Mâm lễ cúng rằm chạp gồm những gì, Bài văn khấn chuẩn

Đôi điều bạn cần biết về việc cúng rằm tháng chạp – rằm tháng 12

Trong một năm chúng ta phải tiến hành việc cúng lễ thường xuyên vào ngày rằm hàng tháng theo đúng quan niệm truyền thống của cha ông ta từ xưa truyền lại. Và trong số các ngày rằm của một năm thì rằm tháng chạp được đánh giá là ngày vô cùng quan trọng. Việc cúng lễ vào ngày rằm tháng chạp được xem không thua kém gì với ngày rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7 âm lịch.

Đối với những người Việt Nam theo đạo Phật thì cuối năm dù bận rộn đến đâu cũng không thể bỏ qua được việc cúng lễ vào ngày rằm tháng chạp. Bởi ngày này mang rất nhiều ý nghĩa trọng đại trong hệ tư tưởng tâm linh của người Việt.

Tuy nhiên trên thực tế có không ít người, nhất là những người trẻ lại không mấy hiểu biết về việc cúng rằm tháng chạp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới phong tục truyền thống của dân tộc ta mà còn khiến bạn nhận được những lời nhận xét không hay từ phía người lớn tuổi. Và để giúp bạn cải thiện điều này thì một số thông tin có liên quan đến việc cúng rằm tháng chạp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

mâm lễ cúng rằm tháng chạp
mâm lễ cúng rằm tháng chạp
[ cúng rằm tháng chạp, rằm tháng chạp, rằm tháng 12, cúng rằm tháng 12, bài cúng rằm tháng 12, bài cúng rằm tháng chạp, ngày rằm tháng chạp, văn cúng rằm tháng chạp, rằm tháng chạp 2021, lễ cúng rằm tháng chạp ]

Cúng rằm tháng chạp diễn ra vào thời gian nào trong năm?

Đúng như tên gọi của lễ cúng, thời gian diễn ra lễ cúng rằm tháng chạp sẽ được tiến hành vào ngày 15 tháng 12 âm lịch hàng năm. Đây là ngày rằm cuối cùng của một năm trước khi bước sang năm mới nên dù công việc có bận rộn tới đâu thì các gia đình đều không thể không thực hiện việc cúng ngày rằm tháng chạp.

Nếu đúng lễ thì chúng ta sẽ phải cúng vào đúng ngày 15 (ngày rằm) của tháng 12 âm lịch (tháng Chạp) nhưng nếu bạn cúng vào tối ngày 14 âm lịch thì vẫn được chấp nhận. Bởi cha ông ta quan niệm là cúng rằm vào ngày 14 hay 15 đều được, còn cúng vào những ngày khác thì đều không thiêng vì đó không phải là ngày Vọng.

Ngày rằm tháng chạp mỗi năm lại rơi vào những ngày thứ khác nhau trong tuần như ngày thường hoặc ngày cuối tuần. Bởi vậy mà bạn cần chủ động xem lịch trước để liệu việc tiến hành cúng lễ rằm tháng chạp sao cho phù hợp, tránh để bị động mọi việc thì sẽ không hay, nhất là những việc có liên quan đến tâm linh.

Vì sao chúng ta phải cúng rằm tháng chạp?

Chúng ta đều tiến hành việc cúng rằm hàng tháng nhưng đa phần ở những tháng này (trừ tháng Giêng và tháng 7 âm lịch ra) thì mọi nhà đều chỉ sửa soạn lễ vật khá đơn giản. Còn đối với ngày rằm tháng chạp thì việc cúng lễ lại rất được coi trọng vì đây không chỉ là ngày rằm cuối cùng của năm âm lịch mà bản thân ngày này còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.

Theo nhận định của các chuyên gia văn hóa thì thời xa xưa vào tháng chạp là tháng mà đạo chích và trộm cắp hoạt động rất nhiều, quan phủ luôn phải nhắc nhở người dân cẩn thận bảo vệ nhà cửa để tránh trộm cắp. Vào thời gian này các tuần đinh cũng tăng cường việc kiểm soát nhằm bảo vệ sự an toàn cho dân chúng. Có thể nói, tháng chạp là tháng dễ bị mất tiền, mất của hay dễ gặp phải những điều tai bay vạ gió khiến bạn không được yên ổn nên hầu hết mọi người ai ai cũng đều cảm thấy lo lắng.

