Lễ Vu Lan là gì | Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 gồm những gì

Gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 chuẩn bài bản

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 được nhiều gia đình chuẩn bị tươm tất và khá chú trọng. Theo đó, việc làm này thay cho sự thành kính, tỏ lòng biết ơn với các bậc gia tiên, bề trên.

Cúng gia tiên rằm tháng 7 là 1 trong những phong tục tập quán lâu đời, tốt đẹp của người Việt. Vì thế, nghi thức này vẫn được duy trì rộng rãi cho đến ngày nay. Người ta tin rằng tín ngưỡng này còn là nét đẹp trí tuệ, tình yêu thương mà chúng ta nên gìn giữ theo thời gian. Vậy mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 cần có những gì? Cùng điểm qua bài viết sau để có thêm những thông tin hữu ích. Qua đó, đảm bảo mâm cúng tại nhà đủ đầy, tươm tất nhất nhé.

Ý nghĩa của mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 – Bạn đã biết?

Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những ngày rằm lớn trong năm.Theo quan niệm của người Việt, rằm tháng 7 còn được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày này, con cháu sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, các bậc sinh thành. 

Với những người đã khuất, mâm cúng sẽ là lời bày đỏ chân thành và ý nghĩa nhất. Có lẽ cũng vì thế mà nhiều gia đình đặc biệt chú trọng trong việc chuẩn bị và thực hiện nghi thức cúng gia tiên này.

Thông qua Lễ Vu Lan, mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 người Việt còn gìn giữ và đề cao truyền thống ” báo hiếu cha mẹ – ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chính vì thế, qua từng năm, truyền thống này vẫn tiếp tục được lưu giữ, phát triển hơn nữa.

Khi nhìn nhận Lễ Vu Lan, chúng ta không nên chỉ tiếp cận dưới góc độ tín ngưỡng. Thực chất, đây là nét đẹp nhân văn. Đề cao tình yêu thương gia đình, sự hiếu thảo. Mỗi năm đến rằm tháng 7, chúng ta lại được nhắc nhở về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 có bắt buộc thực hiện không?

Nhiều người phân vân có bắt buộc thực hiện mâm cúng rằm tháng 7 hay không? Câu trả lời là không bắt buộc. Không có nguyên tắc nào yêu cầu phải thực hiện cúng kiếng nghiêm túc, đầy đủ vào dịp rằm này.

Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, vì là thể hiện nét văn hóa cũng như ý nghĩa tốt đẹp là uống nước nhớ nguồn, mâm cúng vẫn được nhiều gia đình duy trì, thực hiện hằng năm. 

Mỗi người đều có ông bà, gia tiên riêng. Mâm cúng là cách thức kết nối các thế hệ với nhau. Như 1 sợi dây liên kết vô hình và mang đậm ý nghĩa cao đẹp.

Ý nghĩa mâm cúng là yếu tố khiến phong tục vẫn duy trì đến hiện tại

Với mâm cúng này, gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật sẵn sàng. Tới thời điểm phù hợp, gia chủ trong gia đình sẽ thực hiện cúng, nhang khói và mời gọi ông bà về hưởng lễ. Đồng thời với đó là chứng kiến cho tấm lòng chân thành của bậc con cháu trong nhà. 

Nguyên tắc chuẩn bị mâm cúng gia tiên rằm tháng 7

Xem thêm:  Những điều cần biết khi muốn kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh

Mỗi khu vực, địa phương khác nhau sẽ có xu hướng làm mâm cúng theo tập tục riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, theo quan niệm của người Việt, nguyên tắc chuẩn bị mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 sẽ là “trên chay dưới mặn”. 

Tức là mâm cúng trên dâng hoa quả và được bày biện gọn gàng. Mâm cỗ dưới là đồ mặn, tiền vàng và vàng mã. Các gia đình theo đó cần cân đối sao cho hợp lý.

Mâm cúng gia tiên chủ yếu thể hiện tấm lòng của con cháu với bề trên

Mâm cúng không nhất thiết phải thịnh soạn. Chẳng cần quá mức linh đình. Thế nhưng, nên đầy đủ và tươm tất là được. Điều này sẽ thể hiện sự chu đáo. Cùng với đó là lòng thành của gia đình. 

