Hiện nay dịch vụ đặt tiệc tại nhà, nấu tiệc đám giỗ tại nhà đang có xu hướng nở rộ cùng với đó là chất lượng bữa tiệc cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng hơn, chính vì vậy dịch vụ của chúng tôi đặt vấn đề này lên hàng đầu theo tiêu chuẩn bếp du lịch Việt nam VTOS, món ăn vừa ngon, nóng hổi, trình bày đẹp mắt, lại gọn gàng sạch sẽ, chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả thực khách của bạn và gia đình bạn.

Chuẩn bị mâm cúng giỗ mấy chén cơm là hợp lý?

Tục lệ cúng giỗ có ý nghĩa gì? Tại sao phải cúng giỗ hàng năm? Cúng giỗ mấy chén cơm là hợp lý?

Người Việt Nam từ lâu đã có truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, vì vậy mà người Việt chúng ta từ lâu đã duy trì tập quán cúng giỗ tổ tiên, ông bà và những tiền bối đi trước. Vì mâm cúng giỗ mang ý nghĩa vô cùng to lớn mà việc chuẩn bị mâm cúng cũng trở thành một công việc khá quan trọng trong nghi lễ này. Cúng giỗ cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng giỗ mấy chén cơm là đủ? Đều là những băn khoăn của rất nhiều người khi tổ chức cúng giỗ. Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về tín ngưỡng cúng giỗ của người Việt Nam qua bài viết hôm nay nhé.

Nguồn gốc của tục cúng giỗ là gì?

Cúng giỗ là hoạt động khá phổ biến trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Cúng giỗ chính là tập tục cúng kiến tới những người thân đã mất. Cúng giỗ là một trong những tục lệ phù hợp với quan niệm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cha ông ta từ xưa đến nay. Theo lịch sử Việt Nam ghi nhận rằng, tục cúng giỗ có thời vua Hùng Vương. Dưới thời vua Hùng, người dân tổ chức cúng giỗ vua Hùng hàng năm để ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của đấng anh hùng thiền nhân. Ngày nay phong tục đó được mở rộng hơn đến với những đối tượng là bậc ông bà, cha chú đi trước.

Ý nghĩa của tục cúng giỗ

Từ xa xưa đến nay, lễ cúng giỗ là để chúng ta tưởng nhớ về những người đã khuất. Qua đó bày tỏ sự nuối tiếc, nhớ thương và tôn trọng với người thân đi trước. Những người đó có thể là các cụ, các ông, các bà hay những người anh em thân thiết ruột thịt không may đã rời xa chúng ta. Vào dịp cúng giỗ, chúng ta thường hay tổ chức cỗ với quy mô gia đình từ đó là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp được gặp mặt nhau, tâm sự về chuyện cũ, người cũ hoặc động viên nhau trong một giai đoạn khó khăn nào đó của cuộc sống. Nhờ đó mà các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau, yêu thương và tôn trọng nhau hơn. Đây cũng là dịp để các thế hệ đi trước giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn tới thế hệ sau và mong muốn thế hệ sau sẽ tiếp nối truyền thống này mãi mãi về sau.

Các loại giỗ chính trong phong tục của người Việt Nam

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, chúng ta có 3 loại giỗ chính: Giỗ đầu, giỗ Hết và giỗ Thường.

Giỗ Đầu hay còn được gọi là Tiểu Tường trong tiếng Hán. Giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên của người đã mất và được tính là ngày sau ngày người đó mất được đúng một năm. Giỗ đầu là ngày giỗ nằm trong thời kỳ tang thương, những người thân thiết vẫn còn thương nhớ và sầu thảm với người đã mất. Một năm không thể làm suy giảm những nỗi đau buồn, sự hoài niệm trong lòng của những người đang sống. Việc tổ chức lễ cúng giỗ đầu vẫn được tổ chức trang nghiêm với số lượng khách mời không thua kém gì ngày diễn ra tang lễ năm ngoái, chỉ bớt đi một số nghi thức như đưa rước vong linh về nơi an nghỉ cuối cùng hay kèn trống.

