Rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn, bài văn khấn chuẩn

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam ta thì trong năm sẽ có rất nhiều những dịp lễ lớn nhỏ cần phải cúng. Cúng cô hồn rằm tháng 7 được xem là một hoạt động tâm linh và là văn hóa lâu đời của người Việt ta. Vậy rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn?

Cúng cô hồn có mục đích là cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người đã bị chết oan phải sống lang thang không nơi nương tựa, không có người thờ phụng. Đây cũng là cách mà người sống tin rằng khi làm vậy sẽ không bị những linh hồn kia quấy phá ngược lại còn được họ biết ơn mà phù hộ độ trì giúp. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn ra sao? Rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn? 

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam và những người Á Đông thì con người sẽ tồn tại ở 2 phần đó là: phần xác và phần hồn.

Khi con người sống thì phần xác và phần hồn sẽ được hòa làm 1, nhưng khi con người chết đi thì phần hồn sẽ tách khỏi xác và tiếp tục tồn tại trong khi phần xác sẽ bị phân hủy theo thời gian. Tùy theo khi sống người đó ăn ở thế nào thì khi chết đi sẽ được ở những nơi khác nhau, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu đã gây ra linh hồn của họ chưa được tiếp nhận nên họ phải chịu cảnh lang thang, đói rét và tìm cách quấy rối người sống. Những linh hồn này sẽ được gọi là cô hồn.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách viết tờ cấp cho người âm đúng chuẩn tâm linh

Cúng cô hồn được xem là 1 hành vi mang tính nhân đạo nhằm cứu giúp những linh hồn khốn khổ phải sống vất vưởng của những người bị chết oan, không chốn thờ phụng.

Rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn?

Đến đây chắc hẳn có nhiều người sẽ thắc mắc không biết rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn để chuẩn bị đồ cúng cho tốt. Theo quan điểm của nhiều người thì việc này không quá cứng nhắc, cúng chay hay mặn thì tùy thuộc vào phong tục, tập quán của từng gia đình. Không nên vì quan điểm cúng chay hay mặn mà xảy ra tranh chấp, cãi vã như vậy sẽ mất đi sự thanh tịnh trong dịp này.

Mâm lễ cúng cô hồn món chay

  • Chuẩn bị 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo
  • 3 ly nước nhỏ
  • Hương đốt, 2 cây nến nhỏ
  • Mâm ngũ quả
  • Giấy tiền, vàng mã, quần áo
  • 12 cục đường thẻ
  • Bắp rang ( bỏng ngô), khoai luộc, sắn luộc
  • Mía để nguyên vỏ chặt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 15cm
  • Cháo trắng nấu loảng ( chuẩn bị thành 12 chén nhỏ)
  • Bánh kẹo, tiền mặt các mệnh giá

Mâm lễ cúng cô hồn món mâm

  • Chuẩn bị 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo
  • 3 ly nước nhỏ
  • Hương đốt, 2 cây nến nhỏ
  • Mâm ngũ quả
  • Giấy tiền, vàng mã, quần áo
  • 1 con gà luộc hoặc 1 con lợn sữa quay
  • 12 cục đường thẻ
  • Bắp rang ( bỏng ngô), khoai luộc, sắn luộc
  • Mía để nguyên vỏ chặt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 15cm
  • Cháo trắng nấu loảng ( chuẩn bị thành 12 chén nhỏ)
  • Bánh kẹo, tiền mặt các mệnh giá

Mâm cúng mặn rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn

Nhưng về cơ bản hiểu một cách sâu sa thì khi cúng cô hồn vào rằm tháng 7 người ta vẫn thiên về cúng đồ chay hơn đồ mặn bởi vì: Theo nhiều quan điểm cho rằng rằm tháng 7 là lễ vũ lan nên nhiều người muốn cúng đồ chay để cho thanh tịnh. Ăn chay để tránh xui xẻo và xá tội vong nhân.

Xem thêm:  Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

Ăn chay với mong muốn báo đáp công sinh thành của cha mẹ, mong cha mẹ luôn được khỏe mạnh để sống vui với con cháu.

Một số khác thì cho rằng vào ngày này nên cúng chay bởi vì những linh hồn lang bạt kia đã đói khổ quen rồi nên không quen những món cao sang nhiều dinh dưỡng khác. Hơn nữa nếu cúng cỗ mặn còn có khả năng làm khơi gợi lòng tham của chúng, khiến chúng tìm cách ở lại không chịu về âm phủ và sẽ quấy phá gia đình.

Cho dù mâm cỗ chuẩn bị là cỗ chay hay mặn thì món không thể thiếu được trong mâm cúng cô hồn tháng 7 là cháo loãng bởi vì theo như quan niệm dân gian những linh hồn này bị đày đọa phải mang 1 thực quản rất nhỏ nên không thể ăn những thức ăn thông thường mà chỉ ăn được cháo loãng.

Ngoài những món đồ lễ để cúng cô hồn như trên thì một số món chay có thể làm trong mâm cúng rằm tháng 7:

  • Giò chay
  • Nem rán nhân chay
  • Đùi gà rán chay
  • Xôi nấu với nước cốt dừa
  • Nấm xào thập cẩm
  • Canh táo đỏ củ sen
  • Nộm đu đủ, nộm sen, hoa chuối…
  • Chè long nhãn

Mâm cúng chay rằm tháng 7

Các bạn thấy đấy món chay nhưng cũng có rất nhiều món phong phú đúng không nào.

Khi cúng xong cần chú ý mời cô hồn đi, nhiều gia đình mời cô hôn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi nghi lễ kết thúc lại không mời đi, nên có hiện tượng cô hồn vẫn còn lẩn khuất trong đất quấy phá gia chủ. Vì vậy sau khi cúng xong nhất định không được quên mang gạo, muối rắc ra sân, ra đường và đốt giấy tiền, vàng mã.

Xem thêm:  Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Cách đốt vàng mã đúng

Như đã phân tích ở trên thì rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn không quan trọng. Tùy nó phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người, mỗi gia đình. Quan trọng là lòng thành tâm của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Nếu bạn có nhu cầu đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói thì liên hệ ngay với chúng tôi qua website https://docungnhantam.com với đầy đủ các mâm lễ cúng chay, cúng mặn theo yêu cầu của khách hàng đảm bảo sẽ đem đến cho các bạn những trải nghiệm hết sức tuyệt vời cỗ đặt vẫn tươi ngon như cỗ tự nhà làm.

[ rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặm | mâm cúng cô hồn trọn gói | bài cúng chúng sinh | văn khấn thần linh rằm tháng bảy | bài cúng các bác ngoài sân | đặt mâm cúng chúng sinh ở đâu ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.