Kế hoạch tổ chức tết trung thu cho trẻ em mầm non

Mẫu kế hoạch tổ chức trung thu cho thiếu nhi hay

Trung thu hay còn được gọi là tết đoàn viên, là một ngày lễ diễn ra vào mùa thu hàng năm. Đây là dịp mà mỗi thiếu nhi Việt Nam đều trông chờ, háo hức và chờ đợi, bởi trung thu giường như đã gắn liền trong ký ức của các em nhỏ.

Tết trung thu đoàn viên được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, đây là một ngày lễ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi gia đình, và đặc biệt là đối với các em nhỏ thiếu nhi. Để có một ngày lễ trung thu ý nghĩa cho các em nhỏ thì đòi hỏi người tổ chức phải lên kế hoạch rõ ràng và phải  có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Vậy, nên tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi trong không gian như thế nào để phù hợp, thời gian và kế hoạch chương trình như thế nào? Nên để tổ chức cho các em thiếu nhi những trò chơi nào cho phù hợp… Đây là những băn khoăn của rất nhiều người đang có ý định tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi hoặc được giao nhiệm vụ tổ chức trung thu cho thiếu nhi. Hãy tham khảo những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sau đây.

Bước 1: Lựa chọn địa điểm tổ chức, thời gian diễn ra và số lượng những người tham gia chương trình trung thu cho các em thiếu nhi.

Trung thu có lẽ là dịp đặc biệt trong năm mà được các em thiếu nhi cũng như gia đình háo hức và đón chờ trong năm, sau tết nguyên đán. Do đó, hãy tổ chức cho bé một bữa tiệc trung thu thật ý nghĩa để bé được lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa nhất.

Địa điểm tổ chức trung thu

Đầu tiên hãy lên kế hoạch và lựa chọn địa điểm diễn ra buổi liên hoan trung thu, tuỳ vào hoàn cảnh để chọn địa điểm cho phù hợp. Nếu bạn là nhân viên của công ty và được lãnh đạo giao nhiệm vụ tổ chức trung thu cho các bé thiếu nhi là con của cán bộ công nhân viên trong công ty thì địa điểm có thể sẽ được tổ chức tại sảnh của công ty hoặc có thể lựa chọn một nhà hàng, khách sạn có không gian rộng để tổ chức. Nếu bạn là người được khu dân cư hoặc cán bộ đoàn của một địa phương được giao nhiệm vụ tổ  chức trung thu cho các em thiếu nhi thì có hãy tổ chức tại nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương. Nếu bạn là thầy, cô giáo của các trường học được hiệu trưởng giao nhiệm vụ thì có thể tổ chức trung thu cho các em tại sân trường để tạo không khí vui nhộn. Hoặc trung thu cũng có thể tổ chức ở phạm vi từng gia đình, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau.

Xem thêm:  [Laodong] Doanh thu viwaco tăng 28%, nước sạch sông đà báo lỗ

Thời gian diễn ra

Sau khi đã tìm được địa điểm để tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi thì người được giao nhiệm vụ hoặc đang có kế hoạch tổ chức trung thu cho các em nhỏ phải xác định thời gian diễn ra. Thông thường trung thu sẽ được tổ chức vào thời điểm tối của đêm rằm tháng tám âm lịch hàng năm, lúc ánh trăng rằm lớn nhất và sáng nhất năm, mọi người cùng quây quần phá cỗ rước đèn đón trung thu. Tuy nhiên tùy vào điều kiện và hoàn cảnh để lựa chọn thời gian hợp lý.

Số lượng những người tham gia trung thu

Tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi nhưng số lượng người tham gia không chỉ có các em thiếu nhi mà sẽ có sự tham gia của nhiều người. Tùy vào từng hoàn cảnh để sắp xếp số lượng người tham gia, nhưng vì trung thu chính là tết đoàn viên do đó tổ chức trung thu cho các em thiếu nhi thì người tổ chức còn phải chuẩn bị về chỗ ngồi, bàn ghế… cho phụ huynh các em nhỏ.

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch diễn ra chương trình.

Việc lên kế hoạch tổ chức một chương trình là vô cùng cần thiết và quan trọng, người có ý định tổ chức trung thu cho thiếu nhi phải lên kế hoạch về chương trình từ trước và phân ra từng kế hoạch nhỏ để dễ dàng thực hiện hơn:

Đầu tiên là lên kịch bản cho chương trình, kịch bản sẽ bao gồm những phần có trong buổi trung thu đó. Lên kịch bản trước cho chương trình có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành công hay không của buổi sinh hoạt đó. Kế hoạch của buổi liên hoan trung thu thông thường sẽ bao gồm những phần chính như:

– Ổn định các em nhỏ và tiến hành chương trình;

– Đọc lời chúc trung thu và có thể trao quà cho một số em nhỏ có thành tích học tập tốt hoặc làm nhiều việc ý nghĩa;

– Chương trình văn  nghệ;

– Phá cỗ trung thu, tham gia bữa tiệc ngọt hoặc mặn;

– Chơi trò chơi và kết thúc trung thu. 

Trong bản kế hoạch phải nêu ra rõ ràng cụ thể từng phần, từng người được giao nhiệm vụ thực hiện để dễ dàng thực hiện và không bị thiếu sót trong quá trình tổ chức.

