Câu nào dưới đây có chứa các từ đồng âm? a. mẹ ngả lưng tựa vào lưng ghế sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. b. cổ áo sơ mi bị bẩn do minh chạy nhảy nhiều, toát hết mồ hôi ở cổ. c. bác nông dân thu hoạch được rất nhiều thúng quả tươi ngon từ những vườn cây tươi tốt. d. lá cọ xoè ra cọ vào những bụi cây thấp xung quanh nghe xào xạc trong gió.

Câu nào dưới đây có chứa các từ đồng âm?

  • A. Mẹ ngả lưng tựa vào lưng ghế sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
  • B. Cổ áo sơ mi bị bẩn do Minh chạy nhảy nhiều, toát hết mồ hôi ở cổ.
  • C. Bác nông dân thu hoạch được rất nhiều thúng quả tươi ngon từ những vườn cây tươi tốt.
  • D. Lá cọ xoè ra cọ vào những bụi cây thấp xung quanh nghe xào xạc trong gió.

Giải đáp

Câu nào dưới đây có chứa các từ đồng âm
Câu nào dưới đây có chứa các từ đồng âm

Trước khi giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu xem từ đồng âm là gì nhé.

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

Giải thích câu hỏi::

A. 2 từ “lưng” cùng là một từ hay nói cách khác là từ đồng nghĩa
B. 2 từ “cổ” là một từ nhiều nghĩa
C. 2 từ “tươi” đều ý nói về sự tươi tốt nên là từ đồng nghĩa
D. Từ “cọ” trong “lá cọ” là tên một loại cây. Còn từ cọ trong “cọ vào những bụi cây” là từ chỉ hoạt động nên 2 từ này là từ đồng âm.

Xem thêm:  Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định tên trường, ta gõ tên trường tại cột

Vậy, đáp án đúng là D.

Các lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Từ đồng âm là nhóm từ có cùng cách phát âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Điều này đặt ra một số vấn đề trong việc giao tiếp, yêu cầu người nói và người nghe phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu lầm.

Cần tránh sử dụng từ đồng âm khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc người không quen. Nếu phải dùng, hãy bổ sung thông tin thêm để người nghe hoặc người đọc hiểu rõ ý nghĩa. Tuy nhiên, trong các tình huống không quá trang trọng hoặc khi muốn chơi chữ, từ đồng âm có thể được áp dụng để tạo nên sự hài hước và dí dỏm.

Để sử dụng từ đồng âm một cách chính xác và không gây hiểu nhầm, người nói, người viết, người đọc, người nghe cần phải hiểu rõ ý nghĩa của từng từ đồng âm và áp dụng chúng dựa trên hoàn cảnh cụ thể. Việc sử dụng dấu câu cũng có thể giúp phân biệt rõ ràng giữa các từ đồng âm trong câu, tạo ra sự rõ ràng và dễ hiểu hơn trong cách diễn đạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.