Các nghi lễ khi xây nhà không thể bỏ qua

Xây nhà là công việc trọng đại của cuộc đời mỗi con người. Đương nhiên trong quá trình xây nhà mất vài tháng hoặc thậm chí một tới hai năm. Chính vì vậy, các bạn đừng quên các nghi thức khi xây nhà.

Việc tìm hiểu về các nghi lễ khi xây nhà là một trong điều quan trọng để đảm bảo ngôi nhà không chỉ đẹp, chắc chắn mà còn đảm bảo về yếu tố văn hóa tâm linh. Xây nhà theo quan niệm người Việt  sẽ làm kinh động đến các vị thổ công. Đây là vị thần cai quản đất đai, điền thổ. Do vậy, các nghi lễ cúng thổ công nhất thiết gia chủ không được bỏ qua.

các nghi lễ khi xây nhà
các nghi lễ khi xây nhà

Các nghi lễ khi xây nhà, xây dựng công trình

Nghi lễ cúng động thổ khởi công

Xây nhà là chuyện hệ trọng của cả cuộc đời mỗi con người. Bởi mỗi người trong cuộc đời của mình chỉ duy nhất xây một đến hai ngôi nhà. Đặc biệt theo các cụ ta vẫn nói phải an cư rồi mới lạc nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi gia ddingf muốn êm ấm, hạnh phúc công danh đề huề rất cần có tổ ấm. Hay nói một cách khác là cần phải có một nơi để định cư lâu dài, một căn nhà để nghỉ ngơi, sum vầy sau ngày làm việc cực nhọc.

Xây nhà là cả một quá trình bởi xây nhà không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà xảy ra sẽ diễn ra trong vài tháng hoặc có gia đình để hoàn thiện ngôi nhà mất tới một đến hai năm. Trong quá trình xây nhà không chỉ đòi hỏi gia chủ phải sát sao thi công, thiết kế mà cần chú ý lưu tâm đến các nghi thức cúng lễ.

Như chúng ta đều biết mỗi vị trí và miền đất đều có thần linh nắm giữ cai quản. Đất đai cũng có thổ công ngự trị chính vì vậy, khi xây nhà rất cần làm lễ biến báo thổ công thổ kỳ cai quản đất đai. Theo quan niệm người Việt thì thổ công là vị thần cai quản đất đai. Nhờ có vị thần này mà phần đất luôn được yên ổn hay còn gọi là đất lành. Nhờ có các vị thổ công khiến đất đai không có tà ma, tà khí hay quỷ thần đến quấy nhiễu.

Chính vì vậy trong suốt quá trình xây nhà từ khi khai móng đến khi bắc nóc và hoàn thiện xong một ngôi nhà cần có lễ cúng. Lễ cúng sẽ là sự thành tâm thành kính gia chủ biến báo lên các vị thần đề cầu mong sự bình an, may mắn. Nhờ  đó, gia chủ cũng thuận lợi trong suốt quá trình xây dựng mà không gặp bất cứ một bất trắc hay khó khăn gì?

Xem thêm:  Cách lựa chọn trái cây để cúng ông táo ngày rằm

Nghi lễ cúng đổ móng nhà, sàn nhà, tầng nhà

Lễ cúng đổ móng nhà hay còn gọi là lễ cúng mở móng nhà. Đây là một trong lễ cúng đầu tiên trước khi bắt đầu xây nhà hay các công trình xây dựng khác. Lễ cúng này là bước ban đầu để biến báo và xin phép các vị thần, các ông thần linh thổ địa cho phép xây dựng trên mảnh đất.

