Cách làm bánh trung thu thập cẩm đơn giản mà ngon ngây ngất

Cách làm bánh trung thu thập cẩm đơn giản mà ngon ngây ngất

Bật mí cách làm bánh trung thu thập cẩm ngon đúng điệu

Bạn đã biết cách làm bánh trung thu thập cẩm ngon hay chưa? Hãy bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để có được chiếc bánh hoàn hảo.

Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng 8 âm lịch mọi người lại có dịp thưởng thức bánh trung thu. Loại bánh này có thể mua sẵn hoặc tự làm đều được. Bánh trung thu thập cẩm được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt của nó. Nếu muốn học cách làm bánh trung thu thập cẩm hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu

Trước khi học cách làm bánh trung thu hãy cùng tìm hiểu đôi nét về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nó.

Nguồn gốc

Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 hình ảnh rước đèn, phá cỗ trở nên rất đỗi quen thuộc. Trong mâm cỗ chắc chắn không thể thiếu bánh trung thu. Thân quen là vậy nhưng nhiều người chưa biết nguồn gốc của loại bánh này như thế nào? Chúng có ý nghĩa gì trong dịp tết trung thu?

Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang ý nghĩa đặc biệt

Theo người xưa kể lại, bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và dần được truyền bá sang Việt Nam. Truyền thuyết Trung Quốc vào cuối thời Nguyên, Chu Nguyên Chương cùng Lưu Bá Ôn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân. Thông tin và mệnh lệnh được truyền bí mật trong tờ giấy nhét vào những chiếc bánh hình tròn.

Thời điểm bắt đầu cuộc khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất, nhằm ngày rằm tháng 8. Từ đó những chiếc bánh tròn được truyền khắp nơi giúp liên lạc thông tin hiệu quả. Từ đó vào ngày rằm tháng 8 người Trung Quốc thường làm bánh trung thu để kỷ niệm sự kiện nay.

Ý nghĩa của bánh trung thu

Tuy rằng bánh trung thu du nhập từ Trung Quốc về nước ta nhưng cho đến thời điểm hiện tại chúng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiếc bánh với hình dáng tròn đầy là biểu tượng cho sự trọn vẹn, viên mãn. Bánh trung thu góp thêm niềm vui ấm áp khi mọi người được đoàn viên, vui vẻ bên nhau trong ngày này.

Được gặp mặt và cùng ngồi thưởng thức hương vị thơm ngon của chiếc bánh là điều tuyệt vời nhất. Tuy rằng có nhiều loại bánh khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng không thay đổi. Nếu thích bạn có thể học cách làm bánh trung thu thập cẩm để đãi cả gia đình mình trong ngày rằm tháng 8.

Bánh trung thu nhân thập cẩm được rất nhiều người yêu thích

Bánh trung thu có những loại nào?

Ở Việt Nam, bánh trung thu truyền thống phổ biến nhất là 2 loại: bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi người chắc hẳn sẽ có sở thích riêng. Người thích ăn bánh dẻo nhưng có người lại mê vị bánh nướng. Bánh dẻo màu trắng mang hình dáng vầng trăng. Chúng là biểu tượng cho sự đoàn viên cùng mối quan hệ khăng khít.

Xem thêm:  Cách nướng khoai lang mật bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

Bánh nướng là biểu tượng của tình thân. Dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn luôn có người thân bên cạnh sẻ chia và che chở. Nhân bánh được làm với vị mặn, ngọt bùi,… thể hiện sự ngọt ngào, yêu thương của gia đình.

Mọi người có thể làm bánh nhân đậu xanh hoặc thập cẩm tùy ý. Mỗi loại bánh trung thu đều có hương vị hấp dẫn quyến rũ mọi thực khách. Do vậy trong ngày rằm tháng 8 không thể thiếu hình ảnh bánh trung thu trên mâm cỗ.

Vì sao bánh trung thu thập cẩm được yêu thích đến vậy?

Những người sành ăn sẽ ưu ái lựa chọn bánh trung thu thập cẩm để thưởng thức cũng như biếu tặng mọi người. Đây là dòng bánh nhân mặn mang hương vị đặc biệt mà bất cứ ai cũng nên một lần thưởng thức chúng.