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng vừa phải. Hoặc gia đình cũng có thể linh hoạt nấu những món ăn mà ông bà yêu thích.

Những đồ lễ trong mâm cúng gia tiên rằm tháng 7

Trong mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7, gia đình thường chuẩn bị nhiều món đang xen. Điển hình có thể kể đến như:

  • Gà trống luộc (Có thể thay thế bằng chân giờ, thịt ngan,…)
  • Xôi (Tùy theo sự phù hợp trong phong tục từng địa phương. Có thể xôi gấc, xôi đậu xanh,…)
  • Chả giò rế
  • Giò lụa
  • Món ăn mặn: Miến gà, canh sườn bí đao,..
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Nhang đèn để đốt khi cúng
  • Giấy tiền, vàng mã

Mâm cúng gia tiên dịp rằm tháng 7 thường xuất hiện các món quen thuộc

Với các món ăn, có thể thấy, các món này khá quen thuộc và gắn liền với văn hoá, truyền thống Việt Nam. Chúng ta có thể tự chế biến. Hoặc, nếu không có nhiều thời gian, có thể đặt làm mâm cỗ tuỳ theo điều kiện bản thân.

Ngoài mâm cúng mặn, nhiều gia đình lại thực hiện mâm cúng chay. Người ta cho rằng, khi đã mất, linh hồn sẽ thuộc về phạm trù tâm linh. Cúng đồ chay sẽ tạo nên sự thuần khiết và thanh tịnh cho người đã mất. Điều này vẫn hợp lý. 

Nói chung, cúng chay hay mặn sẽ tùy từng gia đình mà không có sự ràng buộc quá mức khắt khe.

Các lễ vật trong mâm cúng gia tiên dịp rằm tháng 7 có gì nghĩa gì đặc biệt?

Các lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7 đều mang những ý nghĩa riêng. Thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và phong tục tập quán từng vùng miền nói riêng. Gia đình theo đó có thể cân đối và đảm bảo sự phù hợp trong mâm cúng gia tiên của mình. Cụ thể:

Gà trống luộc

Xem thêm:  Apple báo cáo doanh thu quý IV giảm mặc dù doanh số iphone đạt kỷ lục

Đã bao giờ bạn băn khoăn tại sao trong mâm cỗ cúng có gà trống chưa? Trên thực tế, trong quan niệm của người Việt Nam, gà trống là con vật biểu trưng cho mặt trời. Cúng gà trống  báo hiệu những điều mới mẻ, tốt đẹp cho con người. Đây là 1 trong những đồ lễ quan trọng nhất không thể thiếu trong hầu hết các mâm cúng nói chung và với mâm cúng gia tiên nói riêng.

Gà trống luộc là lễ không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên của nhiều gia đình

Khi chuẩn bị gà trống luộc, hãy chọn gà trống choai. Có mào đỏ, chân vàng. Những con gà trống như vậy thường có thịt chắc, dai giòn, màu đẹp.

Một số gia đình hiện nay có thể thay thế gà trống luộc bằng chân giò hoặc thịt ngan. Điều này tuỳ theo tín ngưỡng vùng miền hoặc phong tục gia đình.

Xôi các loại

Trong mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7, món xôi cũng là đồ cúng quen thuộc không thể thiếu. Cuộc sống của người Việt từ thời tổ tiên đã gắn liền với lúa nếp. Do đó, món xôi tượng trưng cho nền văn hoá lúa nước lâu đời. Cũng là tượng trưng cho đời sống bình dị của người dân. 

Gia đình có thể chuẩn bị nhiều loại xôi khác nhau Hoặc chọn loại xôi phù hợp theo phong tục địa phương. Tuỳ vào khẩu vị và điều kiện. Xôi nếp, xôi thập cẩm, xôi đậu xanh, xôi gấc,… đều là những món xôi phổ biến trong mâm cúng gia tiên rằm tháng 7.