Lễ cúng móng nhà rất quan trọng bởi đây là bước khởi đầu suốt quá trình xây nhà về sau. Bởi theo quan niệm của người Việt lễ khởi công khai móng là khởi đầu của cả một quá trình. Quá trình xây nhà có thuận lợi hay không đều do công đoạn khởi đầu có thuận lợi hay không. Trong lễ cúng khởi công mở móng nhà cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật: xôi gà, bộ tam sên, hoa, quả, rượu nước, trầu cau và các lễ vật cần thiết khác……

Trong lễ cúng khai móng nhà gia chủ sẽ là người thực hiện nghi thức đặt viên gạch đầu tiên. Nghi thức này là nghi thức khởi đầu lấy may và được chọn vào ngày giờ hoàng đạo. Cung giờ hoàng đạo là cung giờ được xem từ trước. Cúng giờ này hợp tuổi, mệnh gia chủ không xung khắc gia chủ. Đây là một trong nghi thức rất quan trọng bất cứ gia chủ nào khi xây nhà đều không thể chuẩn bị sơ sài.

Cúng khai móng nhà cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và được tổ chức vào buổi sáng sớm. Thời gian từ thực hiện nghi thức phải trước 8 giờ. Bởi sau thời gian này theo quan niệm người Việt sẽ xung khắc gia chủ khiến xây dựng gặp nhiều bất lợi.

Nghi lễ cúng cất nóc – đỗ mái nhà

Đây là một trong nghi thức được thực hiện khi gia chủ xây ngôi nhà đến nóc và chuẩn bị bắc nóc nhà. Theo như các cụ ngày xưa khi xây nhà mái ngói thì nghi thức bắc nóc này rất quan trọng. Điều này ví như ngôi nhà phải có trụ cột và có chỗ dựa che chắn nắng mưa vững chắc.

Nghi thức bắc nóc nhà chuẩn bị với lễ vật đơn giản: ván xôi con gà, hoa quả và một vài lễ vật khác. Cũng như nghi thức khai móng thì nghi thức bắc nóc được thực hiện vào sáng sớm và gia chủ thành tâm sửa soạn lễ vật cúng biến bảo các vị thần linh và thổ công về tiến độ của mình.

Lúc này gia chủ sẽ thành tâm cầu xin các vị thần linh ban phước lành để xây nhà diễn ra theo đúng tiến độ và không gặp xui xẻo, kém may mắn. Lễ cúng bắc nóc cũng sẽ được chọn vào cung giờ hoàng đạo thực hiện và được gia chủ sửa soạn tươm tất, chu đáo đảm bảo đầy đủ các nghi thức theo đúng văn hóa tâm linh của người Việt.

Nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Sau khi đã xây xong toàn bộ ngôi nhà trước khi về nhà mới gia chủ sẽ làm lễ nhập trạch. Lễ nhập trạch là nghi thức tân gia ăn mừng về nhà mới. Đây là nghi thức hoan hỷ để cảm tạ các vị thần linh, thổ công đã phù hộ độ trì để xây xong toàn bộ ngôi nhà thuận lợi.

Xem thêm:  Cúng đầy tháng be trai đơn giản nhất cần những gì?

Lễ vật chuẩn bị nghi thức nhập trạch sẽ giống như nghi thức khởi công xây nhà. Các thủ tục và hành lễ giống tương tự như vậy. Trong nghi thức này không chỉ là nghi lễ gia chủ cảm tạ các vị thần mà còn là dịp gia chủ hoan hỷ mời người thân, bạn bè đến chung vui.

Việc xây dựng xong ngôi nhà mất rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt còn hao tâm tốn của của gia chủ. Chính vì vậy, lễ nhập trạch về nhà mới còn là sự ăn mừng gia chủ đã xây dựng, hoàn thành xong ngôi nhà mơ ước của mình.

Trong nghi thức cúng lễ nhập trạch để gia đình sau khi chuyển về nhà mới được may mắn, sum vầy và gia đình yên ấm, hạnh phúc cần phải lấy chậu than hồng được đặt trước cửa. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt bước qua rồi mới vào nhà. Điều này có ngụ ý là loại bỏ tà ma, tà khí và tất cả điềm không may mắn, điểm xui ra khỏi để bước vào ngôi nhà với điềm may mắn và tốt lành.

Trong nghi lễ này gia chủ và người thân, bạn bè của mình sẽ có cơ hội hoan hỷ chúc mừng tan gia về nhà mới. Đây là dịp gia chủ thở phào nhẹ nhõm về thành quả mình đạt được và hân hoan cùng bạn bè.

