Giới thiệu tổng quan về Lễ cúng rằm tháng 7, lễ cúng chúng sinh
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp quan trọng mà rất nhiều gia đình ở Việt Nam tổ chức nghi lễ cúng lớn. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết cúng chúng sinh nên cúng vào ngày nào, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho mọi người.
Nội Dung Chính
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là một trong số những ngày lễ lớn và đặc biệt quan trọng đối với con người Việt Nam. Rằm tháng 7 không chỉ là một ngày rằm đơn thuần như những ngày rằm khác trong năm. Mà theo quan niệm của đạo Phật, ngày đây còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cho cha mẹ, đồng thời đây cũng là ngày xá tội cho các vong nhân (hay còn được gọi là lễ cúng chúng sinh, cô hồn) để cầu siêu cũng như tưởng nhớ tới các vong hồn đang lang thang, vất vưởng ở ngoài kia. Vậy tổ chức cúng rằm tháng 7 âm lịch hàng năm vào ngày nào?
Cúng chúng sinh vào ngày nào tốt?
Thông thường, ngày rằm khác sẽ là ngày 15 theo âm lịch hằng tháng và việc cúng rằm cũng sẽ được tổ chức và diễn ra đơn giản vào đúng vào ngày này. Nhưng nghi lễ cúng chúng sinh tháng 7 âm lịch hàng năm thường sẽ không được cúng đúng vào ngày 15. Mà sẽ được diễn ra vào một ngày từ ngày mùng 2 đến hết ngày 14 mà không cần phải xem ngày đó xấu hay tốt. Khác với những nghi lễ cúng khác, trước khi tổ chức thì bước đầu tiên cần phải chọn ngày và giờ tốt, hợp tuổi và hợp mệnh với gia chủ để mong nhận được nhiều hơn những điều may mắn, tài lộc và sự thuận lợi trong cuộc sống và công việc. Nhưng đối với nghi lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 lại không cần quan tâm đến chọn ngày và giờ tốt để tổ chức, chỉ cần gia chủ chọn 1 ngày từ ngày mùng 2 đến ngày 14 sao cho thuận lợi với gia chủ.
Cúng chúng sinh ngày nào tốt? Người xưa thường có quan niệm rằng từ ngày mùng 2 cho đến ngày 14 tháng 7 theo Âm lịch hàng năm sẽ là thời điểm mà Diêm Vương ra lệnh cho mở cửa ở Quỷ Môn Quan để cho các vong hồn được trở về với dương giới để thọ hưởng những lễ vật mà con người ở trên dương gian cúng tế. Còn đối với ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày Diêm Vương giới hạn cho mở cửa của kỳ mở cửa đó. Do đó, người âm sẽ rất khó để quay trở về hoặc nến cúng vào ngày 15 âm lịch sẽ không thể nhận được lễ vật, đồ thờ cúng. Vì vậy, người dân trên dương gian thường có thói quen và trở thành thường lệ là cúng chúng sinh vào trước ngày 15 . Thói quen này đã được lưu truyền, gìn giữ và phát huy từ đời này qua đời khác.
Hướng dẫn cúng chúng sinh rằm tháng 7 và cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng
Thông thường, gia chủ cúng rằm tháng 7 sẽ bao gồm có 3 lễ khác biệt nhau, bao gồm lễ vật cúng Phật, lễ vật cúng gia tiên và lễ vật cúng cô hồn.
Lễ vật cúng Phật
Theo quan niệm văn hóa của Phật giáo thì ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm chính là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là dịp để cho con cháu bày tỏ, nhớ tới công ơn to lớn của ông bà, của cha mẹ. Vì vậy, những gia đình tin tưởng theo quan niệm của đạo Phật sẽ không thể nào mà bỏ qua được nghi lễ cúng Đức Phật vào ngày này. Mâm lễ vật để dâng lên cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ thường có những món ăn chay bao gồm:
Xôi trắng hoặc xôi đậu xanh, xôi vò nhân hạt sen…
Giò, chả được làm bằng chất liệu bột chay.
