Có nên xây nhà trên giếng cũ hay không? Bài văn khấn cúng giếng!

Xây nhà trên giếng cũ là câu hỏi khá được nhiều người quan tâm khi bắt đầu xây dựng nhà ở và an cư tại mảnh đất của mình tuy nhiên khi xây nhà trên đất vườn ta thường hay bắt gặp những giếng nước cũ do ông bà ta để lại trên chính phần đất mà mình muốn xây dựng.

Nhiều người băn khoăn không biết xây dựng nhà trên phần giếng này có bị sao không? Và nên sử lý những giếng cũ như thế nào để không ảnh hưởng đến phong thuỷ của ngôi nhà khi được xây dựng xong? Để tìm được câu trả lời cho mình, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Đồ Cúng Nhân Tâm .

1. Về mặt phong thuỷ, xây nhà trên giếng cũ có nên hay không?

Theo phong thuỷ, mảnh đất mà ta sinh sống bao gồm có phần âm và phần dương. Sự cân bằng giữa 2 phần âm dương sẽ giúp cho gia đình được hạnh phúc, sung túc, thịnh vượng. Và theo phong thuỷ, giếng nước chính là phần âm trong mảnh đất của bạn, nó có tác dụng cần bằng phần dương ở phía trên nên một khi phần giếng này bị lấp thì phần đất của bạn sẽ bị mất cân bằng âm dương. Từ đó ảnh hưởng đến trường khí trong nhà bạn. Đặt biệt, những giếng nước bị bỏ hoang lâu năm có thể là nơi trú ngụ của những vong linh và oan hồn. Do đó, nếu gia chủ không biết cách xử lý việc lấp giếng trước khi xây nhà thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình sau này như bị các oan hồn quấy nhiễu, cuộc sống thường xuyên gặp khó khăn, trắc trở. Vì vậy, trong phong thuỷ xây nhà trên giếng cũ là điều không nên.

Tuy nhiên, các chuyên gia phong thuỷ cũng cho biết thêm nếu bạn biết cách xử lý và tuân thủ đúng các yếu tố trong phong thuỷ thì việc xây nhà trên giếng cũ vẫn có thể tiến hành.

2. Những cách xử lý giếng cũ trước khi xây dựng theo phong thuỷ

Khi tiến hành lấp giếng gia chủ nên chọn ngày có Trực trừ và ngày đó phải hợp tuổi với gia chủ. Một điểm đặt biệt cần lưu ý để đảm bảo yếu tố phong thuỷ khi xây nhà trên giếng cũ là công việc lấp miệng giếng cần phải đc thực hiện một cách từ từ và không nên qua loa, vội vàng. Mục đích của việc này là để nước trong giếng từ từ cạn đi và để môi trường bên ngoài giếng có thể thích ứng được, tránh gặp phải những tác động xấu khi môi trường bị thay đổi đột ngột. Tuy việc làm này khá mất thời gian nhưng bù lại là nó đảm bảo sinh khí cho toàn bộ khu đất của bạn.

Xem thêm:  Cách cúng ông địa thần tài hàng ngày, Lời bài văn khấn chuẩn

Sau đây là những cách lấp giếng cũ trước khi xây dựng hợp phong thuỷ mà bạn nên biết:

Cách 1:

Khi tiến hành lấp giếng thì môi trường xung quanh giếng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ta cần phải sử dụng đá thạch anh để trấn yểm. Theo phong thuỷ, đá thạch anh có chứa nguồn năng lượng lớn và khả năng thanh tẩy cao nên sẽ có tác dụng bình ổn môi trường xung quanh giếng, tránh gặp phải những biến động xấu trong quá trình làm.

Cách 2:

Công việc đầu tiên là phải trục hết các bi lên (nếu trục lên không được thì phải lấy được tấm rế lên, ở mỗi bi phải đục vài lỗ thủng sao cho càng to càng tốt). Tiếp đến, chẻ đôi một cây luồng (có thể dùng nứa, tre, lồ ô loại còn non) to bằng cổ tay người lớn rồi mang đi thông ruột. Khi thông ruột xong thì lấy dây thép quấn lại như chưa bị chẻ đôi và tiến hành cắm vào lòng giếng ở mức nước sâu khoảng 1m.

