Mâm cúng rằm tháng giêng | Lễ vật + Bài văn khấn rằm tháng giêng

Tìm hiểu về mâm cúng rằm tháng giêng

Cúng rằm tháng giêng là tập tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Mâm cúng rằm tháng giêng như thế nào cũng là điều nhiều người quan tâm.

Rằm tháng giêng là một trong những ngày lễ lớn diễn ra vào đầu năm sau tết nguyên đán. Vì vậy mà hầu hết mọi gia đình đều chuẩn bị những mâm cúng rằm tháng giêng tươm tất để dâng lên cúng gia tiên. Cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với gia đình.

mâm cúng rằm tháng giêng trọn gói
mâm cúng rằm tháng giêng trọn gói

Rằm tháng giêng ngày lễ mang nhiều ý nghĩa

Rằm tháng giêng là ngày gì? 

Rằm tháng giêng là một ngày lễ được nhiều nơi trên khắp thế giới coi trọng. Đây cũng là một trong những ngày lễ đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên mỗi nước lại có cách đón lễ rằm tháng giêng khác nhau, mang nét văn hóa đặc trưng của mỗi nước.

  1. Rằm tháng giêng ở Việt Nam:

Đối với người dân Việt Nam thì rằm tháng giêng là ngày Đức Phật hạ trần, phổ độ chúng sinh. Vậy nên vào ngày này các gia đình người Việt sẽ chuẩn bị những mâm cúng rằm tháng giêng tươm tất để dâng cúng lên Đức Phật và gia tiên. Với hy vọng cầu mong Đức Phật và gia tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn. 

Ngoài việc tổ chức lễ rằm tháng giêng ở nhà thì cũng có nhiều người lên chùa cúng sao giải hạn. Lâu dần đây đã trở thành một tập tục quen thuộc của người dân Việt Nam. Khi đến chùa các phật tử sẽ cùng với nhà sư tụng kinh Dược Sư với hy vọng hồi hướng công đức cầu mong cuộc sống an lành.

Nhiều vùng miền ở Việt Nam còn có những hoạt động văn hóa khác nhau diễn ra vào đêm rằm tháng giêng. Nhất là đối với những vùng miền có nhiều người Hoa sinh sống thì các hoạt động văn hóa càng phong phú hơn. Một số hoạt động văn hóa tiêu biểu như dán giấy cầu an, lì xì, đố đèn…đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Rằm tháng giêng ở Việt Nam tổ chức cúng Phật

  1. Rằm tháng giêng ở Trung Quốc:

Có thể nói ngày lễ rằm tháng giêng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, ngày rằm tháng giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Đây là ngày mà nhà vua sẽ mở yến tiệc thiết đãi các ông trạng tại vườn thượng uyển ngắm cảnh và làm thơ. Theo truyền thuyết lưu truyền lại thì ngày lễ rằm tháng giêng ở Trung Quốc không phải là ngày lễ Phật. Ngày này ở Trung Quốc sẽ tổ chức lễ hội hoa đăng hay lễ hội đèn hoa. Người Trung Quốc sẽ viết những điều mà mình cầu mong và gửi gắm vào đèn lồng trước khi thả lên trời. 

Xem thêm:  Bài Văn Khấn Đổ Mái Nhà Mượn Tuổi, Cách Cúng Và Mâm Lễ Vật

Rằm tháng giêng ở Trung Quốc tổ chức lễ hội đèn lồng

  1. Rằm tháng giêng ở Hàn Quốc:

Ở Hàn Quốc người dân sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như Samulnori và Daeboreum vào ngày rằm tháng giêng. Đây là hai trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc hay còn gọi là lễ hội lửa. Vào đêm rằm tháng giêng mọi người sẽ tụ tập lại và sử dụng rơm, cỏ khô hay cành cây khô xếp thành hình ngôi nhà. Mọi người sẽ tập trung lại và nhảy múa xung quanh ngọn lửa để xua đuổi tà ma. 