Thông thường các lễ mặn, mâm ngũ quả, hương nhang là những lễ vật gần như không thể thiếu trong tất cả các lễ cúng tụng của người dân Việt Nam. Đối với giỗ đầu, người ta sẽ chuẩn bị thêm các đồ đạc, dụng cụ hàng mã đi theo tiền, vàng mã để gửi đến những người đã khuất. Nhiều gia đình còn chuẩn bị quần áo, hình nộm – người giúp chăm sóc của người đã khuất dưới âm giới hay nhà cửa, xe cộ để hóa mã cho người thân đã ra đi. Có quan niệm cho rằng những đồ vàng mã được hóa trong ngày giỗ đầu khi gửi xuống dưới cõi Âm cho người quá cố thì bản thân người đấy và Gia tiên trong dòng họ không được dùng, mà phải đem đi biếu các Ác thần dưới đó như làm lễ vật dâng lên để tránh sự quấy nhiễu trong những ngày tháng sau này.

Ngày giỗ chính tiếp theo trong phong tục của người Việt Nam là Giỗ Hết. Giỗ Hết là ngày giỗ sau ngày người mất được hai năm và có tên gọi khác là Đại Tường. Ngày giỗ Đại Tường vẫn nằm thời kỳ tang tóc, bi thương đối với người còn sống. Hai năm chỉ làm giảm đi sự nhớ thương và đau buồn chứ nó không làm lành những vết thương trong lòng những người còn sống. Quy mô tổ chức giỗ Hết có phần hẹp hơn so với giỗ đầu, số lượng khách mời không còn nhiều nữa mà thường gói gọn trong các đời con cháu và những người thân có mối quan hệ thân thiết ruột thịt.

Lễ vật được chuẩn bị trong ngày giỗ Hết – Đại Tường giống với giỗ Đầu, cũng có những lễ mặn, mâm ngũ quả, hương nhang, hoa, tiền, vàng mã, quần áo và những vật dụng khác v.v… Hơn nữa, lễ vật của giỗ Đại Tường khi gửi xuống dưới cũng được dùng để làm lễ vật cho người đã khuất và Gia tiên làm vật cúng tiến cho các Ác Thần để mong sự bình yên, tránh quấy nhiễu trong những ngày tháng sắp tới. Thông thường, sau ngày lễ này, vào khoảng hai đến ba tháng sau người ta sẽ chọn 1 ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ Trừ Phục, tức lễ Bỏ tang. Sau ngày lễ ngày thì những người thân còn sống hoàn toàn của thể quay trở lại cuộc sống bình thường, trút bỏ quần áo tang, gậy chống và có thể tổ chức các bữa tiệc vui, đình đám. Ngoài ra sau ngày lễ này, người vợ hoặc người chồng có thể đi bước nữa để tự giải thoát cho cuộc sống của chính mình.

Từ sau năm thứ ba trở đi, người Việt Nam hay tổ chức giỗ cho những người đã khuất hàng năm. Ngày giỗ này được gọi là Giỗ Thường hay ngày Cát Kỵ. Nhờ có ngày lễ Trừ Phục sau giỗ Hết mà ngày giỗ Cát Kỵ hàng năm diễn ra trong không khí vui vẻ hơn, bớt đau thương mất mát. Đây là dịp để gắn kết tình cảm những người thân trong gia đình, vừa hoài niệm đến người đã khuất, vừa là dịp để những người anh em trong gia đình gắn bó và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Số lượng khách mời đã được thu hẹp hẳn, thường thì chỉ có anh em, con cháu thân thiết là tham gia lễ cúng giỗ Thường. Theo phong tục của người Việt, tục lệ cúng giỗ Thường sẽ được duy trì đến hết năm đời. Vì đây là thời điểm vong linh người đã mất được chuyển kiếp.

Trong dịp giỗ thường, các lễ vật hầu như sẽ giống với giỗ Hết và giỗ Đầu nhưng có thể được lược bỏ đi những lễ vật mà những người thân cho là không cần thiết. Điều này sẽ phụ thuộc vào kinh tế, điều kiện và mong muốn của từng gia đình.

