Hướng dẫn cách bày mâm cúng đầy tháng bé trai, gái đúng chuẩn

Cúng đầy tháng hay còn gọi là tục cúng Mụ. Đây là thời điểm đã qua một tháng sau sanh đối với mẹ và bé. Ngày này người trong gia đình dâng lễ lên gọi là mâm cúng đầy tháng nhằm cúng tạ ơn những vị tiên nương. Những người được cho là che chở mẹ và bé từ khi thai nghén cho tới khi bé thành niên.

1. Ý NGHĨA MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG LÀ GÌ?

Từ xưa tục cúng đầy tháng đã được coi trọng và lưu truyền cho tới nay. Cúng đầy tháng cho bé còn nhằm thông báo sự có mặt của thành viên mới đã được một tháng. Đồng thời để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các đấng thần linh sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.

Được biết những vị đã che chở cho mẹ và bé bao gồm 12 Bà Mụ đã có công “nặn” ra em bé, một Bà Chúa và ba Đức Ông đã phù hộ bảo bọc để cho mẹ tròn con vuông.

2. CÁCH BÀY MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG THƯỜNG GỒM GÌ?

Điều không khỏi thắc mắc của nhiều ông bố bà mẹ là lễ vật sẽ gồm những gì. Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ mách nhỏ bạn ngay sau đây để có buổi cúng đầy tháng trọn vẹn nhé. Đồ dâng cúng không cần quá cầu kỳ phô trương gây lãng phí. Chỉ cần dủ lễ và thành tâm là được rồi quý vị nhé!

Lễ vật mâm cúng đầy tháng bao gồm:

– Bình hoa tươi

– Mâm quả

– Trà, rượu, nước

– Nhang, đèn, vàng mã, giấy cúng đầy tháng

– Gà hoặc vịt luộc

– Heo quay bánh hỏi (nếu có)

– Xôi nếp 13 phần

– Chè trôi 13 phần( đối với bé gái), cúng chè đậu trắng 13 phần nếu là bé trai

Xem thêm:  Bài văn khấn cúng cất nóc nhà mượn tuổi, và mâm lễ vật

– Trầu têm 13 phần

– Ly, chén, đũa, muỗng

– Văn khấn, lư cắm nhang

3. NGÀY GIỜ ĐẸP CÚNG ĐẦY THÁNG

Theo dân gian, lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo lịch Âm. Ngoài ra, nhiều địa phương còn quan niệm tính ngày đầy tháng tuân theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”.

Như vậy nếu là bé trai thì sẽ cúng hơn 2 ngày so với ngày sinh Âm lịch. Còn lại là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày. Vì người xưa cho rằng con trai phải luôn là người đi trước thì mới dễ thành công. Con gái phải biết nhường nhịn, biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc.

Ví dụ:

Bé gái sinh 21/7 Âm lịch thì cúng đầy tháng vào ngày 20/8 Âm lịch.

Bé trai sinh 21/7 Âm lịch thì cúng đầy tháng vào ngày 23/8 Âm lịch.

Đối với giờ cúng ba mẹ sẽ chọn giờ hàong đạ là khung giờ tốt trong ngày. Ngoài ra còn lựa chọn giờ cúng theo tam hợp với giờ sanh bé để cúng đầy tháng được nhiều may mắn.

4. HƯỚNG DẪN CÁCH BÀY CÚNG ĐẦY THÁNG ĐÚNG CHUẨN

Cúng đầy tháng là một dịp trọng đại cho bé do đó bạn cần nhớ một số lưu ý nhé!

Khi sắp mâm, bày mâm cúng đầy tháng cần nhớ nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức phía Đông thì đặt bình hoa, phía Tây đặt mâm quả. Đồ lễ cần sắp gọn gàng ngay ngắn không nên chồng chéo lộn xộn.