Tiếp đến, ta bỏ vào trong cây luồng chỉ ngũ sắc (hoặc dây kim tuyến 5 màu) và 100 cây kim khâu, bạn có thể sử dụng các vật dụng bằng kim loại cũ như đinh, ốc vít, sắt vụn,… để bỏ vào (đây là phương pháp thu nhỏ miệng giếng bằng các ứng dụng Ngũ hành “kim sinh thuỷ” để hỗ trợ, sau 5-7 năm thì cây luồng sẽ bị huỷ và long mạch sẽ được luân chuyển một cách tự nhiên mà không bị bế tắt đột ngột).

Xem thêm:  Mâm cúng mùng 1 Tết, Bài văn khấn sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 chuẩn

Ngoài ra, khi xây nhà trên giếng cũ thì phía dưới nền nhà cần phải thiết kế một ống nhựa được nối thông với phần đầu của cây luồng đã được âm dưới đất, rồi phần nối này sẽ được nối thông ra một vị trí nào đó để có thể thông với khí trời.

Cách 3:

Sử dụng chỉ ngũ sắc (hay dây kim tuyến 5 màu) bỏ vào 1 lọ nhỏ, đóng kín rồi cho thả xuống giếng, sau đó lấp giếng lại.

Lưu ý: để long mạch mới không bị tắc nghẽn và gia chủ có thể xây nhà trên giếng cũ một cách bình thường mà không ảnh hưởng đến phong thuỷ thì khi lấp cần thực hiện như sau: trước tiên đổ một lớp đá hoặc sỏi đá đến ngang mặt nước trong giếng, tiếp đến là đổ một lớp đất dày, rồi một lớp đất sét, 1 lớp đất thịt, cuối cùng là bước nén chặt.

Cách 4:

Đối với những giếng xưa cũ, có vong hồn hay oan hồn trú ngụ thì trước khi tiến hành lấp giếng cần phải thực hiện như sau:

  • Lấy đất sét vo thành 3 cục tròn và cho phơi nắng trong 21 ngày (để nó hấp thu dương khí của mặt trời, từ đó giúp nó có khả năng lấn áp được luồng âm khí cực đại có trong giếng).
  • Tiếp đến cắt tiết 3 con gà ác thịt đen và lấy tiết của nó thoa lên ba cục đất sét. Còn xương và lông của nó thì đốt thành tro, hoà với nước mưa (phải là nguồn nước mưa trong lành và tinh khiết) rồi đổ xuống giếng.
  • Tiếp đến, lấy 3 cục đất sét và ném từng viên xuống giếng, mỗi lần ném sẽ khấn “Tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra”

3. Lễ cúng lấp giếng

Trước khi lấp giếng, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm lễ để cúng giếng. Mâm lễ không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần có trái cây tươi, hương, 1 bình hoa, xôi chè, 1 cặp nến đỏ, trà, rượu, 1 con cá chép sống và trầu câu. Khi gia chủ cúng xong thì sẽ tiến hành phóng sanh con cá chép xuống sông hoặc hồ gần nhà.

Xem thêm:  Mâm lễ cúng thượng lương và bài văn khấn cúng thượng lương

4. Văn khấn cúng giếng

Đối với bất kỳ lễ cúng, văn khấn là một phần không thể thiếu. Sau đây là bài văn khấn được dùng cho nghi lễ cúng lấp giếng.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần)

“Hôm nay là ngày … tháng….năm……

         Chúng con tên ………………………Tuổi ……………………

Kính lạy   – Bản Xứ thành hoàng Đại vương chi thần..

                – Đương Cảnh Thổ địa chánh thần.

                – Bản xứ Chúa Thủy Long – Long Mạch tôn thần.

– Kính thưa chư vị, trước đây vì yêu cầu trong sinh hoạt, Gia đình chúng con đã xin phép đào cái giếng này. Nay vì ………… ( Nêu lý do )

Chúng con thành tâm cầu xin chư vị chứng giám  cho Chúng con được HOÀN TRẢ LONG MẠCH lại cho tự nhiên.

    Xin Chư vị ghi nhận và kết nối Long Mạch, tạo sự kết nối Thủy Long, Dương Khí được kết phát như tự nhiên. An Trạch – Hưng Gia. Chúng con thành tâm Kính cáo.

–  Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi, khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi, nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc …”

Nam mô A di đà phật.

Trên đây là một số chia sẻ của Mâm Cúng Trọn Gói – Đồ Cúng Nhân Tâm về vấn đề có nên xây nhà trên giếng cũ hay không. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin về phong thuỷ thì hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới của Đồ Cúng Nhân Tâm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.