Không gian thờ cúng theo theo phong thuỷ nên được thiết kế như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Đồ Cúng Nhân Tâm mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
Thờ cúng là một nét đẹp về tâm linh của người Việt và cúng là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây là khu vực tôn nghiêm, linh thiên nhất trong ngôi nhà nên việc thiết kế không gian thờ cúng sao cho đúng phong thuỷ là điều mà các gia đình luôn quan tâm.
Nội Dung Chính
1. Vị trí đặt bàn thờ
Nếu gia đình bạn xây nhà trệt thì nên thiết kế không gian thờ cúng riêng. Nếu gia đình bạn có nhiều tầng thì nên thiết kế không gian thờ cúng ở tầng cao nhất, tách biệt để tránh bị đè bởi những không gian sinh hoạt khác. Với vị trí này, không gian thờ cúng sẽ được yên tĩnh và trang nghiêm nhất.
Ngày nay, ở các thành phố lớn đa số các gia đình đều sống ở chung cư nên hầu như các gia đình đều đặt bàn thờ ở phòng khách. Ở trường hợp này, ta cần lưu ý là không được đặt bàn thờ cạnh những nơi ô uế, ồn ào như: nhà vệ sinh, cống thoát nước, phòng ngủ.
2. Cách bài trí đồ vật trên bàn thờ
Bày trí bàn thờ là một công việc rất quan trọng nếu bày trí không đúng sẽ phát sinh những điều xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.
Theo tín ngưỡng dân gian, trên bàn thờ phải có ít nhất từ 1 đến 3 bát hương và số bát hương đặt trên bàn thờ phải là số lẻ.
Trường hợp bàn thờ gai đình bạn đặt 3 bát hương thì bát hương thờ thổ địa, thần linh phải đặt ở vị trí cao nhất và đặt chính giữa bàn thờ. Bát hương thờ gia tiên đặt ở bên phải; bát hương thờ ông mãnh, bà cô đặt ở bên trái. Lưu ý: 3 bát hương phải đặt cách đều nhau ít nhất 10 cm. Nếu bát hương thờ thờ đàn bà, con gái thì đặt bên phải ngược lại thờ đàn ông, con trai thì đặt bên trái.
Phía trước phát hương ta sẽ đặt 1 đài nhỏ với 3 hoặc 5 ly nhỏ, những ly nhỏ này được dùng để đựng rượu hoặc nước khi cúng. Hai bên đặt hai đĩa lớn dùng để đựng hoa quả khi cúng.
Phía hai bên cánh bàn thờ đặt nến (hoặc đèn) và bình hoa.
Lưu ý:
- Trường hợp đồ thờ được làm bằng sứ: thì bộ bát sự sẽ gồm bát hương và 2 cây đèn; bộ ngũ sự sẽ có thêm 2 bình cấm hoa và đế hương; bộ thất sự sẽ có thêm 2 bình để đựng nước và gạo.
- Trường hợp đồ thờ làm bằng đồng: Bộ tam sự sẽ gồm có 2 con hạc và dùng đỉnh hồng để thay thế bát hương; bộ ngũ sự sẽ có thêm 2 ống hương; bộ thất sự thì sẽ có thêm 1 đôi đèn.
Tóm lại thì đồ sứ thiên về lâm linh và thờ cúng còn đồ đồng thì thiên về trang trí thẩm mỹ.
3. Những đồ vật tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ
Bàn thờ là nơi thờ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên nên không được đặt vô tội vạ những thứ không nên đặt lên trên đó. Sau đây là một số đồ vật tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ:
- Cành vàng lá ngọc: Người dân ta có thói quen là khi đến chùa chiền họ hay xin cành vàng lá ngọc mang về cắm lên bàn thờ với mong muốn nhận được sự bình an, may mắn, sức khoẻ và tiền tài. Tuy nhiên, điều này là không nên vì ta không biết rõ nó được sản xuất như thế nào, có từng được đặt ở những nơi ô uế hay không. Do đó, tốt nhất ta không nên tuỳ tiện đặt những thứ này lên bàn thờ của gia đình.
- Không được sử dụng cát bẩn để đổ vào bát hương: Cát được dùng đổ vào bát hương phải là cát tinh khiết hoặc tro chứ không được sử dụng cát bẩn. Vì dùng cát bẩn sẽ khiến gia đình thường xuyên lục đục và gặp nhiều khoá khăn trong công việc.
- Hoa quả giả: Việc thờ cúng phải cần hoa quả tươi nhưng vì tiết kiệm mà có một số gia đình dùng hoa quả giả để thay thuế. Theo quan niệm trong thờ cúng, việc thờ cúng phải sử dụng hoa quả tươi mới thể hiện được sự chân thành của gia chủ và khi hoa bắt đầu héo cũng phải mang bỏ ngay để tránh gây ra sự cãi vã trong gia đình.
Trên đây là tất cả những điều mà bạn cần phải lưu ý khi thiết kế không gian thờ cúng trong gia đình. Nếu bạn có thắc mắc về cách bài trí bàn thờ hay cần các bài khấn, dịch vụ mâm đồ cúng trọn gói thì hãy liên hệ ngay với https://docungnhantam.com. Chúng tôi rất vinh hạnh được phục các bạn.