Các món mặn

Các món mặn có thể nói là xuất hiện quen thuộc trong các bữa cơm hằng ngày. Trong mâm cúng, đây cũng là 1 phần không thể thiếu. Đó có thể là món canh, món xào,…. 

Các món ăn này xuất hiện trong mâm cúng rằm tháng 7 nhằm tạo nên sự thân thuộc. Thể hiện được yếu tố gắn kết gia đình giữa những người đã khuất với con cháu đời sau. Dù đã khuất, bữa cơm gia đình thân thuộc vẫn là yếu tố kết nối hiệu quả.

Đặc biệt, dù là món gì thì cũng nên cân đối hợp lý. Tạo được sự cân bằng âm dương. Món khô và món canh đan xen. Tránh chọn các món có mùi tanh quá nồng. Bởi người ta cho rằng, đây là biểu hiện của sự ô uế. Không phù hợp trong mâm cúng thể hiện sự linh thiên, thành kính.

Gia đình cũng có thể đan xen, cúng các món mặn phù hợp, đảm bảo cân đối

Thời gian thực hiện mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 là khi nào?

Đúng như tên gọi, mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 sẽ thực hiện vào đúng dịp rằm – ngày 15 của tháng 7 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, tháng 7 theo quan niệm dân gian là tháng đặc biệt. Yếu tố đặc biệt ở đây xét trong mối quan hệ với những người đã khuất.

Người ta cho rằng, cứ vào dịp tháng 7 âm, Diêm Vương sẽ mở của Quỷ Môn Quan. Từ ngày 2 đến ngày 14, các vong hồn theo đó được phép trở về dương gian. Theo đó, họ sẽ có thể thọ hưởng các lễ vật mà người thân, gia đình, người còn sống thực hiện cúng tế. 

Như vậy, nếu không thể thực hiện cúng vào đúng ngày rằm, bạn cũng có thể cân đối những ngày từ ngày 2 đến ngày 14 vẫn được. Lúc này vẫn thể hiện được ý nghĩa trọn vẹn cho mâm cúng. Chỉ cần bạn thể hiện được sự thành tâm với mâm cúng rằm tháng 7 này.

Lễ cúng gia tiên chú trọng nhiều về sự thành kính hơn là về hình thức

Lưu ý cần thiết khi chuẩn bị mâm cúng gia tiên để đảm bảo sự tươm tất

Xem thêm:  Tân Tỵ 2021 mệnh gì? Hợp màu gì, hợp hướng nào?

Bên cạnh nguyên tắc kể trên, những lưu ý sau cũng quan trọng không kém. Bao gồm:

  • Có thể kết hợp mâm cúng Phật và mâm cúng ngoài trời kết hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo thứ tự. (Cúng Phật, cúng gia tiên rồi mới đến lễ cúng ngoài trời).
  • Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 được cúng vào ban ngày. Gia đình có thể chọn thời gian phù hợp hoặc xem ngày giờ tương ứng.
  • Sắp xếp gọn gàng là điều cần lưu ý để thể hiện thái độ tôn trọng với mâm cúng này.
  • Mâm cúng gia tiên phải đặt dưới lễ cúng Phật, các bậc thần linh,… Tránh đảo lộn trật tự.
  • Các lễ vật, hoa quả được chọn phải đảm bảo tươi, ngon. 
  • Chuẩn bị văn khấn để đọc trong quá trình cúng. Giúp nghi thức cúng gia tiên diễn ra trọn vẹn nhất.
  • Ăn mặc trang trọng khi cúng rằm tháng 7. Tránh qua loa, tùy tiện.

Cần đảm bảo sự tươm tất, trọn vẹn trong mâm cúng gia tiên

Trên đây là những gì mà bạn cần chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên rằm tháng 7. Mâm cúng theo đó không cần quá cầu kì. Ngược lại, sự đầy đủ, chuẩn bị tươm tất là yếu tố mà bạn cần chú trọng nhiều hơn. Tuỳ theo từng gia đình và phong tục vùng miền, có thể thay đổi để phù hợp nhất. Trong trường hợp cần được tư vấn, hỗ trợ thêm trong việc chuẩn bị mâm cúng gia tiên tháng 7, hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm ngay hôm nay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.