Đặt mâm cúng Tất Niên ở đâu? Trong nhà hay ngoài sân mới đúng?

Đặt mâm cúng tất niên ở đâu là hợp lý, đây là một trong những điều gia chủ cần lưu ý khi chuẩn bị cúng tất niên trước thềm năm mới. Tham khảo bài viết này của Đồ Cúng Nhân Tâm để biết thêm những điều liên quan đến lễ cúng tất niên. Đồng thời biết chính xác vị trí đặt mâm cúng sao cho trang nghiêm và tốt nhất.

Mâm cỗ cúng tất niên đặt ở đâu?

Cúng tất niên là một trong những nghi thức không thể thiếu của người Việt Nam trước khi bước sang năm mới. Thời gian tổ chức tiệc tất niên thường diễn ra vào đêm 29, 30 Tết hoặc trước đó vài ngày, tùy từng gia đình. Lúc này, gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cúng tươm tất và những bài văn khấn tất niên để đọc trong quá trình làm lễ cúng thần linh, gia tiên.

Hành động chuẩn bị tiệc tất niên như một cách để nhìn lại một năm đã qua và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, việc chuẩn bị lễ cúng cũng cần được đặc biệt chú ý.

Vậy mâm cúng tất niên thường đặt ở đâu?

Thông thường, mâm cúng sẽ được đặt ở vị trí thờ Phật, tổ tiên bên trong nhà. Đồng thời, nơi đặt mâm tất niên cúng cần có sự giao thoa giữa trời đất và vạn vật vì đây là lễ vật dâng lên trời đất.

Xem thêm: 
Mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7 gồm những lễ vật gì?

Nhưng bên cạnh đó cũng có một số gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên ngoài trời. Vì vậy việc đặt mâm cúng tất niên ở đâu còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng.

Riêng đối với trường hợp đặt mâm cúng tất niên trong nhà, gia chủ cần mở rộng cửa để không khí lưu thông dễ dàng. Từ đó sẽ mang lại nhiều may mắn và phúc lành cho gia đình và các thành viên.

Lưu ý khi cúng tất niên để phù hợp với gia chủ.

Là một nghi lễ quan trọng để dâng lên trời đất, mâm cỗ cúng tất niên cần được chuẩn bị chu đáo. Tránh tình trạng qua loa, cẩu thả sẽ khiến quần thần nổi giận.

Dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ không thể bỏ qua khi chuẩn bị đón tất niên.

Giờ cúng tất niên
Theo các chuyên gia phong thủy, thời điểm cúng tất niên thích hợp nhất rơi vào ngày 29 và 30 tháng Chạp, đồng thời gia chủ có thể chọn một trong ba khung giờ đẹp sau để cúng tất niên để mang lại nhiều điều tốt lành: 9 – 11 giờ; 17 – 19 giờ; 21 – 23 giờ.

Hình ảnh: Cúng tất niên, đặt lễ vật trên bàn thờ đúng cách

Mâm cúng tất niên gồm những lễ vật gì ?

Tùy theo từng địa phương, vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà lễ vật chuẩn bị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật phải mang đặc trưng riêng của từng vùng miền.

Xem thêm:  Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Tham khảo mâm cỗ cúng ba miền mà các gia đình thường chuẩn bị như sau:

  • Lễ vật của gia đình miền Bắc: Gà luộc, giò xào, giò, canh bóng thả, thịt đông, miến gà, nộm, dưa hành, xôi / bánh giầy, bánh chưng …
  • Lễ vật của người miền Trung: Đồ chua, thịt gà cuốn rau răm, nem chua, thịt đông, giá đỗ chua, thịt lợn luộc, canh măng khô, chả ram cá linh, bánh tét, …
  • Mâm cỗ cúng tất niên của miền Nam: Bánh chưng, bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt kho, mướp đắng nhồi thịt, canh manh, gỏi tôm thịt, giò, chả, dưa hành, củ kiệu,…

Lễ tất niên có hóa vàng không?

Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ hóa vàng mã chuẩn bị cho lễ tất niên. Khi hóa vàng, gia chủ nên hóa đồ cúng gia tiên trước, sau đó mới hóa vàng đồ dùng cho ông bà, tổ tiên.

Đối với thức ăn trên mâm cúng, gia chủ cũng tiến hành lễ và mang ra ăn cùng mọi người trong gia đình.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, Đồ Cúng Nhân Tâm đã giải đáp được thắc mắc mâm cỗ cúng tất niên đặt ở đâu là chính xác. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra ba lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên mà bạn không thể bỏ qua. Hi vọng qua những chia sẻ trên của Nhân Tâm các bạn đã có thể hiểu thêm về lễ cúng tất niên – một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.