Bài cúng Văn khấn cúng Tết Trung Thu (Rằm tháng 8) chuẩn

Vào dịp rằm Trung Thu – Rằm Tháng 8, nhà nhà nô nức chào đón ngày tết thiếu nhi bên lễ vật cúng và ít có ai biết được nội dung văn khấn cúng tết trung thu như thế nào? Đừng lo nhé, ngay sau đây Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ chia sẻ về bài khấn cúng trung thu theo chuẩn tâm linh và kèm với đó là cách bày trí mâm ngũ quả cúng trung thu.

1. Cách bày trí mâm ngũ quả cúng trung thu rằm tháng 8

Trung thu là tết đoàn viên của gia đình, đặc biệt là với trẻ em càng mong cho đến ngày trung thu để được đi chơi, rước đèn ông sao và còn được xem múa lân với bạn bè cùng trang lứa. Và đó đã trở nên kí ức tuổi thơ đẹp trong tâm hồn mỗi người. Trẻ em thì ngoài được sắm sửa những món đồ chơi mà còn được người lớn cho bánh kẹo; người lớn lại bận rộn bên mâm cúng sao trưng bày thật đẹp mắt, hài hoà. 

Thông thường các gia đình sẽ trưng bày mâm trái cây bao gồm 5 loại khác nhau được gọi là mâm ngũ quả. Sở dĩ trong quan niệm dân gian, mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành bao gồm các yếu tố khác nhau: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Ngoài các loại trái cây kết hợp với nhau còn mang một ý nghĩa thể hiện sự nguyện cầu của gia chủ với ông bà, tổ tiên ngày cúng trung thu.

1a. Cách sắp xếp mâm trái cây cúng Trung Thu ở miền Bắc

Theo văn hoá thờ cúng miền Bắc, không thể không nhắc đến 2 loại trái cây trong mâm cúng là chuối xanh và bưởi. Nải chuối là những quả to tròn và đều, cụp vào nhau để nâng đỡ cho những loại khác. Với hình thù đặc trưng của nải chuối tượng trưng cho sự che chở của thiên nhiên với con người. Trái bưởi không quá to và cũng không quá bé sao cho vừa và cân xứng với nải chuối

Xem thêm:  Bài Văn khấn cúng mùng 2 và 16 hàng tháng: Cô hồn chúng sinh

Tuy nhiên cũng còn tuỳ theo điều kiện và sở thích mỗi nhà mà trái cây được chọn không giống nhau như: táo , lê, cam … Các loại trái cây này được sắp xếp đủ màu và xem kẽ các khoảng trống để tạo ra màu sắc đẹp mắt nhất có thể. Vì tình coi trọng thẩm mỹ nên mâm trái cây miền Bắc đa dạng màu sắc lại càng đẹp.

1b. Cách sắp xếp mâm trái cây cúng Trung Thu của người miền Trung

Người Miền có cách sắp xếp trái cây không có cầu kỳ như miền Bắc mà còn phụ thuộc vào số lượng loại quả có sẵn được trồng trong nhà hoặc mua các loại quả theo mùa vụ như: thanh long, chuối, bưởi, mãng cầu … Cách bày biện lên mâm cúng cũng khá đơn giản, chỉ cần có sắp xếp lên đĩa hoặc mâm để thể hiện lòng thành kín với các vị tổ tiên. Dù là loại quả được mua trong chợ hay ở nhà thì phải to tròn, ngon và đẹp.

1c. Cách sắp xếp mâm trái cây cúng Trung Thu theo phong cách miền Nam

Khác hẳn với quan niệm thờ cúng của người miền Trung và miền Bắc. Phong cách trưng bày mâm cái cây của người miền Nam áp dụng cho mọi loại mâm cúng chứ không riêng gì mâm cúng tết trung thu. Người miền Nam chỉ quan tâm ý nghĩa của từng loại các trái như cách phát âm, màu sắc, ghép tên các loại trái cây …chứ không quan trọng về mặt hình thức.

Ví dụ: cúng trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài hay còn có cách phát âm là ‘ cầu dừa đủ xài’. Hay những trái nhu chuối có cách phát âm ‘chúi’ không được may mắn lắm.

Như vậy, cách bày trí mâm ngũ quả cúng trung thu rất đa dạng và muôn kiểu quan niệm ứng với mỗi vùng miền và địa phương khác nhau. 

