[Bật Mí] Cách chưng yến với đường phèn thơm ngon bổ dưỡng

Yến sào chỉ xuất hiện ở một vài quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo nhiều kết quả thống kê, hiện nay có lên đến hơn 84 loài chim yến khác nhau. Tuy nhiên chỉ một số ít trong số chúng là làm tổ bằng nước bọt (thay vì làm bằng lông, cỏ hay rơm rạ như phần lớn các loài chim khác).

Công dụng của yến sào

Một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy yến sào có hàm lượng protein rất cao (có khoảng 18 acid amin trong thành phần cấu tạo), trong số đó có nhiều acid amin là chất dinh dưỡng thiết yếu bảo vệ sức khỏe mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Ngoài ra còn có một số khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kali, phốt phô & magie. Những hợp chất này mang đến cho yến sào những công dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người từ trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh cho đến công dụng làm đẹp.

Xem thêm:  Cách làm mực 1 nắng nướng muối ớt bằng nồi chiên không dầu - Một món ăn cay ngon

1. Tác dụng của yến sào giúp da trẻ đẹp

Đây là một trong những lợi ích được biết đến nhiều nhất khi ăn yến sào. Nhờ công dụng yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, nhiều người đã tìm đến yến sào như một cách làm đẹp tự nhiên.

2. Tác dụng của yến sào giúp đôi mắt khỏe

Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa giải phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.

3. Tác dụng của yến sào giúp cải thiện tiêu hóa

Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn

4. Tác dụng của yến sào phục hồi sức khỏe sau sinh

Phụ nữ mang thai ăn yến sào có thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn. Để tăng cường sức khỏe sau sinh, phụ nữ có thể ăn yến sào để có thêm năng lượng, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống.

5. Tác dụng của yến sào tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Xem thêm:  Cách nấu hủ tiếu nam vang khô và cách làm nước sốt đậm đà

6. Tác dụng của yến sào ngăn ngừa tình trạng lão hóa

Ở các nước Đông Nam Á (đặc biệt là Trung Quốc), người ta thường ăn yến sào đều đặn trong thời gian dài với mục đích chính là ngăn ngừa lão hóa. Nhóm người này được báo cáo là ít đau ốm, hệ miễn dịch tốt, nhiều năng lượng, ngủ ngon, sắc mặt hồng hào và khả năng sinh sản tốt.

Cách chưng yến với đường phèn đảm bảo dinh dưỡng

Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác)

Không nên vượt quá 70-80%(khoảng ¾) chiều cao của thố. Các thành phần bên trong thố sẽ dần dần nở ra khi được đun nóng, lúc đó nước sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.

Nấu với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 80oC.

Yếu tố kích thích phân bào có trong tổ yến hoạt động ở nhiệt độ khoảng 80oC, nó sẽ mất tác dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ quá cao hoặc trực tiếp trên lửa. Protein cũng sẽ bị phân hủy trong môi trường có nhiệt độ cao. Do đó, bạn hãy luôn nhớ để lửa nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 80oC.

Thời gian chưng yến phải đủ lâ

Nếu bạn muốn ăn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó ủ thêm 10-20 phút nữa, khi ăn sẽ có cảm giác ngon hơn. Nhưng nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tối ưu nhất, bạn nên nấu cho tới khi yến tan ra thành nước (có khi thời gian chưng phải lên đến 4 – 5 giờ).

Xem thêm:  Liệt kê những món ăn hàng ngày đơn giản dễ làm

Chưng yến bằng thố điện

Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa. Bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

Cho thêm một lát gừng mỏng vào món tổ yến chưng đường phèn.

Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.

Chỉ nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng

Hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.

Hâm nóng tổ yến khi ăn

Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn, tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng bên trong tổ yến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.