Mâm lễ cúng thần linh thổ địa gồm những gì, Bài cúng văn khấn chuẩn

Có thể bạn đã nghe rất nhiều đến việc phải cúng thần linh thổ địa vào những dịp quan trọng. Tuy nhiên lại không nắm rõ được lễ cúng thần linh thổ địa cần phải chuẩn bị những gì? Sau đây sẽ là những điều có liên quan đến việc này nhằm giúp cho bạn hiểu rõ hơn.

Lễ nghi cúng bái là một trong những nét văn hóa truyền thống dân gian từ xưa đến nay của đời sống người Việt Nam. Hầu hết các gia đình đều biết đến mâm cúng thần linh thổ địa.

Trước đây, có rất nhiều câu chuyện xoay quanh việc chúng thần linh thổ địa. Theo dân gian thì lễ cúng này có nhiều ý nghĩa khác nhau nên tiến hành cúng thần linh thổ địa là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cũng có một số người muốn biết chi tiết hơn về lễ cúng ngày như nguồn gốc ra đời, ý nghĩa và cả mục đích của lễ cúng. Xoay quanh mâm cúng thần linh thổ địa thì cũng cần phải chuẩn bị những gì. Đó là những thắc mắc mà rất nhiều người muốn được giải đáp. Tuy là mâm cúng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết được tất cả những điều thuộc về lễ cúng này.

Ngoài ra, mâm lễ vật cần cho mâm cúng này bao gồm các lễ vật ra sao cũng là câu hỏi thường xuyên được khách hàng hỏi. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết nhất những thông tin về cúng thần linh thổ địa. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể biết được nhiều thông tin hơn. 

Gia chủ đang chuẩn bị mâm cúng thần linh, thổ địa. (Hình minh hoạ)

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mỗi vùng đất đều có các vị thần linh thổ địa cai quản. Vì vậy, khi đến bất kỳ đâu để sinh sống và làm ăn, ta đều nên làm lễ cúng ra mắt. Thực tế thì chúng ta đều quen thuộc với thuật ngữ lễ cúng bái thần linh thổ địa. Tuy nhiên cần chuẩn bị những lễ vật gì thì không phải ai cũng nắm được. Và nội dung của bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mốc thời gian cúng thần linh thổ địa nhiều ý nghĩa

Người Việt ta từ xưa đã lưu truyền lại truyền thuyết về ông Thổ Địa khi bắt đầu con người khai hoang. Những vùng đất này luôn đem tới cảm giác bất an. Vì thế họ đã tiến hành việc thờ cúng vị thần đất cai quản để xin phép con người được sinh sống, khai hoang tại đây. Hình ảnh Thổ địa – một vị thần có thân hình phì nhiêu, to béo luôn nở nụ cười tươi tắn mang đến cho con người cảm giác về sự phúc lộc, an nhàn.

Xem thêm:  [Giải đáp] Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?

Từ đó mà các thế hệ sau vẫn lưu truyền đến tận bây giờ. Bởi đây không chỉ mang một ý nghĩa sâu sắc về văn hóa mà còn gắn liền với đời sống hàng ngày. Có thể nói rằng việc thờ cúng thần linh thổ địa là một phương thuốc hiệu nghiệm dành cho tinh thần của con người.

Chính vì điều này mà đa phần các gia đình người Việt đều rất chú trọng tới việc thờ cúng. Sau đây là những mốc thời gian làm lễ cúng thần linh thổ địa.

Lễ cúng thần linh thổ địa ngày mùng 1

Ngày mùng 1 là ngày khởi đầu cho một tháng mới (ngày “Sóc”). Việc cúng thần linh thổ địa vào ngày này được xem là thể hiện rõ nhất cho sự cầu xin của gia chủ với chư vị thần linh thổ địa. Với hi vọng sẽ phù hộ cho gia đình bình an, may mắn, mọi sự được hanh thông.

Lễ cúng thần linh thổ địa ngày rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 là ngày rất quan trọng trong năm đối với những người theo Phật giáo. Vì ngày này không chỉ là ngày cúng cho các linh hồn mà việc cúng lễ thần linh thổ địa vào ngày rằm tháng 7 còn thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần cai quản.

Việc cúng thần linh thổ địa cùng với cúng gia tiên nên vào ngày rằm tháng 7 lại càng thể hiện được lòng thành của gia chủ.

Lễ cúng thần linh thổ địa đầu năm

Đầu năm mới là dịp mà người Việt thường có quan niệm là vị thần cai quản năm mới sẽ đến thay cho vị thần năm cũ. Do đó mà việc cúng thần linh thổ địa vào đầu năm là rất quan trọng để báo cáo với vị thần mới về lòng thành của mình.

Nhất là với những người có dự định mua nhà mới, chuyển nhà, chuyển đổi địa điểm làm việc…thì việc cúng thần linh thổ địa đầu năm là không thể bỏ qua.

