Thắp hương cúng thần linh, ông bà tổ tiên ngày Tết là một trong những nét đẹp văn hóa được lưu truyền và gìn giữ ngàn đời nay của người dân Việt. Việc chuẩn bị sắm sửa đồ thờ cúng, trang hoàng bàn thờ gia tiên thật tỉ mỉ chu đáo không chỉ góp phần làm đẹp cho không gian mà còn thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh và tổ tiên nội ngoại. Tuy nhiên, cách thắp hương ngày Tết lại có đôi chút khác biệt so với các ngày thường. Do theo quan niệm của người Việt ngày tết là ngày khởi đầu của một năm mới và nếu không thắp hương đúng cách thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vượng khí, bình an của gia đình trong cả năm. Vậy thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng cho chuẩn phong thủy? Cùng Đồ Cúng Nhân Tâm tìm hiểu thêm trong bài sau nhé!
Nội Dung Chính
Cách thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng chuẩn nhất?
Từ xa xưa, người Việt ta đã rất coi trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên nguồn cội của mình, vì gốc có tốt thì cây mới có thể xanh ngọn và phát triển. Chính vì thế nên mọi việc liên quan đến vấn đề thờ cúng luôn được ông cha ta đã đặt ra những quy tắc riêng và yêu cầu con cháu các thế hệ sau cần đảm bảo tuân thủ theo để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình. Vậy cách thắp hương ngày Tết như thế nào cho đúng chuẩn nhất?
Đầu tiên, đối với trang phục mặc để thắp hương ngày tết cũng đóng vai trò rất quan trọng. Gia chủ nên lựa chọn những chiếc áo có cổ, quần dài chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. Bởi đây được xem là hành động đầu tiên thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với ông bà tổ tiên những người đã khuất trong gia đình. Ngoài ra trong lúc thắp hương ngày tết, gia chủ cần giữ trạng thái khoan thai, vui vẻ, thoải mái, để không khí buổi thờ cúng không bị ủ rũ.
Tiếp theo gia chủ cần nhớ số lượng nhang được thắp lên bàn thờ gia tiên cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Người Việt xưa thường dùng các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 để dâng lên bàn thờ tổ tiên, vì theo phong thủy số lẻ tượng trưng cho may mắn. Do đó nếu gia đình sử dụng bát hương thờ to thì có thể cắm từ 3 nén hương, còn không mỗi lần gia chủ chỉ cần thắp 1 nén là đủ.
Thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng
Gia chủ nên chọn những loại hương tốt và có cuốn tàn đẹp để sử dụng cho việc thắp hương vào ngày tết. Bởi theo quan niệm, tàn hương ngày Tết càng cong thì gia đình càng gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Tuy nhiên, gia chủ cần mua hương tại những cơ sở uy tín vì những loại hương này thường tẩm rất nhiều hóa chất và không tốt cho sức khỏe con người.
Trong lúc thắp hương bàn thờ gia tiên ngày Tết, gia chủ nên cầm nén hương cho chắc chắn và tránh làm rơi tàn nhang bởi nó sẽ mang lại điềm xấu cho gia đình vào ngày Tết. Bên cạnh đó, ngày nay nhiều người không biết thường dùng miệng để thổi hương khi lửa đang còn cháy và ghé sát mũi để ngửi mùi thơm của hương. Tuy nhiên đây lại là một trong những điều cấm kỵ trong thờ cúng vì nó thể hiện sự thiếu tôn trọng với các bậc bề trên.
Trong lúc thắp hương ngày Tết, sẽ không thể tránh khỏi những trường hợp có những nén hương chưa bắt lửa hết nên đầu hương chưa chuyển thành màu đỏ hồng được. Lúc này gia chủ nên sử dụng bật lửa và tiếp tục thắp chứ không nên tự ý bỏ tàn nhang đi. Sau khi thắp hương xong, nếu thấy nhang tàn rơi trên bàn thờ thì gia chủ nên lấy một chiếc khăn sạch và khô để lau đi, chứ không được dùng miệng để thổi trực tiếp.
Hướng dẫn cách thắp hương vào những ngày đặc biệt trong dịp Tết
Trên đây là những quy tắc chuẩn mà gia chủ cần lưu ý trong những lần thắp hương cúng bái ngày Tết. Tuy nhiên vào dịp Tết có rất nhiều các ngày lễ khác nhau, mà mỗi ngày lại có một ý nghĩa và cách bài trí sắp xếp bàn thờ riêng biệt. Do đó trong nội dung dưới đây Đồ Cúng Nhân Tâm xin chia sẻ đến quý gia chủ cách thắp hương bàn thờ gia tiên vào một số ngày quan trọng trong dịp Tết giúp mang lại nhiều may mắn nhất cho gia đình.
