Nội Dung Chính
Đưa ông táo về trời ngày mấy 2021, 2022 và những lễ vật cần chuẩn bị
Đưa ông táo về trời là một phong tục, một nét đẹp về truyền thống tín ngưỡng mà các gia đình Việt Nam không thể bỏ qua vào dịp cuối năm.
Ngày đưa ông Táo về trời là ngày mà các gia đình tỏ lòng biết ơn với vị thần đã gìn giữ mái ấm và mang lại ấm no cho gia đình mình trong suốt một năm qua. Ngày 23 tháng Chạp.
Đưa ông Táo về trời 2021 – 2022 vào ngày nào
Hàng năm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày để mỗi gia đình Việt Nam cùng bày tỏ lòng biết ơn với vị thần đã mang lại no ấm, sự bình yên cho gia đình mình trong suốt một năm qua.
Cúng ống Táo về vào ngày 20 tháng chạp năm 2021 (âm lịch) sẽ rơi vào ngày thứ ba ngày 25/01 năm 2022 dương lịch.
Thời gian làm lễ đưa ông Công, ông Táo về trời có thể là buổi sáng, buổi trưa hay có nhiều gia đình việc làm này được làm vào buổi tối.
Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
Vào ngày này, vạn vật tại nội gia phải an yên, con người tâm thái bình tĩnh, tích cực đón chào vận khí mới.
Đối với nhiều gia đình Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp không chỉ là ngày để tỏ lòng biết ơn với ông Công, ông Táo mà còn là ngày đoàn tụ. Ngày mà con cháu xa gần cùng đoàn tụ về bên ông bà, cha mẹ, quây quần bên bữa cơm đầm ấm cuối năm, cùng hàn huyên, tâm sự, cùng tạm biệt một năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới.
( đưa ông công ông táo về ngày mấy 2021 | Đưa ông táo về trời ngày mấy 2021, cách cúng và bài văn khấn | cách cúng đưa ông táo về trời, cúng ông táo về trời, đưa ông táo về trời ngày mấy 2022, cách cúng ông táo về trời, ngày đưa ông táo về trời, cách đưa ông táo về trời, ngay ong tao ve troi, cúng đưa ông táo về trời, ngày đưa ông táo về trời 2022, cách cúng đua ông táo, đưa ông táo về trời 2022)
Nguồn gốc, ý nghĩa của việc ông Táo ông Công
Đưa ông Táo về trời là một ngày quan trọng và ý nghĩa. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về nguồn gốc ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa của phong tục tín ngưỡng này.
Ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ và bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam thì được Việt hóa thành sự tích hai ông – một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Bách khoa trí tứ toàn thư chép về tích “Táo quân” như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi nhiều năm đã sinh sống với nhau nhưng không có con nảy sinh nhiều buồn phiền thường xuyên gây gổ cãi cọ.
Rồi có một ngày cãi nhau to, Trọng Cao giận quá nên đã đánh vợ. Lúc này Thị Nhi ấm ức không chịu được đã bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Sau này khi Trọng Cao hết giận vợ nằm suy nghĩ lại thấy mình thật có lỗi nên đã quyết tâm đi tìm vợ. Nhưng chặng đường tìm vợ còn dài tiền mang theo đã tiêu hết, không còn cách nào khác đành phải đi ăn xin.
Thật tình cờ Trọng Cao đi ăn xin đúng nhà Thị Nhi, lúc này hai bên đã nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Vì sợ Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Khi Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên đã bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Sau khi chết chung, linh hồn của ba người được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy tất cả ba người đều là những người có tình có nghĩa nên đã sắc phong cho làm Táo Quân. Gọi chung là Định Phúc Táo Quân.
Theo quan niệm của ông cha ta ông Công, ông Táo là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia đình, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình.
Và cuối năm ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để tâu với Ngọc Hoàng về tất cả những gì đã xảy ra của mỗi gia đình dưới hạ giới trong một năm qua. Cá chép với ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Chuẩn bị mâm lễ vật gì cho ngày ông Táo ông Công về trời
Mặc dù cuộc sống bận rộn nhưng vào ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời, ngày 23 tháng Chạp hàng năm mỗi gia đình nào cũng sẽ cố gắng để sửa soạn lễ vật cúng cho thịnh soạn với mong ước năm sau sẽ khởi sắc, sang năm no đủ hơn năm cũ.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo tùy theo phong tục mỗi nơi, mỗi vùng miền khác nhau. Nhưng phổ biến là gồm có mâm cỗ mặn, đĩa hoa quả, lọ hoa tươi, vàng mã và cá chép.
Mâm cỗ mặn thường bao gồm những món ăn truyền thống của người Việt Nam và cũng tùy theo phong tục của từng nơi, từng vùng miền như:
- 1 đĩa thịt lợn luộc. Thịt lợn luộc có thể là thịt vai, thịt ba chỉ, tùy theo cách lựa chọn của mỗi nhà.
- 1 đĩa giò.
- 1 con thịt gà luộc. Về lễ vật gà, nhiều nơi quan niệm rằng: phải chọn gà mới tập gáy với ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
- 1 bát canh. Bát canh có thể là canh măng, canh mọc hay bát miến.
- 1 đĩa xào thập cẩm.
- 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 lọ hoa tươi.
- 3 chén rượu.