Lễ cúng thần linh thổ địa cuối năm

Khi hết một năm cũng là lúc mà vị thần cai quản mảnh đất của bạn đang sống, đang làm việc sẽ về trời để báo cáo những việc chủ đất đã làm trong suốt năm qua. Vì thế mà việc cúng thần linh thổ địa vào cuối năm sẽ giúp cho bạn thể hiện được tấm lòng thành kính của mình trước các ngài, cũng như để các ngài xá tội.

Xem thêm:  Cách chuẩn bị Lễ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và chu đáo

Lễ vật mâm cúng thần linh thổ địa

Đối với việc cúng thần linh thổ địa thì chuẩn bị lễ vật là điều khá quan trọng. Thông qua những lễ vật này bạn sẽ thể hiện được tấm lòng của mình với các vị thần.

Nếu có điều kiện kinh tế bạn có thể sắm những lễ vật đắt tiền hơn, có số lượng nhiều hơn. Nếu không bạn chỉ cần sắm vừa đủ các lễ vật sau:

  • Hương (nhang): Đây là lễ vật không thể thiếu được trong việc cúng bái. Bên cạnh đó thì bát hương trong quan niệm của người Việt từ xưa đó là nơi hội tụ linh khí của các vị thần.
  • Hoa tươi: Không sử dụng hoa giả để đặt trong mâm cúng thần linh thổ địa. Chỉ có hoa tươi mới bộc lộ được lòng thành của mình. Một số loài hoa thường được sử dụng như hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ…
  • Trái cây: 5 loại trái cây khác nhau. Nhưng bạn có thể chọn nhiều hơn hoặc ít hơn. Bên cạnh đó còn chú ý kích cỡ của quả. Chọn các loại trái cây vẫn còn tươi để thắp hương.
  • Nước trắng: Chọn nước tinh khiết, sạch. Nước đun sôi để nguội chứ không dùng nước lã.
  • Gạo và muối: chọn một nắm gạo thơm để chung với đĩa đựng muối tinh 
  • Rượu: rượu trắng hoặc rượu màu.
  • Bộ tiền vàng mã.

Ngoài những lễ vật kể trên thì có một số vùng miền còn có tập tục cúng thêm bánh kéo, xôi, các món ăn mặn…Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú cho lễ vật của mâm cúng thần linh thổ địa.

Bài cúng văn khấn thần linh thổ địa

Có nhiều những bản văn khác nhau liên quan tới bài cúng văn khấn thần linh thổ địa. Dưới đây là 2 bản văn thông dụng nhất bạn có thể đọc tham khảo:

Bài cúng văn khấn thần linh thổ địa hàng ngày

“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ, Hậu chủ

Con tên là……niên canh……,…..tuổi

Ở tại ngôi gia, số……đường……quận……tỉnh (thành)…..Việt Nam quốc

Khấn xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được………(khấn điều mình mong muốn)

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ…….(hứa hẹn tạ lễ)

Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia, bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Khấn xong thì vái lạy 3 cái”

Bài cúng văn khấn thần linh thổ địa nhà mới

“Nam mô a di đà phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật

Hôm nay là ngày….tháng….năm….(âm lịch)

Tín chủ con là…….tuổi…..

Hiện đang trú tại……

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì gia đình (cơ quan) có sự thay đổi vị trí về mặt bằng nên con (chúng con) xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa để đặt ban thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công, Ông Táo, Phật….) vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí…..sang vị trí….Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ……….con (chúng con) xin dập đầu kính bái.”

Xem thêm:  Lễ cúng mùng 1 và ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng gồm những gì

Cách cúng lễ thần linh thổ địa chuẩn phong tục

Theo đúng phong tục của ông cha, việc cúng thần linh thổ địa ngoài việc làm đúng vào ngày mùng 1, rằm tháng 7, đầu năm và cuối năm ra còn phải lưu ý đến việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật trong mâm cúng. Đồ cúng luôn phải là đồ tươi, ngon đã được rửa sạch sẽ và được sắp xếp một cách hài hòa, đẹp mắt trên bàn thờ.

Sau khi đã chuẩn bị, bày biện xong các lễ vật trên mâm cúng thì bạn cần thắp hương một cách thành khẩn, tập trung đọc bài văn khấn cúng, tránh việc bị xao nhãng. Trong khi đọc bài khấn thì không nên để trẻ nhỏ làm mình bị ảnh hưởng. Điều tối kỵ khi cúng là tránh sự tác động của gió làm tắt nến hoặc sự xuất hiện của con vật nào đó làm cho bàn thờ bị lộn xộn.

Khi đã thắp đủ tuần hương thì bạn có thể hạ các lễ vật trong mâm cúng xuống để thụ lộc. Riêng gạo và muối thì phải để lại vào trong nhà để dùng, không được làm vương vãi còn nước hoặc rượu có thể đem ra rưới ở xung quanh nhà. Tiền vàng mã sẽ được đem đốt hết để mong tài lộc, may mắn và bình an có thể vào nhà.

Vậy là bạn đã biết được lễ cúng thần linh thổ địa cần những gì để chuẩn theo phong tục Việt. Chúc bạn sẽ hoàn thành tốt việc cúng lễ thần linh thổ địa trong một năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.