Cách thắp hương bàn thờ ngày 23 tháng chạp
Đây là một trong những ngày đặc biệt quan trọng mở đầu để chuẩn bị bước sang một năm mới đầy may mắn, tốt đẹp. Ngày 23 tháng chạp hàng năm hay còn được gọi cái tên gần gũi hơn là ngày ông Công ông Táo lên trời. Theo sự tích dân gian xưa, đây là các vị thần chuyên cai quản việc bếp núc trong gia đình. Để tạm biệt năm cũ và bước sang một năm mới, các ông có nhiệm vụ cưỡi cá chép về chầu trời để báo cáo sự tình dưới hạ giới trong một năm qua cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Để các thần trở về đúng hẹn và an toàn, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng và thắp hương để tiễn các Ngài về trời.
Cách thắp hương ngày tết ông Công ông Táo đúng chuẩn là gia chủ nên bày biện mâm cỗ sau đó mới lên hương. Trong đó, cá chép được xem là phương tiện chính của các ông, vì thế gia chủ cần chuẩn bị ba con cá chép, sau khi cúng xong thả xuống sông hoặc ao hồ gần nhà để phóng sinh. Khi thắp hương gia chủ cũng lấy hương số lẻ để thắp, nếu bát hương quá đầy thì rút chân hương và để lại 3 – 5 chân hương.
Việc thắp hương cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện kịp thời để các ông kịp giờ lên chầu trời. Gia chủ có thể thắp hương trước vào ngày 22 hoặc tốt hơn hết thì gia chủ vẫn nên thực hiện vào trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.
Cách thắp hương vào đêm 30 Tết
Giao thừa được xem là thời khắc quan trọng nhất trong năm khi chúng ta bỏ lại đằng sau những nỗi buồn, sự xui xẻo của năm cũ và chào đón những điều mới mẻ, hạnh phúc trong năm mới. Thông thường nghi lễ thắp hương đêm 30 Tết sẽ được thực hiện vào chính Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng chạp, thời khắc chuyển sang mùng 1 của năm mới.
Trong đó, gia chủ cần thực hiện hai nghi thức cúng, một mâm cúng ngoài trời một mâm cúng trên bàn thờ gia tiên. Đối với việc thắp hương ngày Tết gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật sau: hương hoa, trầu cau, hoa quả, đèn nến, vàng mã, mâm cơm cúng,… Gia chủ sau khi soạn sửa xong thì dâng lên cúng lên để mời ông bà tổ tiên cùng các vị thần về sum họp vào ngày cuối năm. Khi tiếng pháo vang lên báo hiệu năm mới đã đến, gia chủ cần tiến hành dâng hương và khấn vái để đánh dấu một chặng đường mới bắt đầu. Khi hết 3 tuần hương thì gia chủ có thể hóa vàng và hạ lễ.
Cách thắp hương 3 ngày tết
Sau lễ cúng của đêm Giao Thừa nhiều gia đình Việt còn sửa soạn cơm cúng gia tiên vào ba ngày Tết. Trong đó, các lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào những ngày này là mâm ngũ quả, hương, hoa, trầu cau, bánh kẹo, rượu, vàng mã và mâm cơm cúng mặn. Đối với mâm cơm này có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục vùng miền của từng nơi. Sau khi bày biện hoàn tất, gia chủ lên hương và tiến hành khấn vái.
Thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng
Ở mỗi vùng miền, địa phương khác nhau lại có những loại hoa quả thắp hương ngày tết khác biệt. Tuy nhiên theo kiến thức phong thủy, trên bàn thờ ngày Tết cần có ít nhất 5 loại quả với màu sắc tươi tắn như đỏ, cam, xanh, vàng, trắng,…tượng trưng cho ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Những loại quả mà gia chủ có thể chọn để thắp hương ngày tết đó là chuối, lê, đào, dừa, đu đủ, xoài,…
Ngoài ra, có nhiều gia chủ thắc mắc có nên thắp hương liên tục cả ngày vào 3 ngày Tết hay không? Bởi người xưa quan niệm rằng việc thắp hương liên tục trong các ngày lễ Tết sẽ giúp mang lại cảm giác ấm cúng cho gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thủy thì việc thắp hương như này là không đúng. Bởi chắc chắn rằng gia chủ sẽ không thể bổ sung đồ thắp hương liên tục được, khi thắp hương mà gia chủ vẫn giữ nguyên đồ cũ thì có nghĩa là mời gia tiên ăn đi ăn lại. Gia chủ chỉ nên thắp hương khi mới dâng lên ông bà tổ tiên và các vị thần mâm cúng mới. Còn nếu muốn có hương khói liên tục thì gia chủ có thể sử dụng hương vòng để thắp ngày Tết.
Thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Cúng Nhân Tâm Hà về cách thắp hương ngày Tết thế nào cho đúng cho chuẩn phong thủy nhất. Ngoài ra, khi thắp hương gia chủ cần chú ý tránh động chạm đến bát hương vì nó có thể mang đến những điều xui xẻo cho gia đình. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn gia chủ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline để được các chuyên viên giải đáp nhanh nhất. Xin chào và hẹn gặp lại quý gia chủ trong các chủ đề thú vị tiếp theo!