Cách bày trí mâm ngũ quả cúng trung thu

2. Ý nghĩa mỗi loại trái cây cúng tết trung thu tháng 8

Kỹ năng về cách bày trí mâm ngũ quả cúng trung thu cũng là cách chứng minh lòng thành khẩn của gia chủ nhưng cần phải bổ sung thêm kiến thức ý nghĩa mối loại trái cây cúng tết trung thu. Kính mới quý bạn đọc tham khảo những loại trái cây sau đây:

  • Nải chuối xanh tượng trưng cho sự che chở của đất trời nên nải có số lượng quả từ 12-16, các quả đều nhau, hơi công, vỏ móng màu xanh.
  • Bưởi vàng là sự mong cầu của điềm tốt lành và bình an.
  • Dưa hấu đại diện với may mắn sắp đến.
  • Quả hồng đỏ thể hiện những điều tốt đẹp trong cuộc sống – mang ý nghĩa – niềm hy vọng
  • Quả na mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.
  • Quả xoài đem đến niềm hy vọng tiền của, tiền xài không hết.
  • Quả đu đủ là sự đủ đầy trong cuộc sống.
Xem thêm:  Viết gì cho con nhân ngày thôi nôi: Những Ý Nghĩa Và Gợi Ý Độc Đáo

3. Cách bày trí mâm cúng trung thu Rằm tháng 8

Nếu phần 1 là cách bày trí mâm ngũ quả quả cúng trung thu thì phần 3 sẽ là cách bày trí mâm cúng trung thu vẫn giữ được nét uy nghiêm trong nghi thức thờ cúng lễ trung thu.

Cách trang trí mâm cúng trung thu mỗi người sẽ có cách sắp xếp và quan điểm khác nhau nhưng nên có thêm những món đồ chơi cho trẻ em như đầu lân, ông sao, trống … để bọn trẻ có quà chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Tuỳ vào quy mô tổ chức ngày cúng Trung thu tại cơ quan hay trường học …mà cách sắp xếp mâm cúng sẽ phù hợp với các bàn tiệc cùng với mọi người.

Cách bày trí mâm cúng trung thu

4. Bài Văn khấn cúng tết trung thu rằm tháng 8

Khi quý khách biết cách bày trí mâm ngũ quả thì tiếp theo là một điều rất quan trọng mà hầu hết mọi lễ cúng đều cần là chữ tâm của gia chủ và sự hiểu biết cũng như thể hiện lòng thành từ giai đoạn chuẩn bị. Dưới đây là nội dung bài cúng tết trung mà bạn đọc nên in sẵn ra giấy để tiện cho việc đọc bài khấn.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin kính lạy chín phương Trời, chúng con xin kính lạy mười phương Chư Phật,

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần,

Chúng con xin kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, chúng con xin kính lạy  ngài Bản xứ Thổ địa, chúng con xin kính lạy  ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Chúng con xin kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, chúng con xin kính lạy Cao Tằng Tổ Tỷ.

Chúng con xin kính lạy Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại,

Tín chủ khai khấn

Tín chủ/chúng con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu hàng năm tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ,những lễ vật hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Chúng con xin kính mời ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Chúng con cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Xem thêm:  Bài văn khấn cúng các bác ngoài sân chuẩn tâm linh

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Với bốn mùa không hạn ách, với tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lòng thành chuẩn bị những lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

5. Đặt mâm cúng tết trung thu rằm tháng 8 ở đâu uy tín

Đọc đến đây, chắc hẳn quý khách cũng đã hiểu thêm về cúng tết trung thu của Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm ngay bài viết này. Để buổi cúng trở nên ý nghĩa, gia chủ cần phải biết thêm nhiều kiến thức và có sự chuẩn bị thật chu đáo về cách bày trí mâm cúng trung thu.

Không phải ai cũng có thời gian để chuẩn bị cho việc thờ cúng thật chỉnh chu và nghiêm túc. Vì thế, chúng tôi có các dịch vụ mâm cúng trọn trói đa dạng như mâm cúng tết trung thu, khai trương, động thổ, tất niên, đầy tháng cho bé …

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đặt mâm cúng theo yêu cầu.

Đừng quên truy cập vào trang web: https://docungnhantam.com để tham khảo nhiều mâm cúng mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.