Bài cúng đầy tháng – Văn khấn cúng Mụ đầy tháng cho bé trai bé gái

Tổ chức lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai hay bé gái đã trở thành một truyền thống văn hóa tâm linh tốt đẹp mà phần lớn các gia đình đều tuân theo. Chúng ta cùng xem xét một số các bước chuẩn bị và nghi thức của lễ cúng đầy tháng để thấy được nét đẹp của tính cách và tâm hồn con người Việt. Tham khảo bài cúng đầy tháng, bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái bé trai ngay dưới đây nhé.

Khi bé tròn 1 tháng tuổi, các phụ huynh lại tất bật và lo lắng để làm tiệc cúng đầy tháng cũng như tiệc mời bà con và họ hàng. Thêm vào đó là việc tổ chức lễ cúng là một phần rất quan trọng; với mục đích tạ ơn 12 bà mụ và Bà mụ chúa đầu thai. Tại một số gia đình còn kết hợp lễ cúng đầy tháng thôi nôi với lễ cúng gia tiên, lễ cúng đất đai, lễ cúng thần tài trong cùng ngày.

Bài cúng văn khấn đầy tháng cho bé trai bé gái
Bài cúng văn khấn đầy tháng cho bé trai bé gái

Theo quan niệm trong dân gian, đứa trẻ được sinh ra trên đời này chính là do Bà Chúa và 12 bà Mụ đã nặn ra. Việc tổ chức làm lễ cúng Bà Chúa và 12 bà Mụ nhằm thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với các bà Mụ. Bên cạnh đó, lễ cúng cũng là mong ước của cha mẹ cho con được bình an, mạnh khỏe và thông minh. Ở Việt Nam, các bà Mụ (hay còn gọi là Tiên Nương) được thờ cúng tại một số đền chùa như: chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn; chùa Biên Hòa, chùa Hóc Ông, chùa Phước Tường Thủ Đức.

Xem thêm:  Bài văn khấn cúng rằm tháng giêng chuẩn, Mâm lễ vật gồm những gì?

Đặc biệt là tại Điện Ngọc Hoàng tại Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh đang giữ 12 pho tượng mô phỏng các bà Mụ đang trong tư thế ngồi ngai mỗi tượng lại có một kiểu ngồi vô cùng độc đáo, với các động tác đang chăm sóc trẻ: bồng trẻ, bồng bé bú, cầm bình sữa, tắm cho bé… Các pho tượng đều được làm từ khoảng đầu của thế kỷ 20; bằng các chất liệu gốm có màu sắc; vô cùng sinh động từ màu xanh lục đậu, màu lam cô-ban, màu trắng ngà, màu vàng đất, màu nâu đen, màu nâu đỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.