Top 10 công thức nấu lẩu thơm ngon đãi khách

Top 10 cách nấu các món lẩu đậm đà thơm ngon. Cách làm vô cùng đơn giản, dù là cô nàng vụng về cũng có thể thực hiện được. Cùng Đồ Cúng Nhân Tâm chuẩn bị nguyên liệu, vào bếp và thực hiện ngay nào!

Top 10 công thức nấu lẩu, cách nấu lẩu thơm ngon đậm đà

1. Công thức nấu lẩu thái chua cay

Nguyên liệu

  • Cải thảo: 1kg, bắp: 2 trái
  • Nấm rơm: 500 gram, đậu phụ: 0.5kg
  • Thịt bò: 1kg, tôm sú tươi: 1kg, cá viên: 800 gram
  • Mì ăn liền hoặc miến, bún
  • Rau các loại
  • Nấu nước dùng lẩu Thái
  • Nước hầm gà hoặc heo: 3 lít
  • 12 trái ớt đỏ, 12 lá chanh, 8 lát riềng
  • Sả cắt khúc: 4 nhánh, hành tây: 1 củ
  • Cà chua cỡ vừa: 2 quả
  • Gói gia vị lẩu Thái
  • Nước mắm: 4 – 6 muỗng canh
  • Chanh: 1 quả
  • Làm nước chấm: Nước tương: 2 muỗng canh, đường: 2 muỗng cà phê, dầu mè: 1 muỗng canh, gia vị xốt tom yum: 1 muỗng cà phê
  • Hạt mè rang, ớt

Các bước thực hiện nấu lẩu Thái

Bước 1: Bắp lột vỏ, bỏ sạch râu, rửa sạch rồi cắt khúc tầm 3cm. Cải thảo tách lá, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ, mỗi miếng dài tầm 4cm.

Bước 2: Nấm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Rau các loại đem ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, thái khúc nhỏ.

Bước 3: Đậu phụ cắt thành 9 miếng nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát càng mỏng càng tốt. Tôm bỏ đuôi, đầu.

Bước 4: Cho 1 muỗng cà phê gia vị tom yum, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu mè cùng ít ớt tươi thái nhỏ, hạt mè rang vào chung một bát rồi trộn đều.

Bước 5: Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Riềng, sả, lá chanh, ớt, hành tây cắt miếng nhỏ.

Bước 6: Chuẩn bị một nồi lớn, đổ nước hầm gà hoặc heo vào rồi cho lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho riềng, ớt, lá chanh, sả, hành tây, cà chua đã được sơ chế vào nồi.

Bước 7: Cho 2 muỗng cà phê gia vị lẩu Thái, 4 – 6 muỗng canh nước mắm và nước cốt của một quả chanh vào nồi. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi đậy nắp đun sôi.

Bước 8: Bạn đổ nước dùng ra một nồi lẩu chuyên dụng hoặc nồi nhỏ và sử dụng bếp ga mini rồi dọn ra cùng với các nguyên liệu ăn kèm đã được sơ chế.

Bước 9: Bạn cho bắp vào đầu tiên để nước dùng thêm ngọt. Sau đó nhúng các nguyên liệu bạn thích vào và bắt đầu thưởng thức lẩu Thái thơm ngon, nóng hổi.

Một số lưu ý đối với cách nấu lẩu Thái

Các loại rau ăn kèm, bạn có thể thay thế tùy thuộc khẩu vị của gia đình. Nếu không ăn được cay bạn có thể cho ít ớt tươi hoặc bỏ đi.

Nếu các bạn dùng thêm nghêu cho món lẩu thì hãy nêm nước dùng nhạt hơn bình thường để khi cho nghêu vào sẽ vừa ăn hơn.

Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng chuẩn thì phải có sốt lẩu Thái. Tuy nhiên, nếu không có thì bạn vẫn có thể thực hiện theo phương pháp dưới đây để thay thế: Đun màu điều rồi cho cà chua vào xào 1 lúc, tiếp theo, bạn cho thêm sả, riềng với ớt bột, hành tím, chút ngũ vị hương vào xào cùng cho đến khi thấy được mùi thơm đặc trưng của món lẩu Thái thì bạn đổ nước dùng vào rồi nấu tiếp như các bước trên đã hướng dẫn.