Người Hàn Quốc quan niệm rằng những ai có thể chứng kiến được cảnh mặt trăng mọc vào ngày rằm tháng giêng sẽ gặp may mắn cả năm. Sáng ra họ sẽ ăn cơm nấu bằng ngũ cốc có tên gọi là Ogokbap và bánh ngọt bằng gạo nếp có tên là Yaksik. Đồ uống truyền thống trong ngày rằm tháng giêng của người Hàn Quốc là rượu Gwibal Gisul. Đây là một loại rượu gạo đặc biệt được ướp lạnh.

  1. Rằm tháng giêng ở Nhật Bản:

Ở Nhật Bản ngày rằm tháng giêng chính là ngày tổ chức sự kiện Oshogatsu. Đây là ngày hội cầu nguyện cho mùa màng được bội thu.

Rằm tháng giêng ở Nhật Bản ăn cháo đậu cầu mùa màng bội thu

Lễ cúng rằm tháng giêng ở Việt Nam như thế nào

Ở Việt Nam người dân theo đạo Phật là chủ yếu, vậy nên ngày rằm tháng giêng chính là ngày người dân cúng Phật cầu mong mọi điều may mắn. Vào ngày này mọi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng rằm tháng giêng dành riêng cho Đức Phật và một mâm cúng dành cho gia tiên của mình. 

  1. Mâm cúng Phật rằm tháng giêng

Mâm lễ cúng Phật rất đơn giản, Phật đạo chủ yếu là ăn chay, vậy nên mâm cúng Phật cũng sẽ là đồ chay. Mâm cỗ chay cúng Phật bắt buộc phải có những món như sau:

  • Hoa tươi: hoa tươi luôn là lễ vật không thể thiếu trong bất cứ lễ nghi nào. Những bông hoa tươi thơm mát cũng thay lời thỉnh cầu của chúng sinh dâng lên Phật Tổ. Thông thường hoa để dâng lên cúng Phật người ta sẽ chọn các loại hoa như hoa cúc, hoa sen….Đây là 2 loại hoa chủ yếu đại diện cho Đức Phật.
  • Trái cây: người Việt Nam có thói quen trưng bày mâm ngũ quả để dâng cúng trong những ngày lễ tết quan trọng. Mâm cúng rằm tháng giêng dâng Phật cũng vậy, cũng phải có 1 mâm ngũ quả với đầy đủ các loại quả mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi một vùng miền cũng sẽ có thói quen lựa chọn mâm ngũ quả khác nhau. Như miền Bắc người ta thường chọn mâm ngũ quả theo màu sắc của ngũ hành. Còn miền Nam thì lại lựa chọn mâm ngũ quả theo quan niệm “cầu sung vừa đủ xài”. Tương ứng với quan niệm này là 5 loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Miền Trung thì đơn giản hơn, thuận mùa nào trưng bày quả đó.
  • Xôi chè: để cúng Phật thường thì các gia đình sẽ lựa chọn nấu xôi và chè đỗ xanh. Ngụ ý cầu mong gia đình luôn được đủ đầy sum họp.
  • Trầu cau: miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nên trong tất cả những ngày lễ tết của người Việt đều có lễ vật quan trọng này.
Xem thêm:  Cúng đưa ông táo về trời ngày mấy 2021, 2022, mâm lễ vật + Bài văn khấn

Ngoài những lễ vật cơ bản như trên, các bạn cũng có thể chuẩn thêm một vài món ăn được làm từ thực phẩm chay để tăng thêm sự phong phú cho mâm cỗ. 

Cúng Phật bằng cỗ chay ngày rằm tháng giêng

  1. Mâm cúng gia tiên rằm tháng giêng

Mâm cúng rằm tháng giêng để dâng lên gia tiên thường sẽ là cỗ mặn. Ngày nay cũng có nhiều gia đình lựa chọn làm cỗ chay với cầu mong các linh hồn sớm được đầu thai siêu thoát. Mâm lễ mặn trong ngày rằm tháng giêng thường sẽ gồm 6 đĩa và 4 bát bao gồm:

  • Gà luộc
  • Giò, chả
  • Bánh chưng
  • Nem rán
  • Xôi
  • Món xào
  • Canh mọc
  • Canh măng
  • Canh miến
  • Canh bóng

Trên đây chỉ một số món ăn truyền thống thường xuất hiện trên mâm cỗ của người Việt. Các bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số món ăn khác để cải thiện mâm cỗ của mình. Các bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm những lễ vật như hương, hoa, trái cây, vàng mã, chè thuốc, rượu chè trong mâm cúng gia tiên.

