Rằm tháng 7 là ngày gì? Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt nhất 2023?

“Tìm hiểu cách cúng rằm tháng 7 trong năm 2023: Ngày, giờ và lễ vật cần chuẩn bị”

Bạn quan tâm đến việc cúng rằm tháng 7 vào năm 2023? Hãy đọc ngay để tìm hiểu ngày và giờ cúng cũng như cách chuẩn bị mâm cúng với những lễ vật quan trọng. Điều này giúp bạn tổ chức một buổi lễ ý nghĩa và trang trọng cho gia đình và tổ tiên của bạn.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2023? Cần lưu ý gì trong lễ cúng quan trọng này?

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào 2023? Cúng vào giờ nào? Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 ra sao gồm những lễ vật gì? Đây là những điều mà bạn cần lưu ý.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2023 là điều mà nhiều người thắc mắc. Nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách chọn ngày cúng đúng chuẩn tâm linh văn hóa Việt. Đặc biệt là cách chuẩn bị mâm cúng; và những lưu ý quan trọng để lễ cúng này diễn ra được thuận lợi nhất.

Cúng rằm tháng 7 là ngày gì?

Vì sao người Việt luôn băn khoăn tìm hiểu việc cúng rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2023? Đó là bởi đây là một trong những lễ cúng rất quan trọng trong năm. Theo quan niệm dân gian của người Việt, rằm tháng 7 là ngày mà địa ngục sẽ mở cửa để “thả” các vong hồn trở về dương thế. Ngày này còn được gọi với nhiều tên khác như: ngày Vu lan báo hiếu; ngày xá tội vong nhân.

mâm cúng rằm tháng 7
mâm cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 là một nét văn hóa tâm linh độc đáo của người Việt

Tuy nhiên, việc cúng rằm tháng 7 hiện đang bị nhiều người nhầm tưởng là ngày cúng cô hồn. Thực chất, lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan là hoàn toàn khác nhau. Có thể là do 2 lễ này đều được làm vào rằm tháng 7 nên mới gây ra sự hiểu lầm như vậy. Tục cúng rằm tháng 7 sẽ có sự khác biệt tùy theo văn hóa vùng miền khác nhau. 

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt nhất năm 2023?

Việc cúng rằm tháng 7 vào ngày nào 2023 đang gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt. Nhiều nơi cho rằng đã cúng rằm thì phải cúng đúng chính rằm, tức là ngày 15/7 Âm lịch. Đây được xem là ngày hợp lệ nhất để tổ chức lễ cúng.

Nhưng, một số nơi ở miền Bắc lại cho rằng,ngày chính rằm là ngày cửa ngục mở, các vong linh có tội và vô tội, thậm chí là quỷ dạ xoa cũng sẽ được tự do đi lại dương gian. Nếu cúng rằm đón gia tiên vào ngày này sẽ dễ rước thêm âm binh, cô hồn vào nhà. Điều này có thể gây nên sự nhiễu loạn trong gia đạo. Vì thế, họ chọn làm lễ cúng rằm đón các cụ trước 1 ngày, tức là ngày 14/7 Âm lịch. Thường thì lễ cúng sẽ tổ chức vào buổi chiều 14.

Xem thêm:  Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen

Nhiều gia đình Việt chọn cúng rằm tháng 7 vào chiều ngày 14/7 Âm lịch

Ngoài ra, lý do khiến nhiều người chọn cúng rằm sớm 1 ngày là bởi người Việt cho rằng; trong các vong linh được thả tự do sẽ có những người không có người thân cúng bái. Nếu làm lễ đúng ngày này, tiền vàng đốt cho gia tiên có thể sẽ bị họ cướp đi. Để tránh tình trạng này, nhiều gia đình trước khi đốt tiền vàng sẽ ghi tên người thân đã khuất của mình và khấn xin thần linh thổ địa. Theo họ, cách này có thể giúp người thân của mình nhận được đồ cúng mà không bị các cô hồn cướp mất.

Thực tế, việc chọn cúng rằm tháng 7 vào ngày nào 2023 sẽ còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi gia đình, mỗi vùng miền. Miễn sao trong 2 ngày 14&15/7 Âm lịch, gia đình tổ chức lễ cúng rằm để tưởng nhớ đến người thân đã khuất là được.

Nên cúng rằm tháng 7 2022 vào giờ nào mới tốt?