Vì thời gian lại gần với những ngày cuối năm âm lịch, mọi người chuẩn bị đón tết năm mới nên ai cũng mong muốn có thể thoát khỏi cảnh tai bay vạ gió, đạo chích, trộm cắp để có được cuộc sống yên ổn cũng như sẽ tai qua nạn khỏi mọi điều để chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Xuất phát từ điều đó mà ngày rằm tháng chạp mang ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Vào ngày này mọi người dân không chỉ tổ chức việc cúng lễ như những ngày Vọng khác ở trong tháng mà đây còn là lễ cúng giúp mọi người có thể đẩy lùi được những thứ xưa cũ của năm qua đang ẩn chứa trong lòng, đầy lùi mọi chuyện xui xẻo, không may mắn, đẩy lùi hết tai họa để chuẩn bị đón năm mới. Đứng trên phương diện về tâm linh thì đây quả là những điều mong mỏi vô cùng chính đáng của con người và ai ai cũng mong sẽ có được những ngày tháng bình an để đón năm mới.

Chính vì lẽ đó mà vào ngày rằm tháng chạp mọi người, mọi nhà đều chuẩn bị các lễ vật rất cẩn thận, chu đáo để tiến hành lễ cúng ngày Vọng cuối cúng trong năm cũ và những mong mọi điều mình cầu xin sẽ được các vị thần linh cùng tổ tiên ông bà chấp nhận.

( thắp hương rằm tháng 12, ram thang chap, van khan ram thang chap, thắp hương rằm tháng chạp, mâm cơm cúng rằm tháng chạp, cúng rằm tháng chạp thần tài, mâm cúng rằm tháng chạp )

Xem thêm:  Những lời chúc sinh nhật đơn giản mà hay nhất năm 2023

Mâm cúng rằm tháng chạp cần phải chuẩn bị những lễ vật gì?

So với các lễ cúng ngày rằm khác thì lễ cúng rằm tháng chạp đòi hỏi bạn phải dành thời gian nhiều hơn để chuẩn bị vì số lượng lễ vật là không nhỏ. Nhưng trước khi tiến hành việc mua sắm lễ vật thì bạn cần phải lau chùi sạch sẽ bàn thờ trong nhà bằng nước thơm vào ngày 14 âm lịch. Khi đã lau dọn bàn thờ xong thì bạn sẽ cần lên danh sách những lễ vật cần sắm sửa trong ngày rằm tháng chạp gồm có:

  • Lọ đựng hoa tươi ( bạn có thể chọn nhiều loại hoa khác nhau nhưng đứng trên phương diện về tâm linh thì bạn nên chọn hoa cúc hoặc hoa huệ)
  • Hương 1 bó (nên chọn loại hương có tàn cuốn đẹp mắt và in hình rồng phượng ở phía trên)
  • Nến cốc hoặc đèn dầu sắm 1 đôi
  • 1 bát đựng nước sạch hoặc có thể đựng ra 3 – 5 chén nhỏ
  • Đĩa đựng trầu cau (có thể chọn trầu cau đã têm thành hình cánh phượng hoặc chùm cau với số quả lẻ và lá trầu để riêng cũng là số lẻ)
  • Đĩa đựng hoa quả (phải có đủ 5 loại quả khác nhau với màu sắc tươi sáng, hài hòa được bày biện bắt mắt). Bạn có thể chọn hoa quả theo ý nghĩa tượng trưng của nó hoặc theo sở thích cá nhân hay theo mùa
  • Đĩa đựng gạo và muối
  • 1 chai rượu
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 bình trà pha sẵn hoặc 1 gói trà
  • Bộ tiền vàng mã
  • Bộ y phục đầy đủ dành cho quan thần linh
  • Đĩa bánh kẹo với nhiều loại bánh kẹo khác nhau, có thể chọn loại truyền thống hay hiện đại

Ngoài những lễ vật trên thì bạn còn phải chuẩn bị một mâm cỗ để cúng rằm tháng chạp với các món ăn truyền thống như:

  • 1 đĩa xôi (có thể chọn nhiều loại xôi khác nhau nhưng chủ yếu mọi người sẽ chọn xôi gấc hay xôi đỗ)
  • 1 đĩa gà luộc (hay để nguyên cả con gà luộc)
  • 1 đĩa giò hoặc chả
  • 1 bát canh miến hoặc có thể thay bằng canh măng
  • 1 đĩa thịt lợn quay (hoặc thịt lợn luộc)
  • 1 đĩa rau xào (hoặc món xào mặn khác)
  • 1 bát cơm trắng
  • 1 đĩa nộm
  • 1 đĩa nem rán

Bạn có thể thay thế những món ăn trên bằng các món ăn khác nhau sao cho phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình mình cũng như tập tục của vùng miền. Có nhiều gia đình còn cầu kỳ chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay nữa song song với mâm cỗ mặn để thể hiện tấm lòng của mình với các vị thần linh, ông bà tổ tiên.