Mâm cỗ cúng rằm đa dạng và phong phú

Thời điểm cúng rằm tháng giêng

Từ xa xưa, theo quan niệm của ông cha ta thì Đức Phật sẽ giáng trần phổ độ chúng sinh vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. Vậy nên chúng sinh sẽ chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng vào đúng ngày rằm để Đức Phật có thể chứng giám lòng thành. 

Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây theo nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu sử sách thì chúng ta có thể cúng rằm vào ngày 14. Trước ngày rằm tháng giêng 1 ngày, tuy nhiên không thể cúng rằm tháng giêng sau ngày 15 được. Bởi Đức Phật sẽ trở về cực lạc ngay trong ngày 15 tháng giêng.

Nếu tổ chức cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 các bạn có thể lựa chọn một trong những khung giờ như sau:

  • Giờ Thìn từ 7h đến 9h sáng
  • Giờ Tỵ từ 9h đến 11h trưa
  • Giờ Thân từ 15h đến 17h chiều.
  • Giờ Dậu từ 17h đến 19h tối.

Còn nếu bạn tổ chức cúng rằm vào đúng ngày 15 thì các bạn có thể tổ chức vào khung giờ sau:

  • Giờ Thìn từ 7h đến 9h sáng
  • Giờ Ngọ từ 11h đến 13h chiều
  • Giờ Mùi từ 13h đến 15h chiều

Đây đều là những khung giờ hoàng đạo, giờ đẹp trong cả 2 ngày. Các bạn có thể lựa chọn cúng rằm tháng giêng vào bất cứ khung giờ nào kể trên cũng được. 

Gia đình thành tâm dâng lễ cầu nguyện

Thủ tục cúng rằm tháng giêng như thế nào

Thủ tục cúng rằm tháng giêng tại nhà rất đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị theo đúng các bước dưới đây là được:

  • Dọn dẹp lau chùi không gian phòng thờ, nơi mà diễn ra nghi thức cúng rằm.
  • Sắp sửa mâm cúng rằm tháng giêng đầy đủ và ngăn nắp.
  • Gia chủ hoặc một người đại diện cho gia đình sẽ đứng ra làm lễ cúng. 
  • Người làm lễ phải ăn mặc chỉnh tề, dâng hương và tiến hành đọc văn khấn cúng rằm. Văn khấn cúng rằm tháng giêng các bạn có thể tìm kiếm và tải từ trên mạng về. Trên những trang web chính thức của giáo hội Phật giáo có rất nhiều văn khấn phù hợp với từng lễ cúng.
  • Mọi thành viên trong gia đình cũng nên xếp hàng đứng sau người làm lễ để tỏ lòng thành kính với các vị thần linh và gia tiên của mình.
  • Sau khi đã đọc văn khấn xong, các bạn cần chờ tàn nhang và tiến hành hóa vàng và thụ lộc.
Xem thêm:  Mâm Cúng 30 Tết Miền Nam Cần Chuẩn Bị Những Gì? Và Bài Văn Khấn

Dịch vụ sắp mâm cúng rằm tháng giêng trọn gói

Ngày nay, vì điều kiện công việc mà rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng dịch vụ sắp lễ trọn gói. Bởi nếu như không có thời gian và không nắm bắt được đúng thủ tục cúng lễ các bạn sẽ không thể chuẩn bị được đầy đủ mâm cúng rằm tháng giêng. Vậy nên các đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói sẽ hỗ trợ và giúp đỡ các bạn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, thế nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo được uy tín và chất lượng. Nếu các bạn đang tìm kiếm đơn vị sắp lễ trọn gói, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm. Đây là một trong những đơn vị được nhiều người tin tưởng và lựa chọn nhất trên thị trường.

Đến với chúng tôi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn để các bạn lựa chọn được dịch vụ phù hợp. Các bạn chỉ cần cung cấp thông tin về lễ cúng mà  mình đang chuẩn bị. Nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn và giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từng lễ vật để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về lễ vật của mình.

Chúng tôi đảm bảo 100% lễ vật của chúng tôi đều là thực phẩm sạch, có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đảm bảo. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để được tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.