Nem chay hoặc nem được làm từ nấm.
Canh khoai, nấm hoặc canh rau củ nấu chay.
Chè đậu xanh
Đậu hũ non sốt cà chua hoặc đậu hũ non sốt nấm.
Mâm lễ cúng gia tiên tổ chức trong nhà
Tùy theo từng gia đình mà việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng gia tiên có thể là lễ vật chay hoặc lễ vật mặn. Tuy nhiên đa số các gia đình Việt Nam sẽ làm cỗ cúng mặn. Và cũng tùy theo điều kiện kinh tế của từng nhà mà có thể chuẩn bị các lễ vật cúng với các món ăn có sự khác nhau để thể hiện tấm lòng thành kính, thành tâm của gia chủ đối với tổ tiên.
Bên cạnh một số món ăn mặn thì gia đình gia chủ có thể chuẩn bị thêm hương hoa, trà, bánh kẹo, quả, nến đèn, cùng với vàng mã. Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm những đồ vật dành riêng cho người ở dưới cõi âm, những đồ vật này được làm tượng trưng bằng chất liệu giấy như quần áo hoặc giày dép…
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 tổ chức ngoài trời
Mâm cúng cô hồn hay còn gọi là mâm cúng chúng sinh là nghi lễ cúng để thể hiện tấm lòng từ bi của con người trên trần gian đối với những cô hồn, vong linh đang vất vưởng, đang lai vãng ở cõi dương gian không có nơi thờ tự, nơi nương tựa. Lễ cúng ngày thường mọi người đặt mâm cúng ở ngoài trời, trước cửa của mỗi gia đình vào thời điểm chiều tối. Đặc biệt, mâm cúng cô hồn, chúng sinh sẽ là mâm cúng chay, không có món mặn ( bởi vì các món ăn mặn sẽ làm khơi dậy lòng tham lam của những vong linh cô hồn). Chỉ có những món chay, những hoa quả, kẹo bánh, hay những món từ tinh bột ví dụ như:
- 1 lọ hoa với 5 loại hoa khác nhau theo mùa, màu sắc khác nhau và có ý nghĩa khác nhau.
- Các loại bánh kẹo ngọt như Bim bim, các loại bánh gạo, kẹo, hoặc các loại thạch, bỏng ngô và bỏng gạo…
- 12 bát nhỏ với cháo gạo nấu loãng.
- Quần áo cúng dành riêng cho chúng sinh làm bằng bằng chất liệu giấy.
- Tiền vàng mã
- Nước lọc.
- Rượu nếp
- Chè xanh
- 3 nén hương cùng với 2 ngọn nến nhỏ.
- 1 đĩa gạo tẻ
- 1 đĩa nhỏ muối trắng.
- 12 miếng đường thẻ.
Khi kết thúc nghi lễ cúng chúng sinh, cô hồn thì gia chủ hoặc người trực tiếp cúng sẽ lấy gạo và muối để tung ra 2 bên đường, cổng nhà hoặc tại các ngã tư đường xung quanh nhà, còn vàng mã sẽ được đốt cho cô hồn. Ở một số địa phương, vùng miền có văn hóa riêng thì các gia đình thông thường sẽ thực hiện phong tục “giật cô hồn”. Phong tục này có nghĩa là các lễ vật cúng sau khi cúng xong sẽ đem tung ra để trẻ con thi nhau dành giật với quan niệm là càng có nhiều người tới giật lễ vật thì sẽ càng có nhiều những tài lộc.
Một số lưu ý khi tổ chức cúng chúng sinh rằm tháng 7
Đối với mâm lễ vật cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên thì phải được tổ chức thực hiện cúng trong nhà. Còn đối với mâm cúng chúng sinh thì sẽ được cúng ở ngoài trời, cúng ở trước cửa nhà hoặc gia chủ có thể thực hiện nghi lễ cúng ở chùa.