Bên cạnh việc chọn ngày thì chọn giờ cúng rằm tháng 7 2023 cũng được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia văn hóa và phong thủy thì các gia đình Việt nên tổ chức lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan vào ban ngày. Từ khoảng 11 giờ – 12 giờ là hợp lý nhất. Đây là giờ hoàng đạo và ít ma quỷ xuất hiện hơn. Khi đó, vong linh là người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của các cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày rằm tháng 7.

Nên cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 vào khoảng từ 11 – 12 giờ trưa

Đối với mâm cúng cô hồn, chúng sinh thì thời gian tổ chức lễ cúng phù hợp nhất là từ 6 -7 giờ tối. Lễ cúng này được thực hiện tùy theo văn hóa, quan niệm của mỗi vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là khi cúng cô hồn vào rằm tháng bảy thì mâm cỗ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường. Tuyệt đối trong đặt ở bậu cửa. Ngoài ra, hướng làm lễ có thể chọn tùy ý.

Tuy nhiên, ở một số gia đình, đặc biệt là khu vực thành phố, ngày rằm đôi lúc sẽ trùng với ngày làm việc. Vì vậy, giờ cúng rằm sẽ được sắp xếp linh động theo công việc, giờ giấc của mỗi gia đình. Miễn sao ngày cúng rằm được diễn ra suôn sẻ là được.

Cách chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 2023 tươm tất

Bên cạnh việc tìm hiểu cúng rằm tháng 7 vào ngày nào; giờ nào đúng bạn cũng cần tìm hiểu xem mâm cỗ cúng rằm cần chuẩn bị những gì. Rằm tháng 7 theo phong tục văn hóa Việt là một trong những rằm lớn nhất trong năm. “Cả năm được một rằm tháng 7, cả thảy chỉ 1 rằm tháng Giêng”. Vì thế, mâm cỗ cần chuẩn bị để dâng lên Phật, gia tiên hay cúng cô hồn cũng cần chu đáo. Tùy vào từng mâm cỗ khác nhau mà các lễ vật, cách cúng bái cũng có sự khác biệt.

Xem thêm:  Mâm ngũ quả Trái cây cúng cô hồn gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Phật

Với những gia đình có thờ Phật thì mâm cúng dâng lên Phật cần chuẩn bị như sau:

  • Mâm cơm chay
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi.

Mâm cúng Phật thực chất không cần chuẩn bị cầu kỳ. Chủ yếu là lòng thành của gia chủ. Lưu ý, hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ hay hoa mẫu đơn để đặt trên bàn thờ Phật là tốt nhất.

Mâm cỗ cúng Phật ngày rằm tháng 7 chỉ cần đơn giản, thanh đạm

Sau khi đặt mâm cúng lên, gia chủ sẽ đọc một khóa Kinh Vu Lan. Điều này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 và hồi hướng công đức cho những người thân quá cố được siêu sinh. Sau khi đọc xong kinh, gia chủ sẽ tiến hành quý đầu lạy Phật, cầu xin sự phù hộ độ trì và hứa nguyện.

Mâm cỗ cúng gia tiên và thần linh

Đối với mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên thì gia chủ chuẩn bị mâm cỗ mặn. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ có thể chuẩn bị thịnh soạn hay đơn giản. Tuy nhiên, có một số lễ vật nhất định phải có như:

  • Đĩa xôi/bánh chưng để nguyên
  • Gà luộc nguyên con
  • Mâm ngũ quả
  • Rượu
  • Nước trắng
  • Hoa tươi

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khi chuẩn bị mâm cúng gia tiên 

Ngoài các lễ vật nói trên thì mâm cúng còn phải có thêm giấy tiền vàng bạc, quần áo cho các thân nhân đã khuất. Việc chuẩn bị tiền vàng và quần áo thường được người Việt thực hiện theo quan niệm “trần sao âm vậy”. Khi sống người thân dùng những gì thì khi chết đi cũng sẽ được đốt những thứ như vậy để xuống dưới còn có cái để dùng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ sẽ thực hiện nghi thức cúng bái. Việc cúng bái này sẽ tùy theo quy định văn hóa vùng miền khác nhau mà cách cúng cũng sẽ đơn giản hay cầu kỳ không giống nhau.