Bánh trung thu thập cẩm được chế biến qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Để tạo nên một chiếc bánh nhỏ phải chuẩn bị nguyên liệu rất kỹ. Công đoạn làm bánh đòi hỏi phải có sự khéo léo. Các thành phần tạo nên chiếc bánh mang đến hương vị vô cùng đặc biệt.

Thơm ngon, trọn vị, thưởng thức bánh trung thu thập cẩm là điều tuyệt vời nhất. Vẻ ngoài bắt mắt cùng hương vị quyến rũ chắc chắn sẽ làm mọi người phải đổ gục. Bạn có thể học cách làm bánh trung thu thập cẩm để ngày lễ thêm phần ý nghĩa.

Để tạo nên chiếc bánh cần chuẩn bị rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau

Thành phần của bánh trung thu thập cẩm có gì đặc biệt?

Như tên gọi, bánh trung thu thập cẩm bao gồm rất nhiều thành phần. Hàng chục thứ nguyên liệu được kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vị ngon khó cưỡng. Bạn có thể thấy trong bánh có các loại hạt, mứt, gia vị, thịt thành phẩm. Nhân bánh có thêm mứt sen, hạt dưa, mứt bí, lạp xưởng quyện với lá chanh.

Thưởng thức một miếng bánh trung thu thập cẩm bạn sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị. Mặn ngon, thơm ngon, bùi ngậy,… chiếc bánh hoàn hảo tạo nên từ nhiều loại nguyên liệu đặc biệt. Tự làm bánh trung thu không khó nên bạn hoàn toàn có thể sáng tạo. Bánh thập cẩm chính là lựa chọn hàng đầu bạn không nên bỏ qua.

Cách làm bánh trung thu thập cẩm ngon tuyệt vời

Không quá khó để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon vào ngày rằm tháng 8. Nguyên liệu ngày nay có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu. Vậy nên hãy học cách làm để tết Trung Thu thêm ý nghĩa.

Chuẩn bị nguyên liệu và công cụ

  • Phần vỏ bánh: 300ml nước đường bánh nướng, dầu ăn 50ml, 1 lòng đỏ trứng, bột mình 500g
  • Phần nhân thập cẩm: 150g mè trắng, hạt điều 150g, mứt gừng vàng 150g, mứt bí, trứng muối 4 quả, lá chanh 30g, hạt dưa 150g, lạp xưởng 150g, mứt sen, mứt gừng đỏ, trần bì 150g, hỗn hợp gia vị nhân cùng bột dầu
  • Hỗn hợp phết lên mặt bánh: 2 lòng đỏ trứng gà, 1 quả trứng vịt cùng 20ml dầu mè
Xem thêm:  Bí quyết VIẾT SỚ cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn tâm linh

Cách làm bánh trung thu thập cẩm không quá khó

Chế biến bánh trung thu thập cẩm như thế nào?

  • Làm nhân bánh thập cẩm: Tiến hành rang các loại hạt cho đến khi chín vàng. Cắt lạp xưởng hình hạt lựu và đem áp chảo đều. Tiếp đến xay mứt gừng vàng cùng hạt điều, hạt dưa, mứt sen, mứt gừng đỏ, mứt bí tạo hỗn hợp nhuyễn. Lá chanh và trần bị cắt thành sợi nhỏ.
  • Hỗn hợp gia vị cho nhân bánh: trộn đều tất cả nguyên liệu gia vị nhân. Đổ dầu ăn vào bột bánh, tiếp theo trộn đều để làm hỗn hợp bột dầu
  • Trộn đều các nguyên liệu làm nhân bánh lại với nhau. Tách lòng đỏ trứng muối và để khử mùi tanh dùng rượu Mai Quế Lộ rồi đem hấp chín.
  • Để làm vỏ bánh cần trộn bột mì với lòng đỏ trứng. Cho thêm nước đường bánh nướng vào để nhồi thành khối bột mịn. Tiến hành chia nhân bánh, vỏ bánh thành từng phần khác nhau. Rải ít bột khô phía dưới sau đó cán bột mỏng, cho nhân vào giữa rồi gói lại. Tiếp đến cho vào khuôn để tạo hình.

Làm đến khi hết nguyên liệu đã chuẩn bị bạn đen đi nướng. Lưu ý cần làm nóng lò nướng trước 10 phút. Xếp bánh vào khay lót sẵn giấy nến và nướng trong 10 phút. Trộn nguyên liệu để phết lên mặt bánh sau khi đã nướng 10 phút. Nướng thêm 15 phút bạn đã hoàn thành chiếc bánh. Đây là cách làm bánh trung thu thập cẩm đơn giản mà ai cũng có thể làm được.