2. Cách nấu lẩu mắm thơm ngon đậm vị

Sơ chế rau ăn kèm:

Tùy theo vùng miền địa phương mà mình linh hoạt chọn loại rau sẵn có, như: kèo nèo, bông súng, tần ô, rau nhút, rau muống, rau cần, hoa chuối, bông thiên lý, bông so đũa, bông điên điển, rau đắng, rau cải xanh, mồng tơi, ngò ôm, cà tím… Dĩ nhiên, rau ăn kèm lẩu mắm càng đa dạng thì càng ngon, và đúng rau mùa nước nổi thì lại thêm tròn vị.

Sơ chế thịt, cá nhúng lẩu:

– Thịt bò: thái lát mỏng. Cá lóc: phi lê, cắt miếng. Mực, Heo quay: cắt miếng vừa ăn. Tôm: để nguyên con.

– Chả cá thác lác: quết dẻo và nhồi vào ớt sừng.

Nấu nước lẩu mắm:

– Đun nước sôi rồi cho mắm cá linh vào, vừa đun vừa ngoáy cho xác cá rã, hòa vào nước.

– Lọc cốt mắm cá linh và bỏ xương.

– Phi thơm tỏi + sả, cho nước cốt cá linh vào đun sôi, thêm nước dừa tươi. Bạn có thể dùng nước lọc và thêm đường phèn để thay thế nhé.

– Nêm lại cho vừa miệng, bạn có thể nêm thêm bột ngọt, hạt nêm và nước mắm cho vừa khẩu vị của gia đình. Nhưng nhớ là lẩu mắm, bạn đừng nêm muối nha.

– Khi bày ra nồi lẩu, bạn thêm sả đập dập và cà tím cắt khúc nữa là hoàn tất rồi. Mình thường làm theo định lượng 200g mắm cá linh cho 1 nồi lẩu 2 lit nước. Lẩu mắm ăn kèm bún và chấm nước mắm nhỉ nguyên chất.

3. Công thức nấu Lẩu ếch măng cay

Nguyên liệu:

  • Ếch đã sơ chế sạch: 2kg
  • Xương ống: 1kg
  • Măng lá và măng củ: 1kg
  • Váng đậu: 200 gr
  • Rau muống, hành hoa, tía tô, lá lốt, mùi tàu
  • Tỏi, sả, ớt, bột nghệ, ớt, chanh
  • Dầu ăn, gia vị, hạt nêm
  • Bún hoặc mỳ tôm ăn kèm tùy sở thích
Xem thêm:  Cách làm thịt bò nướng bằng nồi chiên không dầu ngon ngất ngây

Ếch nên chọn là loại ếch ta, phân biệt thì khá là đơn giản thui, ếch ta thường nhỏ con hơn so với ếch và con ếch nên mua khi nó còn sống nhé. Ếch đồng có đầu thon, mắt sáng, đùi to và gân guốc, bụng thường ửng vàng.

Cách làm lẩu ếch:

Bước 1: Nấu nước dùng

– Tỏi, sả bóc vỏ, đập đập. Tỏi chia thành 2 phần

– Xương ống rửa sạch. Luộc sơ lần đầu để xương ra hết chất cặn bẩn. Sau khi luộc sơ, đem rửa sạch rồi mới cho xương vào nồi, thêm 1 lít nước lọc đun làm nước dùng. Khi ninh xương, từ lúc nước sôi, chú ý vặn nhỏ lửa ninh liu riu khoảng 1 tiếng đồng hồ để nước dùng được ngọt.

– Trong quá trình ninh xương, nhớ hớt bọt thường xuyên để nước dùng được trong.

– Cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi già rồi cho váng đậu vào chiên cho đến khi váng đậu vàng giòn thì gắp ra đĩa.

Bước 2: Tẩm ướp thịt ếch

– Phần thịt ếch đã sơ chế sạch đem ướp với 1 thìa canh bột nghệ (bột nghệ có tác dụng giúp khử mùi tanh của ếch và khi chế biến, nước lẩu sẽ lên màu rất là hấp dẫn ý), 1 thìa bột canh hoặc hạt nêm, 1/2 số tỏi đập dập. Đeo bao tay vào, trộn đều các nguyên liệu và ướp chừng 30 phút để thịt ếch được ngấm đều gia vị đậm đà.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu nhúng lẩu ếch

– Măng củ đem rửa sạch, thái miếng vừa ăn, cho măng củ và măng lá vào nồi nước luộc sơ cho khử bớt độc của măng rùi đổ ra rổ, rửa sạch và vắt ráo nước

– Hành hoa, mùi tàu, lá lốt, lá tía tô sơ chế rửa sạch, để ráo, thái nhỏ và bày ra đĩa.

