Tình trạng táo bón ở trẻ em thường diễn ra âm ỉ, dai dẳng và không rầm rộ. Do vậy có nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ có tâm lý chủ quan. Trẻ em táo bón lâu ngày thực sự nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu những nguy cơ gặp phải nếu trẻ táo bón lâu ngày và một số giải pháp đơn giản sau đây nhé.
Táo bón tạo ra cảm giác khó chịu không chỉ với người lớn mà trẻ em cũng gặp phải. Ở trẻ em, hệ tiêu hóa còn non nớt, mẹ càng nên lưu tâm để cải thiện cho con càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nội Dung Chính
1. Táo bón lâu ngày ở trẻ em và những nguy cơ tiềm ẩn:
Táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều tổn thương đối với đại tràng, trực tràng và ống hậu môn. Ở trẻ em, các cơ quan này còn non yếu, rất dễ bị tổn thương gây xuất huyết, nhiễm trùng. Hỗ trợ sớm sẽ ngăn những biến chứng trên xảy ra. Với những cách đơn giản dưới đây, các mẹ có thể giảm táo bón cho bé ngay tại nhà một cách hiệu quả nhất.
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Táo bón lâu ngày ở trẻ em có những nguy cơ sau:
1.1. Chán ăn, suy dinh dưỡng
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ khiến chức năng tiêu hóa giảm xuống. Thời gian tiêu hóa thức ăn bị kéo dài ra. Do vậy trẻ lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng, khó chịu, không có cảm giác thèm ăn. Dần dần, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn. Khi cơ thể không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, bé có thể bị suy dinh dưỡng.
1.2. Quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày thường có những biểu hiện như khóc nhiều, ngủ không sâu giấc. Điều này có thể giải thích bởi việc bé bị táo bón nên bụng chướng, đau âm ỉ. Phân không được thải ra ngoài nên bé cảm thấy khó chịu.
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc vô cớ
Tình trạng này khiến nhiều bà mẹ sau sinh càng thêm mệt mỏi, stress vì con quấy khóc liên tục.
1.3. Tâm lý sợ đi tiêu
Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, phân bị tăng kích thước do tích tụ lâu trong đại tràng. Ngoài ra, do sự tái hấp thu nước ở đại tràng nên phân bị mất nước trở nên khô cứng. Điều đó làm cho phân khó đào thải hơn. Trẻ phải dùng lực mạnh khi đi đại tiện, hơn nữa phân khô cứng gây đau rát hậu môn. Tất cả những nguyên nhân này khiến trẻ có tâm lý sợ đi tiêu.
1.4. Tổn thương trực tràng, hậu môn
Táo bón lâu ngày có thể gây ra xuất huyết đại tràng, trực tràng. Khối phân cứng có thể gây sang chấn, viêm nhiễm niêm mạc trực tràng, ống hậu môn. Lâu ngày có thể gây ra áp xe trực tràng, áp xe hậu môn, rò hậu môn.
1.5. Nhiễm trùng
Những tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn kể trên chính là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây ra nhiễm trùng.
Táo bón ở trẻ em để càng lâu sẽ càng nguy hiểm. Do vậy mẹ không nên chủ quan và xem nhẹ vấn đề này. Cần tìm ra giải pháp khắc phục cho bé càng sớm càng tốt.
2. Một số giải pháp chấm dứt ngay tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ
Để giảm táo bón, các mẹ có thể dùng các biện pháp làm mềm phân hoặc tăng nhu động ruột cho trẻ:
2.1. Ăn nhiều chất xơ
Rau củ quả giúp bổ sung chất xơ
Cơ thể ít hấp thu chất xơ. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm và xốp phân. Từ đó trẻ có thể dễ dàng đi tiêu mà không cần phải rặn gắng sức.
Mẹ hãy bổ sung rau củ quả vào mỗi bữa ăn cho con. Ưu tiên các món luộc, hấp để đảm bảo vẫn giữ được các vitamin trong rau củ quả. Tránh các món xào vì dầu mỡ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
2.2. Uống nhiều nước
Nước rất quan trọng đối với cơ thể. Đối với tiêu hóa, nước giúp làm mềm phân, để phân dễ đi qua ruột và thải ra ngoài.
Mẹ nên cho con uống nhiều nước. Nước bổ sung cho trẻ có thể là nước sôi để nguội, nước luộc rau củ, nước ép hoa quả.
2.3. Hoạt động thể lực
Mẹ cùng con hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực giúp kích thích tăng nhu động ruột, giảm táo bón. Bố mẹ hãy dành thời gian chơi thể thao cùng con. Chẳng hạn cùng trẻ chơi cầu lông, chạy bộ, đi xe đạp… Bé sẽ có thời gian đáng nhớ bên bố mẹ và đồng thời cũng tăng cường sức khỏe.
2.4. Bổ sung lợi khuẩn
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại cân bằng đó, kìm hãm sự hoạt động của hại khuẩn.