Khi sắm sửa các lễ vật trong mâm cúng rằm tháng chạp bạn nên nhớ là phải lựa chọn thật cẩn thận để không bị trầy xước, hư hỏng về mặt hình thức cũng như luôn đảm bảo về mặt chất lượng. Tất cả lễ vật phải được bày biện hài hòa, đẹp mắt trên mâm cúng và đặt ở phía trước bàn thờ.

Cách thức cúng lễ ngày rằm tháng chạp không khác gì với những ngày rằm khác nên gia chủ vẫn tiến hành theo đúng các bước trong quy trình cúng lễ.

Cúng rằm tháng chạp và đôi điều bạn cần biết

Bên cạnh việc mua sắm, chuẩn bị, bày biện các đồ lễ trong mâm cúng rằm tháng chạp thì bạn còn phải biết một số điều có liên quan đến việc cúng lễ vào ngày này như sau:

  • Thời gian cúng
Xem thêm:  Dịch vụ đặt nấu tiệc đám cưới tại nhà ngon chất lượng tại Quận 8

Việc cúng lễ phải được diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch của tháng chạp, không được làm vào bất cứ ngày nào khác vì bất cứ lý do gì. Bởi nếu bạn cúng không đúng ngày thì sẽ không nhận được sự chấp nhận của các vị thần linh cũng như tổ tiên ông bà.

Ngày cúng đã được xác định thì việc chọn giờ cúng cũng quan trọng không kém. Trong hai ngày này bạn có nhiều khung giờ tốt để tiến hành việc cúng lễ và điều này bạn có thể căn cứ trên lịch vạn niên hoặc nhờ những người có kinh nghiệm xem giúp.

Thông thường mọi người đều bảo nhau rằng việc cúng rằm tháng chạp nên làm vào ban ngày hay vào buổi chiều tối nhưng không nên cúng vào khung giờ quá muộn. Tốt nhất là hãy cúng lễ trước khi trời tối bởi lúc đó cũng phù hợp với việc gia đình sẽ hạ lộc sau khi hết tuần hương để mọi người trong nhà cùng được thụ lộc.

  • Chuẩn bị lễ vật

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ vật cúng rằm tháng chạp khác nhau. Dù sắm lễ nhiều hay ít nhưng điều quan trọng nhất là gia chủ cần phải thành tâm thì mới thể hiện được tấm lòng của mình cũng như gửi gắm những mong đợi vào ngày cuối năm tốt đẹp và đón chờ năm mới với những điều may mắn hơn.

Trong quá trình mua sắm lễ vật cho mâm cúng bạn tuyệt đối không nên mặc cả giá cũng như chọn lựa thiếu cẩn thận. Bởi nếu bạn dâng đồ cúng đã được kỳ kèo mua rẻ hay bị thiếu sót về chất lượng, hình thức thì sẽ khó mà nhận được sự chấp thuận của ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Việc bày biện lễ vật sao cho đẹp mắt cũng là điều quan trọng cần bạn dành thời gian, công sức. Vì chỉ cần nhìn vào hình thức của mâm cúng là chúng ta biết được phần nào tính cách của gia chủ và sự thành tâm của họ.

Vào những ngày cuối năm bận rộn bạn lo sợ khó có thể chu toàn được việc chuẩn bị mâm cúng rằm tháng chạp thì hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm – đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói đang rất nổi tiếng tại nước ta hiện nay. Bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu về lễ vật, đến đúng giờ nhân viên của Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ mang mâm cỗ tới, bày biện hoàn thiện cho bạn. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm được công sức, thời gian lại vừa hài lòng về mặt chi phí.

Để biết thêm những điều có liên quan đến mâm cúng rằm tháng chạp, đồng thời có thể đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm.

( cúng rằm tháng chạp, rằm tháng chạp, rằm tháng 12, cúng rằm tháng 12, bài cúng rằm tháng 12, bài cúng rằm tháng chạp, ngày rằm tháng chạp, văn cúng rằm tháng chạp, rằm tháng chạp 2021, lễ cúng rằm tháng chạp, thắp hương rằm tháng 12, ram thang chap, van khan ram thang chap, thắp hương rằm tháng chạp, mâm cơm cúng rằm tháng chạp, cúng rằm tháng chạp thần tài, mâm cúng rằm tháng chạp )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.