Vậy mâm cúng giỗ mấy chén cơm?

Việc chuẩn bị mâm cúng giỗ mấy chén cơm là thắc mắc của rất nhiều gia đình khi chuẩn bị mâm cúng cho người đã khuất. Có một thực tế rằng, việc cúng mấy chén cơm trong mâm cúng giỗ lại phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng vùng miền. Chẳng hạn như người Miền Bắc hay đơm cơm vào bát nhỏ, chuẩn bị 6 bát cơm như thể để chung vào mâm cúng giỗ cho người đã khuất. Một điều cần lưu ý khi đơm cơm vào bát trong phong tục của người Bắc đó là cơm chỉ được xới  một lần với lượng vừa đủ, không được xới quá 2 lần cho 1 bát cơm cúng. Làm như thế sẽ có ý nghĩa là không tôn trọng người đã mất. Còn đối với miền Trung và miền Nam thì họ thường đơm cơm vào một đĩa hoặc một bát đặt lên mâm cúng chứ không chia nhiều bát như ở miền Bắc.

Những điều cần tránh trong ngày cúng giỗ

– Không nếm thức ăn vì như vậy sẽ thể hiện thái độ không tôn trọng người đã khuất.

– Không sử dụng lễ vật là những món sống hay động vật sống vì như thế người đã mất không thể ăn được.Ngoài ra thịt chó, thịt mèo cũng là những thực phẩm kiêng kị trong lễ giỗ.

– Sử dụng các bộ bát chén riêng, không sử dụng các bát đũa hàng ngày mà người sống sử dụng. ng.

– Nếu cúng hoa thì phải cúng hoa tươi, không được cúng hoa giả để bày tỏ lòng thành kính của mình với người đã khuất.

– Nếu bạn ở xa không thể tổ chức giỗ thì cũng không được cúng online, hơn nữa văn khấn trong lễ cúng phải dùng tiếng Việt,  không dùng ngoại ngữ để tránh sự bất kính với người đã khuất.

Đặt dịch vụ cúng giỗ ở đâu?

Ngày nay cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, ai ai cũng bận với công việc mà sự nghiệp của mình nên việc tự tay chuẩn bị một mâm cúng giỗ đầy đủ sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí việc chuẩn bị đó còn gặp những khó khăn và sai sót đáng tiếc làm cho tâm lý của chúng ta trở nên lo lắng và hoang mang. Chính vì vậy mà nhiều người tìm đến các đơn vị dịch vụ để giúp họ có sự chuẩn bị đầy đủ nhất. Trong khi đó hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đồ cúng trên thị trường khác nhau khiến cho việc lựa chọn được đơn vị vừa uy tín vừa chất lượng là một công việc không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị như thế, bạn có thể tìm đến dịch vụ của Nấu Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm.

Nấu Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm luôn coi sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Nấu Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm đang được khách hàng tin tưởng bởi chính uy tín, chất lượng và sự am hiểu về các phong tục cúng kiến của người Việt Nam. Hơn nữa, việc lựa chọn các dịch vụ Đặt Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm lại vô cùng dễ dàng với các hình thức thanh toán, đặt hàng vô cùng linh hoạt mà giá cả vô cùng cạnh tranh.

Nghi lễ cúng giỗ từ lâu đã là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Dù gia đình đó có điều kiện kinh tế khá giả hay hạn hẹp thì việc tổ chức lễ cúng giỗ vẫn luôn được các gia đình quan tâm và thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng, sau bài viết hôm nay các bạn có thể tìm được cho mình những thông tin bổ ích về việc cúng giỗ mấy bát cơm là hợp lý? Và biết thêm nhiều thông tin để thực hiện nghi lễ cúng giỗ sao cho chuẩn nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở dịch vụ thì bạn có thể tham khảo Nấu Tiệc Nhân Tâm – Đồ Cúng Nhân Tâm bạn nhé.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.