đáp án đúng sẽ nằm trong bài phân tích về chủ đề ‘chuyển đồ trước khi chúng nhập trạch’ ngay bài viết sau đây.

Vì sao chuyển đồ trước làm lễ về nhà mới?

Dọn đẹp nhà cửa qua nơi ở mới là thay đổi môi trường sống hoàn toàn xa lạ. Để vận may và có nhiều thuận lợi trước khi chuyển nhà mới thì bạn nên xem phong thuỷ hoặc mời thầy về tư vấn chọn ngày phù hợp làm lễ nhập trạch. Việc xem ngày cũng rất cần thiết, nếu chọn đúng ngày thì các thành viên trong gia đình tiếp tục được che chở, tiếp đón tài lộc vào nhà. Và có 2 tình huống thường gặp khiến bạn muốn chuyển đồ sớm hơn lễ nhập trạch:

  • Ngày nhập trạch quá xa so với dự kiến: Có thể là nhà trọ bạn đang thuê sắp hết hợp đồng, nhanh chóng bàn gian cho người mới. Nếu bạn tiếp tục ở trễ thêm bao nhiêu thì vẫn bị tính thêm chi phí bấy nhiêu ngày nên bạn sẽ cần phải chuyển đồ đạc qua nhà mới càng sớm càng tốt.
  • Ngày cúng về nhà mới rơi vào giữa tuần:Với người làm giờ hành chính, đó là ngày làm việc tại cơ quan nên vẫn ưu tiên cho việc cơ quan. Vậy nên trong trường hợp ngày, bạn nên ưu tiên ngày nghĩ cuối tuần để chuyển đồ về nơi ở mới trước. Lúc này bạn chỉ còn mỗi lễ cúng nhập trạch mà không còn phải lo vướng bận gì hết.
Xem thêm:  Mâm cúng thôi nôi miền Nam cho bé trai, gái

Chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không?

Nhập trạch là nghi thức không thể thiếu khi chuyển về nơi ở mới, nhập trạch được tính khi đã làm lễ cúng tại ở mới. Vì vậy, bạn chuyển đồ đến nơi ở mới mà chưa thực hiện nghi lễ cúng về nhà mới cũng không được tính là nhập trạch. Quan niệm phong tục tín ngưỡng ngày càng trở nên linh động hơn phù hợp với lối sống xã hội hiện đại. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng về vấn đề chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không?

Theo phong thuỷ, việc làm này không có ảnh hưởng đến bạn hay gia đình,  mà quan trọng nhất là làm đúng thủ tục, đầy đủ lễ vật cho nghi thức nhập trạch đúng truyền thống của dân tộc Việt Nam

Chưa nhập trạch có ngủ lại được không?

Ông cha xưa có quan điểm, chỉ ngủ tại nhà mới sau khi nhập trạch. Nếu đây là ngôi nhà chưa có ai từng ở hoặc lâu rồi không có có người dùng thì đây là nơi lý tưởng cho các vong linh trú ngụ. Do vậy, dù bạn có chuyển đồ vào rồi mà chưa làm lễ nhập trạch ra mắt ông bà tổ tiên hãy nhanh chóng chuyển đồ và rời khỏi đây.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôi nhà mới sắp tới bạn sẽ là chủ nhân và với lý do bất đắc dĩ khiến bạn cần phải ngủ lại tại nơi ở mới khi chưa làm lễ nhập trạch thì vẫn bình thường, không vấn đề gì hết.

Xem thêm:  Khoan giếng có cần cúng không? Lễ vật cúng, bài văn khấn

Thủ tục chuyển đồ trước khi làm lễ nhập trạch

Nhằm giúp cho quá trình vận chuyện đồ đạt của bạn đến nhà mới đầy thuận lợi và suôn sẻ. Sau đây là thứ tự các bước bạn cần thực hiện trước khi qua nhà mới:

  • Thứ nhất, bạn nên xem ngày nhập trạch hợp mới mệnh của bản thân.
  • Thứ hai, thời gian chuyển qua nhà mới và làm lễ phải trước 3h chiều.
  • Thứ ba, quan sát nơi ở mới cần gì phải thay đổi hay sửa sang thì tiến hành sữa chữa khi đi chuyển qua.
  • Đến ngày phù hợp thì nhanh chóng dọn đồ qua và làm lễ nhập trạch.

Cần lưu ý gì trước khi chuyển về nhà mới 

Lễ nhập trạch có ý nghĩa quan trọng đối với các vị thần, gia tiên, gia đình và bản thân bạn. Bên cạnh vấn đề chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không thì phía trên là quy trình chuyển đồ trước khi làm lễ nhập trạch và tiếp theo dưới đây là những lưu ý cần tránh trước khi chuyển về nhà mới.

  • Thuê xe chở đồ: tuỳ thuộc số lượng nhiều hay ít mà nên thuê xe ba gác, xe tải chở thuê cho phù hợp.
  • Trong quá trình vận chuyển, hạn chế tối đa sự ồn ào làm ảnh hưởng xung quanh.
  • Bỏ lại những vật dụng tuổi thọ không cao hoặc không có tuổi thọ như ly, chén vỡ
  • Nếu có tượng bàn thờ thần tài thổ địa, bàn thờ không dùng được thì đêm bỏ bên bờ sông, bàn thờ dùng được thì đặt trong thùng giấy hoặc carton, dán băng keo kín. Tượng 2 ông thần tài thổ đại cùng với bát hương cũng được xử lý bỏ vào thùng giấy và quấn kín. Tránh cho vong nhập vào trong quá trình vận chuyển.
  • Nên đặt những món đồ có tính phong thuỷ cao như bếp lửa, chiêu đang sử dụng … vào trước xua đuổi tà khí.
  • Đồ đạc sau khi chuyển qua chưa nhập trạch nên sắp xếp gọn gàng
Xem thêm:  Đồ vật trong mâm bốc thôi nôi cho bé trai, gái gồm những gì?

Vây là chuyển đồ trước khi nhập trạch được hay không đều không ảnh hưởng đến gia đình, chưa nhập trạch ngủ lại được hay không còn tuỳ vào yếu tố tin vào tâm linh của bạn. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ai cũng bận rộn và để tối ưu thời gian cũng như tiết kiệm chi phí khi làm mâm cúng nhập trạch. Hãy liên hệ ngay Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm để đặt mâm cúng trọn gói theo yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.