Hành lễ cúng khi thực hiện các nghi thức xây nhà

Khi thực hiện hành lễ cúng xây nhà thì đương nhiên gia chủ sẽ phải lựa chọn người hành lễ. Người hành lễ có thể là gia chủ hoặc có thể ông bà, người cao tuổi có uy tín trong gia đình của mình. Một số gia đình vì lý do nào đó có thể mời các thầy chuyên thực hiện nghi thức về hành lễ cúng là một trong giải pháp tốt.

Khi hành lễ cúng cần đảm bảo trang phục quần áo sao cho kín đáo, gọn gàng và tươm tất. Không được mặc các bộ y phục hở hang, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Người hành lễ cúng cũng phải chỉnh chu vệ sinh cá nhân rửa mặt, tay chân và chải đầu tóc cho gọn gàng. Nếu trong gia đình hành lễ cần hết sức lưu ý đến điều này. Bởi trong lễ cúng tươm tất, đủ đầy và tôn kính người hành lễ không được xoàng xĩnh quên đi chuẩn bị bản thân.

Một trong vấn đề được nhiều người băn khoăn là nghi thức cúng xây nhà được tổ chức đặt vào vị trí nào. Bởi nhiều người băn khoăn vị trí đặt lễ và hành lễ. Đương nhiên vị trí đặt lễ sẽ được đặt vào vị trí ngôi nhà chuẩn bị xây dựng. Phía đặt lễ sẽ được bày biện phải trước hướng ngôi nhà ra phía cổng. Điều này sẽ giúp ích cho việc hành lễ mời các vị thần về thụ lộc.

Xem thêm:  Mâm Cúng 30 Tết Miền Nam Cần Chuẩn Bị Những Gì? Và Bài Văn Khấn

Việc hành lễ phải đảm theo đúng trình tự không được bỏ qua bất cứ một khâu nào. Bởi chỉ cần sơ suất bỏ qua bước nào thì khiến toàn bộ quá trình thực hiện nghi thức không đạt được ý nguyện của gia đình. Đặc biệt trong khi hành lễ không được nói to mà cần giữ im lặng để cho người hành lễ đọc lời thỉnh cầu, thỉnh các vị thần và ông thổ công về thụ lộc ban phước lành cho gia đình.

Đơn vị cung cấp mâm cúng uy tín, chất lượng

Hiện nay, với sự ra đời của các dịch vụ cung cấp mâm cúng có khá nhiều đơn vị khác nhau cho các bạn lựa chọn. Điều này sẽ giúp cho gia đình giải tỏa được băn khoăn và vướng mắc của mình trong khâu hành lễ cúng như chuẩn bị mâm cúng. Đặc biệt thay vì mất khá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị thì chỉ cần liên hệ với các dịch vụ này là bạn có thể có ngay một mâm cúng tươm tất và đầy đủ.

Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng uy tín, chất lượng là dịch vụ chuyên cung cấp mâm cúng đảm bảo theo đúng phong tục của người Việt Nam. Từ khâu chuẩn bị lễ vật cho đến sửa soạn, bày biện lễ vật cho đến cả các nghi thức hành lễ cúng và bài văn cúng.

Có khá nhiều gia đinh có thể rất băn khoăn bởi không biết hành lễ cúng như thế nào cho đúng. Bởi trong lĩnh vực văn hóa tâm linh có thể nhiều người không biết cúng lễ xây nhà cần mời các vị thần nào về thụ lộc. Chính vì vậy, các đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng sẽ là một trong giải pháp quan trọng và thiết thực để gia chủ có lễ cúng xây nhà tốt nhất.

Hiện nay dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm tự hào là một trong đơn vị được khá nhiều người biết đến hiện nay. Dịch vụ không chỉ chất lượng mà đảm bảo cả về vấn đề văn hóa. Đơn vị luôn giữ nguyên giá trị tâm linh người Việt và không ngừng sáng tạo mang lại sự tiện ích và  đủ đầy cho gia chủ.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin hữu ích về các nghi lễ khi xây nhà. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi qua dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm để được tư vấn tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.