Nếu thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh ở tại nhà thì khi tung muối và gạo (sau khi đã cúng xong), gia đình gia chủ nên đứng ở trong nhà và tung theo hướng từ trong ra ngoài. Đặc biệt, gia chủ tuyệt đối không được tung theo hướng ngược lại, bởi vì theo quan niệm tâm linh của dân gian thì hành động này sẽ đồng nghĩa với việc rước các vong linh, cô hồn vất vưởng vào trong nhà.
Đối với những gia đình theo quan niệm của Phật và thờ Phật thì mâm lễ vật để cúng Phật sẽ được đặt ở một vị trí cao nhất trong các mâm cúng. Tiếp đến là mâm cúng của thần linh và thấp nhất là mâm cúng gia tiên.
Trong ngày cúng chúng sinh rằm tháng 7 hàng năm có rất nhiều vong linh, cô hồn còn vất vưởng, không nơi nương tựa, thờ phụng. Vì thế gia đình gia chủ nên ghi rõ thông tin về tên của người nhận lễ vật lên những vật dụng được làm bằng chất liệu giấy khi tổ chức cúng cho gia tiên. Đồng thời khi thực hiện việc cúng thì nên đọc văn khấn những vị thần linh thổ địa trước rồi sau đó mới đọc to và rõ tên của những hương hồn người nhận sau.
Nghi lễ cúng chúng sinh tháng 7 âm lịch hàng năm là một nghi lễ cúng quan trọng và phổ biến với người dân Việt Nam. Do đó, gia đình gia chủ nên chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ những lễ vật cúng, đầy đủ ý nghĩa. Trước khi tổ chức thực hiện nghi lễ cúng thì cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về lễ vật, về cách bày biện mâm cúng chúng sinh, cách sắp xếp quần áo cúng chúng sinh cũng như những lưu ý nên và không nên thực hiện. Người Việt Nam từ xa xưa đã có quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng thì sẽ có lành”. Vì vậy, tổ chức cúng rằm tháng 7 đầy đủ sẽ làm cho gia chủ được ổn định về mặt tâm lý, yên tâm sinh sống và làm việc.
Nhiều gia đình vẫn giữ quan niệm chuẩn bị lễ vật càng thịnh soạn, sang trọng, các đồ cúng như đồ dành riêng cho người cõi âm cùng hiện đại và càng giống với đồ vật của con người dương gian thì càng được cô hồn, các vị thần linh và tổ tiên phù hộ độ trì càng nhiều. Tuy nhiên, điều đó không phải là quan niệm đúng, thực chất lễ vật chỉ cần đủ và đúng với ý nghĩa, quan trọng là người tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh phải thật thành tâm thành kính đối với nghi lễ.
Trong khi cúng, có nhiều trường hợp bị thiếu lễ vật cúng nên bổ sung trong quá trình cúng lễ, điều này đã làm mất đi vẻ tôn nghiêm và trang trọng của nghi lễ cúng. Do đó, một điều quan trọng là gia đình gia chủ phải chuẩn bị thật đầy đủ lễ vật trước khi cúng.
Hi vọng qua những thông tin cơ bản chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, mọi người đã có thể biết được cách thức chuẩn bị và thực hiện cúng rằm tháng 7 âm lịch vào ngày nào. Cũng như hướng dẫn về mâm cúng chúng sinh dịp rằm tháng 7 bao gồm những lễ vật gì. Mọi người hãy chuẩn bị thật kỹ và cẩn thận để có được một nghi lễ cúng với mâm lễ cúng đầy đủ và tươm tất nhất cho dịp cúng rằm tháng 7 mọi người nhé.
Để không phải tốn thời gian, công sức chuẩn bị mà vẫn có một mâm cúng với đầy đủ những lễ vật cúng thì cách tốt nhất là mọi người có thể sử dụng dịch vụ trên thị trường. Bài viết này, ngoài cung cấp thông tin cần thiết về cúng rằm tháng 7 ngày nào thì chúng tôi cũng giới thiệu dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm.