Hướng dẫn cách làm bánh trung thu cúng rằm tháng 8

Bạn muốn tự tay làm bánh trung thu cho rằm tháng 8 này? Muốn chuẩn bị mâm cúng sao cho tươm tất, đầy đủ và chuẩn tâm linh? Hãy cùng đơn vị Nấu Tiệc Tại Nhà cùng tìm hiểu nào! 

Một lễ cúng đặc trưng của ngày rằm tháng tám đó chính là món bánh trung thu, thường thì người ta sẽ hay mua sẵn, tuy nhiên có nhiều gia đình vẫn muốn tự tay làm lấy để dịp lễ cúng thêm phần ý nghĩa và đầm ấm hơn. Vậy trong phần dưới đây, Dịch Vụ Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu đơn giản tại nhà, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8 chuẩn tâm linh. 

Đôi nét về dịp cúng rằm tháng 8 (ngày tết trung thu) bạn cần phải biết 

Ngày rằm tháng 8 còn được gọi là tết trung thu hay là tết đoàn viên, đây không chỉ là ngày lễ lớn ở tại Việt Nam mà còn là ngày tết truyền thống, đặc trưng của nhiều quốc gia châu Á. Sở dĩ có cái tên là tết trung thu vì đây là lúc “giữa mùa thu”, rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, thời điểm này trăng rất tròn và sáng, bên cạnh đó theo văn hóa nông nghiệp của người Á Đông thì đây cũng chính là lúc mùa vụ vừa mới kết thúc, thu hoạch được một vụ mùa bội thu, rất thích hợp để mọi người vui chơi lễ hội. 

Bên cạnh những tên gọi phổ biến thì ngày rằm tháng 8 còn có rất nhiều cách gọi khác nữa, ví dụ như là tết thiếu nhi vì trong dịp lễ này, còn có một nghi thức là rước đèn trung thu, là một trò chơi dân gian dành cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà, phá cỗ và rước đèn,… Hay ở trung quốc, người ta gọi ngày rằm tháng 8 là tết trọng thu hay tịch nguyệt đều được. Có thể nói đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc, rất thú vị và giàu giá trị tâm linh tinh thần. 

Ý nghĩa của ngày rằm tháng 8 (Ngày tết trung thu) ở tại Việt Nam 

Ngày rằm tháng 8 không chỉ đơn thuần là một dịp lễ cúng bình thường mà đối với người Việt Nam thì đây là một lễ tết rất lớn, chỉ xếp sau tết nguyên đán cổ truyền. Bởi lẽ có tên gọi là tết đoàn viên vì ngày này mang một ý nghĩa là sự sum họp, quan tâm, báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn và đặc biệt là tình yêu thương giữa các thành viên ở trong gia đình. Vào ngày tết trung thu, các bậc cha mẹ thường sẽ mua quà, mua đèn lồng cho con em mình và đặc biệt là mua bánh trung thu, trà để biếu những người lớn tuổi, tặng bố mẹ để tỏ lòng thành kính và lòng biết ơn. 

Xem thêm:  Cách làm mọc ngon giòn hấp dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm

Các hoạt động diễn ra trong ngày trung thu rất đa dạng và vô cùng nhộn nhịp, với các lễ hội rước đèn, vui chơi, múa lân và phá cỗ. Bên cạnh đó là việc gia đình sum vầy với nhau, cùng nói chuyện, ăn bánh và uống trà là một hình ảnh hết sức quen thuộc và đầy ý nghĩa. 

Ngoài những hoạt động vui chơi giải trí thì ở ngày rằm tháng 8 còn mang ý nghĩa tâm linh tinh thần. Trong ngày này người ta còn chuẩn bị một mâm cúng để dâng lên gia tiên nhà mình và một mâm cỗ trung thu để cho trẻ em phá cỗ (mâm cỗ trông trăng).

Bánh trung thu trong dịp lễ cúng rằm tháng 8 

Nhắc đến rằm tháng 8 chắc chắn người ta sẽ không quên được vị bánh trung thu, đây là một thức quà phù hợp để tặng để biếu, mang ý nghĩa gửi gắm viên mãn, mọi điều trọn vẹn. Bên cạnh đó, bánh trung thu cũng được xem là một lễ vật mà nhiều gia đình dâng lên bàn cúng. Nhiều gia đình sum vầy cạnh nhau, cùng cắt bánh trung thu và thưởng thức trà, ngắm trăng thanh gió mát trong một không khí đầm ấm, đủ đầy. 

Phần lớn các gia đình sẽ mua bánh trung thu ở ngoài hàng quán, vừa nhanh chóng lại vừa tiện lợi. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn có người muốn tự mình làm, chế biến ra những chiếc bánh vừa ngon, đẹp mắt và an toàn. Càng góp thêm được phần ý nghĩa cho ngày cúng rằm tháng 8. Bánh trung thu hiện nay sẽ có hai loại bánh là bánh nướng và bánh dẻo, công thức bột và cách làm bánh cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo, tự làm tại nhà mà vẫn ra được mẻ bánh tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu xem cách làm bánh trung thu thế nào nhé!

Hướng dẫn bạn làm bánh trung thu đơn giản tại nhà chuẩn bị do dịp rằm tháng 8

Trong phần dưới đây, Dịch Vụ Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm sẽ hướng dẫn bạn làm loại bánh nướng trung thu đơn giản, chuẩn bị cho một dịp tết đoàn viên thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Vì không phải nhà ai cũng có lò nướng, chính vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh bằng nồi cơm điện, thuận tiện cho mọi gia đình, vừa nhanh lại vừa dễ mà hương vị thì không thua kém bất kỳ loại bánh được nướng trong lò. 

Chuẩn bị phần nước đường cho bánh trung thu 

Bánh nướng có nét đặc trưng đó chính là vỏ bánh mềm, dẻo và thơm là nhờ vào loại nước đường làm bánh. Bao gồm những nguyên liệu cần thiết ở phần dưới đây:

  • 600gr đường phèn
  • 2 quả chanh
  • Khoảng 400ml nước lọc 
  • 50gr kẹo mạch nha và chuẩn bị thêm 40gr nước tro tàu 

Trước tiên là cần vắt chanh, bỏ hạt để đó. Tiếp đến là hòa nước tro tàu vào nước lọc. Sau đó sẽ lấy đường phèn khuấy tan đều với nước, bỏ vào nồi nấu sôi, mở nắp từ khoảng 10 cho đến 20 phút. Lưu ý là trong lúc nấu cần khuấy liên tục và vớt bọt để tránh bị lợn cợn. Tiếp đến sẽ cho nước cốt chanh đã vắt vào đó, sau 40 phút nấu sôi thì phần cuối cùng là cho mạch nha và nước tro tàu vào đó nấu thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội. Lưu ý nhỏ lửa, không nên khuấy quá nhiều. 

Xem thêm:  Cách nấu thịt bò hầm khoai tây ngon đơn giản tại nhà

Chuẩn bị phần nhân bánh trung thu 

Nhân bánh trung thu là cả cái hồn của bánh, hương vị rõ nét biểu thị ở đây. Trước kia thì chỉ có một loại nhân thập cẩm truyền thống nhưng ngày nay đã có rất nhiều loại nhân khác nữa để tăng khẩu vị. Phải kể đến loại bánh trung thu nhân thập cẩm, nhân nhuyễn, nhân trứng muối, nhân đậu xanh,… Tùy vào từng sở thích và khẩu vị khác nhau mà bạn có thể chọn loại nhân phù hợp. Trong phần bài viết hôm nay thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon, dẻo mịn. 

  • 300gr đậu xanh 
  • 150gr – 200gr đường cát
  • 50ml nước dừa 
  • 1 gói bột làm bánh dẻo (có thể tìm mua dễ dàng tại các siêu thị) 

Tiến hành ngâm đậu xanh khoảng từ 3 – 4 tiếng đồng hồ hoặc có thể ngâm qua đêm. Sau đó đem đậu đi đãi sạch rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ngập mặt đậu, nấu cho đến khi cạn nước, đậu mềm là được. Nhân lúc đậu còn nóng thì có thể dùng một cái vá dẹt để tán nhuyễn đậu thành một khối bột, nếu nhà bạn có máy xay thì cũng có thể bỏ vào máy cho nhanh. Tiếp đến là cho nước cốt dừa, đường và từ 2 – 3 muỗng bột làm bánh vào trộn đều. Bỏ vào nồi có quét một lớp dầu ăn mỏng, sên cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành một khối nhân. Nếu bạn muốn thêm trứng muối thì cũng có thể bỏ vào giữa nhân đậu. 

Chuẩn bị làm vỏ bánh đậu xanh 

Để có thể làm được vỏ bánh đậu xanh thì bạn có thể sử dụng rất nhiều loại bột ở trên thị trường như bột đa dụng, bột bánh mì hay bột bánh ngọt,… nhưng trong phần bài viết hôm nay, để có thể tiết kiệm thời gian khi làm tại nhà thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm bằng loại bột làm bánh trung thu pha sẵn. 

  • Một gói bột làm bánh trung thu pha sẵn
  • Khoảng 50ml dầu dừa 
  • Một ít ngũ vị hương
  • 1 cho đến 2 quả trứng gà 

Đập trứng gà trộn chung với nước đường đã chuẩn bị trước đó, thêm một chút dầu ăn và ngũ vị hương. Lưu ý là nên rây hỗn hợp này qua một lượt để tránh bị lợn cợn. Tiếp đến đổ hỗn hợp trên vào bột, vừa đổ vừa khuấy, đổ từng đợt từng đợt một không nên đổ ồ ạt tránh bột bị vón cục. Sau khi đã ra được một khối bột hoàn chỉnh, bạn có thể dùng một tấm thớt mỏng, rải lên trên đó một lớp bột chống dính, nhồi bột đều tay trong 6 phút, tiến hành bọc lại bằng màng thực phẩm và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong 20 phút. 

Xem thêm:  Bí Quyết Làm Xôi Ngũ Sắc Đơn Giản Tại Nhà

Định hình bánh và nướng bánh hoàn chỉnh 

Bạn chia phần vỏ bánh và phần nhân thành những phần nhỏ, vừa ăn, cán mỏng vỏ bánh ra và đặt nhân bánh vô giữa. Sau đó sẽ ép khối bột vào khuôn (khuôn làm bánh có thể mua tại cửa hàng, kích cỡ và hình dáng tùy thích). Đến khâu nướng bánh thì sẽ lót một tấm giấy nến ở bên trong nồi cơm điện, đặt bánh cách xa nhau một khoảng nhất định để tránh bị dính. Cứ mỗi một lượt nồi cơm bật về nút hâm thì bạn lại mở nắp quét thêm một lớp nướng đường để tránh bánh bị khô, đậy nắp và tiếp tục bật nút nấu cho đến khi bánh chín vàng vừa ý là được. 

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8 chuẩn tâm linh 

Mâm cúng vào rằm tháng 8 thường khá đơn giản, dùng để dâng lên gia tiên nhà mình. 

  • Bánh trung thu (bánh nướng hoặc là bánh dẻo) 
  • Một dĩa xôi gấc hoặc là đậu xanh
  • Một mâm ngũ quả trái cây
  • Một bình hoa tươi
  • Trầu cau
  • Trà và nước 
  • Giấy tiền vàng bạc cúng rằm 

Ngoài những lễ vật trên thì bạn còn có thể chuẩn bị thêm một vài món mặn hoặc chay tùy thích để mâm cúng được thịnh soạn hơn. Vì hầu như mâm cúng rằm tháng 8 sẽ nghiêng về mâm cúng ngọt hơn là mâm mặn. Nên với những lễ vật trên là đã đúng nghi thức và chuẩn tâm linh rồi. Bên cạnh mâm cúng chính này thì nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ trông trăng, sẽ bao gồm những loại trái cây quen thuộc và các loại bánh kẹo để cho trẻ em phá cỗ, chung vui. 

Rất mong rằng, bài viết này đã có thể giúp bạn biết cách làm bánh trung thu đơn giản, nhanh chóng tại nhà để chuẩn bị cho dịp lễ cúng vào rằm tháng 8 thịnh soạn, đầy đủ và chuẩn tâm linh nhất. Nếu bạn cần biết thêm thông tin chi tiết và tham khảo một số mâm cúng trọn gói, đặt dịch vụ nhận mâm cỗ cúng chuẩn tâm linh thì có thể liên hệ trực tiếp hoặc truy cập website của https://docungnhantam.com/.   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.