Thành phẩm sau khi hoàn thành vàng óng, đẹp mắt

Lưu ý khi làm bánh trung thu thập cẩm

Chiếc bánh sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm tự nhiên của lá chanh. Vị đậm đà của thịt mỡ, lạp xưởng cùng các loại hạt. Bánh vàng đều óng ánh, tạo hình đẹp mắt. Để có được thành phẩm như vậy cần thực hiện đúng theo quy trình. Nguyên liệu chuẩn bị phải tươi ngon thì bánh mới đảm bảo.

Nướng bánh ở nhiệt độ phù hợp nếu không muốn bánh khô. Các bước thực hiện phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi hoàn thành có thể đóng gói sản phẩm. Không nên nướng quá kỹ vì có thể khiến bánh bị khô. Cần điều chỉnh nhiệt độ lò nướng phù hợp.

Bảo quản bánh trung thu như thế nào?

Thông thường bánh sau khi nướng xong sẽ hơi cứng. Tuy nhiên để sau 1-2 ngày bánh sẽ ngấm dầu trong nhân sẽ trở nên bóng đẹp và thơm ngon hơn. Cách làm bánh trung thu thập cẩm không quá khó và chắc chắn ai cũng có thể làm được.

Một vấn đề khác mọi người đang quan tâm chính là làm sao để bảo quản bánh trung thu dài ngày. Gợi ý tốt nhất chính là đem để vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy bánh có thể để từ vài tuần cho đến 1 tháng. Bánh luôn tươi ngon như lúc bạn mới làm.

Xem thêm:  Học cách làm Vịt om sấu miền Bắc chuẩn vị

Bảo quản bánh trung thu trong ngăn mát tủ lạnh để giữ bánh được lâu

Chú ý trong các khâu làm nhân, vỏ bánh, nướng thì bánh sẽ được bảo quản tốt hơn. Bên cạnh đó, mua nguyên liệu ở địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thưởng thức bánh trung thu đúng điệu

Nghệ thuật ăn bánh cũng là điều mà mọi người nên học hỏi. Thời gian lý tưởng để thưởng thức bánh cũng rất quan trọng. Với bánh nướng thập cẩm nên ăn trong 3-4 tuần tính từ ngày sản xuất. Như vậy bạn sẽ tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của chiếc bánh.

Đối với bánh dẻo nhân thập cẩm, thời điểm tốt nhất để thưởng thức bánh là sau khi sản xuất 15-20 ngày. Lúc này bánh sẽ có độ dẻo hoàn hảo, không bị ngấy khi ăn.

Thưởng thức bánh một cách chậm rãi, tâm trạng thoải mái sẽ giúp cảm nhận được trọn vẹn vị bánh. Cùng với đó nên kết hợp với các loại thức uống phù hợp để đỡ ngán. Trải nghiệm với đồ uống cũng mang đến cho bạn những điều thú vị.

Với bánh trung thu thập cẩm có thể chọn thưởng thức cùng với trà nóng. Đây chính là cách để bạn cùng với gia đình lưu giữ khoảnh khắc đẹp trong đêm rằm trung thu.

Thưởng thức bánh với trà nóng để tận hưởng trọn vẹn hương vị

Địa chỉ mua bánh trung thu ngon và đảm bảo

Nếu không có nhiều thời gian để học cách làm bánh trung thu thập cẩm bạn có thể đặt mua. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng có loại bánh này. Những cái tên nổi bật như Kinh Đô, Hữu Nghị,… là sự lựa chọn tối ưu.

Mỗi loại bánh đều sở hữu hương vị riêng. Bánh thập cẩm hiện được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể mua bánh để tặng bạn bè, người thân hoặc để thắp hương vào ngày rằm tháng 8. Hãy tạo nên những phút giây ý nghĩa để cả gia đình cùng sum vầy trong ngày tết Trung Thu.

Nếu có nhu cầu đặt đồ cúng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ mang đến cho quý khách nhiều sự lựa chọn khác nhau. Dịch vụ tốt, giá thành phải chăng sẽ làm hài lòng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.