– Rau muống để ăn lẩu các nàng nên chọn rau loại cọng nhỏ khi ăn lẩu sẽ rất phù hợp. Rau nhặt lấy phần non, rửa sạch, để ráo và bày ra đĩa. Nấm hương rửa sạch, ngâm nở

Bước 4: Xào thịt ếch

– Cho chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn, đợi dầu nóng già thì trút phần thịt ếch đã ướp gia vị vào, thêm sa tế vào đảo đều (lượng sa tế này phụ thuộc vào sở thích ăn cay tuỳ gia đình).

– Xào lửa to cho đến khi thấy thịt ếch xém vàng thì trút 1/2 phần măng củ và măng lá đã để ráo vào xào cùng ếch, nêm gia vị cho vừa miệng

– Đảo đều cho phần măng săn lại trên lửa vừa thì cho 1/2 chỗ hành lá mùi tàu, tía tô vào đảo đều với măng và ếch. Có thể cho thêm 1/2 quả ớt bằm nhỏ bỏ hạt vào nồi nếu ăn được cay, món lẩu ếch sẽ thơm ngon, hấp dẫn và chẳng còn vị tanh. Đảo đều, rùi trút phần ếch xào măng ra đĩa

Bước 5: Hoàn thành nồi lẩu ếch măng cay

– Cho chảo lên bếp, cho 2 thìa cafe dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi thì trút sả đập dập và 1/2 phần tỏi còn lại vào phi thơm. Đợi dầu sôi thì cho 1/2 phần măng củ còn lại vào xào

– Tiếp đến, trút phần nước dùng xương ống đã ninh đủ ngọt vào nồi, đun sôi rồi cho gia vị hạt nêm vào nồi cho vừa miệng

– Tiếp đến, cho nước lẩu vào nồi, thêm nấm hương đã ngâm nở và vài miếng váng đậu vào nồi nước dùng.

Lẩu ếch khi ăn sẽ rất đậm đà gia vị, miếng măng chua cay càng ăn càng nghiền sẽ là một món ăn thú vị đổi vị cho ngày cuối tuần sum họp hoặc khi đón khách tới chơi nhà.

4. Cách nấu Lẩu gà lá giang

Nguyên liệu

  • Thịt gà: 1 con (1,2-1,5kg)
  • Lá giang tươi: 1 bó (200g)
  • Bún tươi: 1kg
  • Gừng: 1 củ, ớt tươi: 4-5 trái, sả: 3-4 cây, tỏi, hành khô: 1 củ, hành lá: 1 bó
  • Rau ăn lẩu: tùy theo khẩu vị
  • Các gia vị cần thiết: Muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, đường,…

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế và tẩm ướp thịt gà

– Thịt gà mua về làm sạch, lấy muối và rượu gừng chà xát xung quanh thân và trong con gà để khử mùi hôi tanh. Sau đó rửa lại với nước lần nữa rồi để khô ráo.

– Khi gà đã ráo nước, đem chặt nhỏ thành các miếng vừa ăn để nhúng lẩu. Tiến hành tẩm ướp thịt gà theo tỷ lệ gia vị: 1 thìa muối + ½ thìa tiêu + 1 thìa đường + 1 thìa nước mắm.

– Tẩm ướp thịt gà khoảng 20 phút cho thịt ngấm đều các gia vị, khi đó vị của món ăn sẽ ngon và hấp dẫn hơn.

Bước 2: Sơ chế rau ăn lẩu

– Lá giang nhặt sạch loại bỏ lá vàng, úa héo sau đó đem rửa với nước muối loãng rồi để cho ráo nước.

– Các loại rau ăn kèm với lẩu mà bạn lựa chọn cũng thực hiện việc rửa sạch tương tự.

– Tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ; ớt, hành khô và sả cũng cắt thành các miếng nhỏ rồi để riêng.

Bước 3: Xào thịt gà

– Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, sau đó cho 1 nửa chỗ tỏi và hành vào để phi thơm lên.

– Kế đến hãy cho các miếng thịt gà vào để xào, đảo đều sao cho các miếng thịt chín cùng lúc. Xào đến khi thịt gà săn lại thì tắt bếp, múc thịt ra bát để riêng.

Bước 4: Nấu lẩu gà lá giang

– Bắc nồi nước lên bếp cùng với 2 lít nước để nấu lẩu, khi nước sôi hãy cho thịt gà vào để đun sôi, chú ý vớt bọt trong quá trình nấu.