Người có trách nhiệm lên kịch bản cho toàn bộ chương trình trung thu cho các em thiếu nhi là người phụ trách chính và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ công việc và quá trình diễn ra. Nội dung của kịch bản của đề ra lưu ý phải gắn chặt và gắn liền với trung thu, mang những nét đặc trưng cơ bản của trung thu như múa lân sư rồng, phá cỗ trông trăng, bày mâm ngũ quả, chị Hằng, chú Cuội hay rước lồng đèn. Để trung thu được tổ chức thành công và lưu lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người thì quan trọng là phải lên kế hoạch rõ ràng và khéo léo sắp xếp những tiết mục văn nghệ, trò chơi giải trí, câu chuyện của chị Hằng, chú Cuội với nhau.

Xem thêm:  Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào dương lịch?

 Người MC vào vai chú Cuội và chị Hằng cũng vô cùng quan trọng,họ là người điều khiển chương trình cũng như quyết định sự thành công của buổi sinh hoạt. Chú Cuội cùng với chị Hằng phải là những người có kinh nghiệm làm dẫn chương trình, có giọng nói truyền cảm và vui tính, gần gũi với các em nhỏ, Hai người này sẽ cùng hợp tác cùng với nhau, có sự chuẩn bị về lời dẫn chũng như cần phải tập dượt trước khi diễn ra chương trình. Chị Hằng và chú Cuội phải kết hợp với kế hoạch của chương trình để viết lời dẫn chương trình cũng như lồng ghép các phần, các chương trình có trong bữa tiệc trung thu một cách hợp lý nhất. Họ là người dẫn chương trình đồng thời là người quản trò trong phần trò chơi.

Trong phần  kế hoạch tổ chức trung thu cũng cần phải chú ý đến các tiết mục văn nghệ, có thể là múa, hát, các tiết mục do các em thiếu nhi tự biểu diễn. Người chịu trách nhiệm tổ chức phải phân công công việc cụ thể cho người phụ trách mảng văn nghệ để có sự chuẩn bị về tiết mục cũng như trang phục.

Ngoài ra, các phần biểu diễn các tiết mục lân sư rồng cũng phải được lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước, cần có sự tập dượt từ trước để có buổi trung thu cho các em thiếu nhi được diễn ra một cách thành công nhất.

Người có trách nhiệm tổ chức trung thu cũng cần phải chuẩn bị về mâm cỗ để các em nhỏ cùng phá cỗ trông trăng, đây là một phần quan trọng mà các em trông chờ nhất. Mặt khác, trung thu cho các em cũng cần phải chuẩn bị về các món ăn như bánh trung thu, bánh kẹo ngọt, bim bim và quả  cùng với đồ uống như trà hoặc các loại nước uống khác để phục vụ cho bữa tiệc trung thu.

Các phần quà cho các em nhỏ có thể là những chiếc bánh trung thu, những chiếc đồ chơi nhỏ, còn đối với các em có thành tích học tập tốt thì phần quà có thể là miền hoặc sách, vở. Những món quà ấy tuy nhỏ về mặt giá trị nhưng lại là những món quà có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần, tạo động lực cho các em tiếp tục cố gắng.

Trang trí cho không gian diễn ra buổi sinh hoạt

Trang trí cho không gian của buổi trung thu còn được gọi là công việc hậu cần, bao gồm một số công việc chủ yếu như:

– Trang trí địa điểm, không gian tổ chức trung thu cho thiếu nhi bằng những phụ kiện phù hợp, chọn gam màu xinh xắn, dễ thương như màu hồng, màu đỏ để phù hợp với các em nhỏ.

Xem thêm:  Ăn gì để tăng cường sinh lý nam, ngăn chặn xuất tinh sớm?

– Chuẩn bị những món quà nhỏ cho các em thiếu nhi cũng như những món quà để động viên, khích lệ các em nhỏ có thành tích học tập tốt đến vui chơi. 

Bước 3: Triển khai thực hiện

Sau khi mọi người đã được phân công nhiệm vụ cụ thể thì tiến hành các công việc theo kế hoạch đã đề ra. Mọi người sẽ thực hiện các công việc thuộc chịu trách nhiệm của mình thật chu đáo để chuẩn bị cho trung thu. Lưu ý, mọi người nên tiến hành lên kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chuẩn bị trước tối thiểu khoảng 2 tuần trước khi diễn ra ngày trung thu.

 Ngày trung thu đến, người trực tiếp được phân công chuẩn bị trung thu cho các em nhỏ nên cho mọi người tập dượt trước để có sự chủ động, điều chỉnh một số vấn đề phát sinh khi buổi liên hoan diễn ra. Việc tập dượt trước để tránh những sai sót, để buổi trung thu cho các em nhỏ được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Khi diễn ra buổi liên hoan trung thu thì người dẫn chương trình phải sắp xếp và ổn định tổ chức nhanh nhất có thể để tiết kiệm thời gian cho những hoạt động khác. Có thể sắp xếp các em thiếu nhi ngồi chung với bố mẹ hoặc có thể sắp xếp ngồi riêng theo khu vực của trẻ em và người lớn riêng, tùy vào cách tổ chức chương trình để có cách sắp xếp phù hợp nhất.

Vì là buổi sinh hoạt mà nhân vật chính là các em thiếu nhi, nhi đồng do đó người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức phải chú ý tới sự an toàn của các em. Tránh xảy ra những sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng của buổi sinh hoạt trung thu.

Trung thu đoàn viên là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, được các em thiếu nhi vô cùng hào hứng, hy vọng và trông chờ. Do đó, việc chuẩn bị một buổi sinh hoạt trung thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn liền với ký ức tuổi thơ của các em. Nếu có ý tưởng chuẩn tổ chức trung thu cho thiếu nhi thì mọi người hãy chú tâm lên kế hoạch và chuẩn bị một cách chu đáo và hoàn chỉnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.