Sau khi bày biện mọi thứ xong, bố mẹ bé hoặc người lớn tuổi trong nhà sẽ cúng khấn. Trước khi cúng đầy tháng phải cúng xin phép các ban thờ khác trong nhà nếu có. Cúng xin theo thứ tự từ lớn tới bé mới tới ban cúng Mụ.

Tiếp đó người cúng thắp đèn cầy, rót trà rượu nước đầy đủ. Xong rồi mới thắp 3 nén nhang, rồi bế trẻ ra trước bàn cúng và khấn theo bài khấn. Khấn xong cắm nhang, thường sau đó có tục “Bắt miếng”, nhằm mong muốn Mụ dạy bé con khéo ăn khéo nói về sau.

Xem thêm:  Cách chuẩn bị mâm cơm cúng 30 Tết, và bài văn khấn

Tục “Bắt miếng” đơn giản là cầm bông hoa nhúng ly nước sạch cúng trên bàn quơ qua lại miệng bé. Cùng lúc nói lời hay ý đẹp, mong muốn tốt đẹp cho bé sau này kéo ăn nói được quý mến.

5. VĂN KHẤN CÚNG ĐẦY THÁNG HAY NHẤT

Tùy từng vùng miền mà bài văn khấn có câu chữ khác nhau. Nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các đấng thần linh gia tiên, ngày cúng, tên vợ chồng và đứa con, lý do cúng, bày tỏ lòng biết ơn và lời cầu mong các vị sẽ phù hộ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng 12 vị tiên nương.

Chúng con kính lạy các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm … sinh được con (trai, gái) đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …

Nay chúng con thành tâm dâng kính lễ vật cúng đầy tháng cho cháu, xin dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con xin được tâu trình:

Nhờ ân điển của chư vị thần linh cùng gia tiên cho chúng con sinh cháu tên … ngày … được mẹ tròn con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị linh thiêng giáng lâm trước án. Kính xin chư vị chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì cho cháu được tươi đẹp, thông minh, mạnh khỏe, nhiều vinh hoa phú quý. Phù hộ cho gia đình con được bình an, gặp dữ hóa lành.

Xin thành tâm cúi lễ, nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

6. CÚNG ĐẦY THÁNG TẠI 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM CÓ KHÁC BIỆT GÌ?

Khác biệt vùng mền ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến đôi nét trong tục cúng đầy tháng. Có thể nói đến như:

Xem thêm:  Thắp hương xong bao lâu thì hóa vàng và hạ lễ?

Về xôi cúng miền Bắc thường sử dụng xôi vò để cúng. Trong khi người miền Trung sẽ cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc. Người miền Nam thường chỉ cúng xôi gấc.

Về bộ tam sên người miền Bắc sẽ luộc chín những lễ vật trong bộ tam sên. Nhưng người miền Trung và Nam thì một số người thường để sống.

Cúng lễ mặn người miền Bắc thường cúng gà trống. Người miền Nam thường hay cúng thịt quay hoặc gà vịt luộc. Còn với người miền Trung sẽ dùng gà trống hoặc gà mái.

Một điểm khác biệt nữa là miền Nam người ta thường sẽ cúng thêm những món đồ chơi, sách, bút… để sau khi hạ lễ giữ lại lấy lộc cho bé. Còn ở miền Bắc và Trung thì không cúng đồ chơi, thay vào đó sau khi hạ lễ người thân sẽ tới chúc mừng và lì xì cho em bé.

Trên đây là những tài liệu sưu tầm của Đồ Cúng Nhân Tâm về nghi thức cúng đầy tháng cho bé, cách bày mâm cúng đầy tháng, bày mâm cúng mụ bé trai, bé gái. Hi vọng bài viết hôm nay sẽ có ích với bạn chuẩn bị tốt nhất cho ngày đầy tháng của bé yêu. Mọi thông tin chi tiết về lễ cúng đầy tháng quý vị có thể gọi về số hotline của chúng tôi hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.