Mâm cúng chúng sinh / cô hồn

Mâm cúng này sẽ được đặt ở ngoài trời hay trước cửa chính của ngôi nhà. Các lễ vật sẽ được chuẩn bị như: 

  • Tiền vàng
  • 15- 20 bộ quần áo chúng sinh
  • Tiền chúng sinh
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Bỏng ngô
  • Khoai luộc
  • Bánh kẹo
  • Tiền thật mệnh giá nhỏ
  • Cháo trắng
  • Gạo muối.

Cúng cô hồn nên đặt ngoài cửa hay ngoài sân

Đối với mâm cúng chúng sinh bạn lưu ý tuyệt đối không cúng xôi gà. Ngoài ra, khi cúng, gia chủ sẽ để tiền vàng ra mâm theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Cùng với đó, mỗi hướng sẽ được đặt thêm từ 3 – 7 cây nhang.

Thực tế, nhiều gia đình Việt không để mâm cúng chúng sinh trong nhà. Họ cho rằng, điều này sẽ rước cô hồn vào nhà. Khi đó, nếu không có cách để mời đi sẽ khiến cô hồn luẩn quẩn trong nhà và quấy rối gia đạo. Vì vậy, nhiều nhà chọn cách cúng trên chùa. Theo đó, tùy tâm mỗi người mà khấn nguyện cho những cô hồn có thể giải thoát khỏi những vướng bận trần gian và tìm đường về với cửa Phật.

Những điều cấm kỵ không nên làm khi cúng rằm tháng 7 2022 bạn cần biết

Chọn cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt là cách để người Việt hạn chế những điều không may mắn xảy ra ở tháng cô hồn. Tuy nhiên, trong quá trình cúng bái, bạn cũng cần lưu ý nhiều vấn sau. Nó sẽ giúp bạn tránh được những điều cấm kỵ để giúp cầu an, tránh dữ trong tháng có nhiều “biến động” này.

Xem thêm:  Ăn gì để tăng cường sinh lý nam, ngăn chặn xuất tinh sớm?

Vị trí mâm cúng

Mâm cúng gia tiên và thần linh hay Phật cần được đặt trong nhà. Trong đó, mâm cúng Phật ở trên cao nhất. Tiếp đến là mâm cúng thần linh và gia tiên. Riêng mâm cúng chúng sinh thì đặt ở ngoài cửa hay ngoài sân. Nếu không muốn đón cô hồn vào nhà thì bạn có thể làm lễ cúng tại chùa.

Lưu ý khi hạ lễ

Sau khi cúng xong, việc đốt tiền vàng hay rải gạo muối là một phong tục truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, nếu không thực hiện cẩn thận, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự bình yên của gia đạo.

  • Đốt tiền vàng: Vì ngày rằm tháng 7 có rất nhiều cô hồn không nơi nương tựa được thả về nhân gian. Vì thế, nếu khi đốt giấy tiền vàng bạc hay quần áo cho thân nhân đã khuất mà bạn không ghi tên tuổi của họ và khấn Thổ thần cho thân nhân vào nhận sẽ dễ bị cô hồn cướp mất. Điều này không chỉ khiến vong linh người thân tủi hổ mà quở phạt lại các thành viên trong gia đạo.
  • Rải gạo muối:  Khi cúng chúng sinh xong, bạn nên đứng trong nhà để thực hiện nghi thức rải gạo muối ra ngoài. Tuyệt đối không thực hiện theo chiều ngược lại. Bởi hành động này đồng nghĩa với việc bạn đang mời các vong hồn vất vưởng vào nhà mình. Nếu gặp vong dữ họ sẽ ở mãi không chịu đi. Khi đó, gia đạo sẽ bị quất phá dẫn đến nhiều điều không may.

Nên ghi tên người thân đã khuất trên tiền vàng để tránh bị cô hồn cướp giật

Nên hạn chế sát sinh trong cúng rằm tháng 7 2023

Vì tháng 7 là tháng cô hồn nên việc cúng rằm tháng 7 cũng nên hạn chế tối đa việc sát sinh. Điều này cũng là một cách để tạo phúc cho bản thân và cho con cháu.  Không nên vì muốn thể hiện lòng thành mà làm mâm cao cỗ đầy, giết nhiều động vật gây nghiệp chướng nặng nề.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc cúng rằm tháng 7 2023 vào ngày nào, giờ nào tốt. Bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết. Nếu cần đặt mâm cúng chất lượng để ngày rằm tháng 7 thêm tươm tất; ngay bây giờ bạn hãy liên hệ đến Đồ Cúng Nhân Tâm để được hỗ trợ chu đáo, tiết kiệm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.