Xem thêm:  Cách nướng mực khô bằng nồi chiên không dầu thơm ngon

– Tiếp theo hãy cho đường, muối, ớt vào nồi nước tùy theo khẩu vị của người ăn. Đun tiếp với lửa nhỏ cho đến khi nguyên liệu chín hẳn.

– Kiểm tra thịt gà trong quá trình đun, nếu như thịt gà đã mềm và có thể ăn được thì hãy cho lá giang vào sau cùng, đun thêm 1-2 phút thì tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức

– Trút nước trong nồi cùng với thịt gà, lá giang vào nồi lẩu. Sau đó bạn cho nốt chỗ tỏi, hành băm vào nồi.

– Chuẩn bị bún ra đĩa, các loại rau ăn kèm được cắt nhỏ, một số món ăn kèm với lẩu nữa tùy chọn.

– Lúc này bạn có thể bật bếp nấu lẩu để có thể thưởng thức món lẩu gà lá giang cùng với người thân và bạn bè rồi.

5. Cách nấu lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

  • 1kg đuôi bò
  • 4 cây sả
  • 10g táo tàu
  • 10g kỷ tử
  • 5g hoa hồi
  • 5g quế
  • 3 củ hành tím
  • 6 tép tỏi
  • 1 củ gừng to
  • 1 miếng đậu hũ non
  • 1 củ cải trắng
  • Gia vị để nấu lẩu đuôi bò: hạt nêm, bột ngọt, chao, đường phèn, tương đen

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế đuôi bò

Đuôi bò sau khi mua về, bạn cho lên bếp hơ qua rồi cạo thật sạch phần lông và rửa sạch lại bằng nước muối. Tiếp theo, để khử mùi hôi của đuôi bò, bạn có thể rửa chúng qua với rượu trắng đồng thời chà xát gừng đã giã nát lên và cuối cùng rửa lại thật sạch dưới vòi nước. Bạn chặt đuôi bò thành từng khúc vừa ăn theo khớp xương.

Ướp đuôi bò với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 2/3 muỗng cà phê muối và trộn đều lên để cho thật thấm gia vị.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Sả cây cắt khúc, đập dập. Hành tím, tỏi băm nhỏ. Gừng cắt miếng nhỏ, đập dập. Củ cải trắng cắt khúc lớn. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.

Bước 3: Xào đuôi bò

Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đổ gừng, sả, tỏi, hành vào phi thơm. Tiếp theo, bạn đổ đuôi bò cùng với quế, hoa hồi vào xào cho săn lại.

Bước 4: Hầm đuôi bò

Khi đã thấy đuôi bò xào đã săn lại, bạn cho tất cả vào nồi áp suất cùng với củ cải trắng và đổ khoảng 2 lít nước vào hầm trong khoảng 40 phút.

Bước 5: Nấu nước lẩu

Chuẩn bị gia vị nêm nước dùng: Bạn trộn đều 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh bột ngọt, ½ muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường phèn, 1,5 muỗng canh tương đen trong chén nhỏ.

Khi đã hầm đuôi bò được 40 phút, bạn đổ tất cả ra 1 nồi lớn và cho táo tàu, kỷ tử, hỗn hợp gia vị nêm đun sôi lên. Lúc này, bạn cũng nêm nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

Bước 6: Làm nước chấm ăn kèm

Cho khoảng 3 cục chao và 3 muỗng cà phê nước chao, 2 muỗng cà phê đường vào chén và tán đều để tan đường. Khi đã tan đều, bạn cho vào 1 muỗng sa tế và 1 ít sả cắt lát.

Trình bày và thưởng thức

Cho nước lẩu ra nồi nhỏ có thể là nồi đất đun trên bếp điện hoặc bếp than và nhúng rau ăn kèm. Rau ăn với lẩu đuôi bò thường là cải, tần ô, mồng tơi, rau má… Trước khi ăn, bạn nhớ cho đậu hũ vào.

6. Công thức nấu lẩu ghẹ chua cay

Nguyên liệu

  • 4 con ghẹ tươi sống, 300g tôm, 1kg xương heo
  • 1 vắt me, hành tím, gừng, ớt, 60g tiêu xanh
  • ½ quả dứa, cà chua
  • 100g nấm rơm, 100g nấm đùi gà, bún
  • Muối, tiêu, bột ngọt, chanh, đường, nước mắm
  • Các loại rau ăn kèm nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm kim châm

Cách nấu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Để món lẩu ghẹ ngon miệng, trước hết bạn phải chọn những con ghẹ tươi sống. Ghẹ ngon là những con ghẹ di chuyển linh hoạt, có yếm khít với thân, khi ấn vào yếm ghẹ nếu thấy yếm lún vào thì là những con tươi sống, nhiều và chắc thịt. Sau khi mua về, bạn chà sạch lớp đất, rửa sạch rồi loại bỏ mai và yếm rồi cắt đôi.