- 3 chén nước trắng, có nhiều nơi người ta không dùng rượu mà thay bằng một ấm trà sen.
- Vàng mã.
Vàng mã thường bao gồm: Mũ ông Công ba cỗ: hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Ngoài ra còn có Tiền âm phủ (Ở miền Trung, vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm có: Ngựa giấy có đủ yên, cương; tiền âm phủ).
- Cá chép
Cá chép có thể là cá sống và thả trong chậu nước hoặc cá giấy đều được. Cá chép tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời, Ngoài ra, cá chép còn là biểu tượng cho sự phát triển cùng khả năng sinh sôi vô cùng lớn. Thả cá chép trong ngày ông Công, ông Táo tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, mong cầu sự sinh sôi, phát triển của người Việt từ xưa đến nay. Ngày nay, trong bộ vàng mã ông Công, ông Táo có cả cá chép nữa nên chỉ cần bộ vàng mã này là đã đầy đủ.
( mấy giờ đưa ông táo về trời, cúng đưa ông táo mấy giờ, lễ vật cúng đưa ông táo về trời 2022, cúng đưa và rước ông táo 2022, đưa táo về trời, đưa ông táo về trời vào giờ nào, dua ong tao ve troi gio nao tot, ý nghĩa của việc đưa ông táo về trời, le cung ong tao ve troi, đồ cúng đưa ông táo, ngày mấy đưa ông táo 2021)
Đặt mâm cúng ông Táo ông Công ở đâu thì đúng
Điều rất quan trọng trước khi thực hiện nghi lễ cúng để đưa ông Táo ông Công về trời là các gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ cho gọn gàng, sạch sẽ. đặc biệt là việc rút tỉa chân nhang.
Theo tập tục, khi cúng Táo quân, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái đồ thờ, tổng vệ sinh phòng thờ hay nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Tuy nhiên vào những năm đặc biệt thì thủ tục sẽ khác hơn.
Theo các chuyên gia phong thủy, khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ.
Các gia đình có bàn thờ mà bị mối mọt hay các bát hương nứt vỡ thì sau khi chuyển phải làm lễ an vị bát hương, an vị bàn thờ ngay.
Trong các di chỉ cổ về tập tục văn hóa đã ghi rất kĩ việc bát hương an yên trong một ngôi nhà là điều quan trọng.
Khi rút tỉa chân nhang, gia chủ phải một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút dần chân nhang. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
Nếu nam nhân làm chủ khí trong nhà, để lại 17, 27, 37 chân nhang. Nếu nữ nhân làm chủ khí trong nhà (trường hợp mẹ góa con côi hay bà mẹ đơn thân) để lại 19, 29, 39 chân nhang.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, tối kỵ mở toang các cửa phòng thờ khiến ánh nắng chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí…
Khi tiến hành đặt mâm cúng và thực hiện nghi lễ cúng, nếu gia đình nào có riêng bàn thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Còn nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên vì từ xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Không cần phải mâm cao cỗ đầy, nhưng theo quan niệm dân gian. Vào một ngày ý nghĩa và quan trọng như ngày đưa ông Công, ông Táo về trời phải có một mâm cỗ đề huề và đầy đủ để cả nhà quanh năm bình an, no ấm.
Ngày nay, khi các gia đình đều bộn bề với công việc, các gia đình chỉ có 2 vợ chồng trẻ đi làm cả ngày, lại có thêm con nhỏ hay các gia đình chỉ có ông bà lớn tuổi, hay nhiều người chưa đủ kinh nghiệm về vấn đề này thì việc chuẩn bị đầy đủ, trọn vẹn cho ngày đưa ông Công, ông Táo về trời thêm phần khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều chị em, rất nhiều gia đình đã tìm đến dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu: Đồ Cúng Nhân Tâm – chuyên cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói. Một thương hiệu không còn xa lạ đối với những chị em giỏi việc nước, đảm việc nhà. Đến với Đồ Cúng Nhân Tâm, mọi người có thể hoàn toàn yên tâm bởi sự chuyên nghiệp, dịch vụ tận tình và kinh nghiệm nhiều năm.
Đồ Cúng Nhân Tâm – Nơi trao trọn niềm tin, nơi giúp mọi người thể hiện được lòng biết ơn, thành kính với các vị thần linh, giúp mọi người cầu nguyện được ước vọng một cách trọn vẹn nhất.
Qua bài viết này rất mong có thể giúp được mọi người thêm phần nào đó hiểu rõ hơn về ngày 23 tháng Chạp – ngày đưa ông Công, ông Táo lên trời. Và có thể giúp được mọi người chuẩn bị được một lễ cúng trọn vẹn, thể hiện được toàn tâm toàn ý của mình.
[ tục đưa ông táo về trời, lễ vật đưa ông táo về trời, cúng đưa ông táo đơn giản, hướng dẫn cách cúng đưa ông táo về trời, thời gian đưa ông táo về trời, nghi thức cúng ông táo về trời 2022, nên đưa ông táo về trời lúc mấy giờ, hướng dẫn cúng đưa ông táo về trời, nghi thức đưa ông táo về trời, hướng dẫn đưa ông táo về trời, thủ tục đưa ông táo về trời, ngày nào đưa ông táo về trời, giờ cúng đưa ông táo về trời, thời gian cúng ông táo về trời 2022 ]