– Tôm bạn đem cắt râu, chân, để nguyên con và rửa sạch.

– Dứa và cà chua rửa sạch, cắt miếng. Các loại nấm bạn đem cắt gốc, rửa sạch, xếp ra đĩa. Sả bạn đem cắt khúc, đập dập. Các loại rau nhặt, rửa sạch, để ráo. Me bạn cho vào chén, cho nước ấm vào, lấy nước cốt bỏ hột.

Bước 2: Nấu lẩu

– Xương heo bạn rửa sạch, chần sơ với nước sôi rồi rửa sạch với nước lạnh. Tiếp theo, bạn cho xương vào nồi rồi nấu sôi để lấy nước dùng. Tiếp theo, bạn cho nồi lên bếp, cho tỏi vào phi thơm rồi cho sả cắt khúc, tiêu xanh đập dập, gừng thái lát và dứa thái miếng rồi cho nước dùng vào nấu sôi. Sau đó, bạn cho nước cốt me vào và nêm nếm với hạt nêm, đường, bột ngọt, muối cho vừa khẩu vị.

Bước 3: Hoàn thành món lẩu ghẹ chua cay

– Bạn cho lẩu ra nồi, bắc lên bếp rồi cho cà chua cùng ghẹ vào nấu sôi là có thể thưởng thức rồi đấy! Đừng quên cho thêm rau sống và ăn kèm cùng muối tiêu chanh nhé!

7. Cách làm Lẩu gà nước dừa

Chuẩn bị

  • 3 lít nước dừa tươi
  • 1 con gà ngon
  • Táo đỏ. Kì tử. Đường phèn. Mỗi loại 1 ít
  • Cùi dừa (khoảng 1/4 quả thui)
  • 1 quả Lê Hàn (có hoặc không đều oki vì dừa ngọt lắm rùi)
  • Rau ăn kèm: cải thảo, cải cúc, các loại nấm mình thích
Xem thêm:  [Bật mí] 2 cách nấu hủ tiếu gà thơm ngon đậm đà

Cáh làm:

– Gà chặt nhỏ rùi ướp qua với hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

– Phi thơm hành rùi đảo gà cho săn thịt, Đổ nước dừa vào đun sôi

– Thêm lê, táo đỏ đun thêm chừng vài phút. Khi nào ăn mới cho kì tử kẻo bị nát quá

Thịt gà nấu trong nước dừa thịt mềm thơm, không ngấy tẹo nào. Các loại nấm ăn kèm nước lẩu này hợp lắm ý, nhất là nấm hương tươi

8. Cách nấu lẩu cua đồng

Nguyên liệu nấu lẩu:

  • Cua đồng xay: 1kg
  • Bắp bò, đậu phụ
  • Các loại rau: Hoa chuối thái rối, rau muống chẻ, mồng tơi, mướp hương, nấm…
  • Hành phi

Nguyên liệu làm mọc:

  • Thịt xay: 500gr, giò sống: 400gr
  • Nấm hương: 100gr, mộc nhĩ: 100gr
  • Nước mắm: 1 thìa canh, gia vị
  • Hành khô băm nhỏ

(Cho nhiều giò sống, mộc nhĩ thì mọc sẽ giòn hơn nha các bác)

Thực hiện:

– Đầu tiên là làm sạch cua, giã cua, lọc lấy nước, gạch cua để riêng.

– Các loại rau nấm làm sạch, cắt thái

– Đậu phụ thái miếng vừa ăn và chiên vàng đều các mặt. Nhà mình ăn miếng bé nên chỉ thái bé như vậy.

– Trái ngược với miếng đậu chiên bé xíu thì viên mọc có vẻ to hơn trung bình. Do là team thịt nên miếng mọc cứ muốn cắn ngập răng.

– Đun nước cua đến khi gạch nổi hết lên thì vớt hết phần gạch ra. Phần gạch này mình sẽ chưng cùng hành phi, một phần gạch cua màu vàng, nước mắm và dầu điều để ăn cùng bún lá.

– Phần gạch cua màu vàng còn lại mình sẽ chưng cùng hành phi và cà chua để tạo màu nước lẩu. Thêm dấm bỗng, mẻ hoặc quả thanh trà vào cho chua chua tuỳ theo khẩu vị gia đình.

Phần gạch chưng chấm bún lá ăn cùng sao mà bon miệng, càng nhiều hành phi càng thơm ngon nhé! Nước lẩu chua chua thanh thanh trong veo nhúng rau quả là bá cháy bọ chét.

9. Cách nấu Lẩu cá chép

Nguyên liệu

  • Cá chép: 3kg, thịt 3 chỉ: 3 lạng, sườn sụn: 5 lạng
  • Đậu phụ rán: 3 bìa, cà chua: 3 quả, dưa chua: 10 nghìn
  • Ớt: 2 quả, hành, thì là, nước mắm hạnh phúc, hạt nêm, muối, mỳ chính hạt tiêu, Xả, gừng…

Cách nấu

– Cá chép đánh sạch vẩy, khía mấy khía rồi rửa sạch róc nước mang ướp gia vị gồm: ít hạt nêm, hành khô, mì chính, hạt tiêu, xả , gừng 30 phút cho cá ngấm gia vị.

– Sau đó thái mỏng ba chỉ cho lên chảo đun cho có màu vàng cánh gián.

– Rán đậu vàng lên thái vuông. Phi hành khô thơm lên đổ dưa chua ( có cả nước dưa vào ) đun sôi, thả cá vào om lim zim lửa.

– Sau đó thả sườn sụn + đâụ phụ rán rồi nêm nếm gia vị cho vừa theo khẩu vị

10. Cách nấu lẩu bao tử hầm tiêu xanh

Nguyên liệu:

  • 1 cái bao tử heo, 1 cái xương ống
  • 2 quả chanh to, 1 củ cái trắng
  • 1 chén rượu trắng
  • 100g tiêu xanh, ớt xiêm xanh, 3 củ hành tím, 4 hoa đại hồi
  • 200g nấm bào ngư xám, rau mồng tơi
  • Gia vị: muối, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm:

– Bao tử các bác lưu ý chọn bao tử tươi mới ra lò nhé, màu trắng hồng nhạt, ko bị thâm bầm)

– Lọc bớt phần mỡ quanh viền bao tử, sau đó lộn ngược bên trong ra, dùng dao cạo sạch nhầy, rửa lại với nước.

– Cho bao tử vào thau, vắt nửa quả chanh, cho 1m canh muối vào bóp khoảng 5p, rồi xả nước sạch (làm 4 lần)

– Nấu 1 ấm nước sôi, chế từ từ lên bao tử, lấy đũa trở đều mặt để nước sôi làm bong lớp nhầy ở thành bao tử

– Sau đó vớt ra cạo sạch các lớp nhầy trắng đã bong lên, xả nước lại cho sạch

– Cho 1m canh muối và nửa chén rượu trắng vào, tiếp tục bóp để khử mùi hoàn toàn, sau đó rửa lại thật sạch với nước lạnh

– Lưu ý khi bóp rửa làm đều cả 2 mặt, nhưng kỹ phần bên trong hơn

– Sau đó bắt 1 nồi nước lên bếp, cho vào 2m canh rượu, 4 hoa hồi, cho bao tử vào luộc 10 phút rồi vớt ra cho vào thau đá lạnh, sau khi nguội vớt ra thái sợi

– Đâm 3 nhánh tiêu xanh và 5 trái ớt xiêm xanh cho dập, cho vào bao tử đã thái sợi 1m cf hạt nêm, ướp trong 20p

– Xương ống chặt ra làm 3, rửa sạch với nước muối, trụng qua nước sôi, rửa sạch lại rồi cho vào nước hầm với củ cải, hành tím. Khi sôi chú ý nhỏ lửa lại và vớt vọt thường để nước lẩu được trong. Cho vào nồi nước lẩu ớt xiêm xanh, tiêu xanh còn lại đập dập (chừa lại 2 nhánh chút bỏ lên mặt cho đẹp)

– Nêm muối, đường phèn, hạt nêm bột ngọt tuỳ khẩu vị của bạn, sau đó cho bao tử vào nấu thêm 15p là múc ra nồi lẩu dọn ra. Ăn kèm với bún, nấm bào ngư, rau mồng tơi

– Nước chấm các bạn có thể chấm nước mắm mặn, nước tương hoặc muối tiêu tuỳ sở thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.