Tỉ lệ pha nước ngâm chân gà sả tắc ngon chuẩn vị

Tỉ lệ pha nước ngâm chân gà sả tắc thường được dùng là 1:1:1:3, cho các thành phần gồm 1 bát nhỏ nước mắm 30-40 độ đạm, 1 bát đường, 1 bát giấm, và 3 bát nước.

Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của mỗi người và thực đơn cụ thể. Nếu bạn muốn nước ngâm đậm đà hơn, bạn có thể tăng tỉ lệ sả và tắc lên, hoặc ngược lại nếu muốn nước ngâm nhạt hơn. Bên cạnh đó, cách nấu và ngâm cũng ảnh hưởng đến vị chân gà, bạn nên thử nghiệm để tìm ra tỉ lệ phù hợp nhất với khẩu vị của bạn.

Cách làm chân gà sả tắc ăn liền vẫn ngon

Nguyên liệu làm chân gà sả tắc

  • Chân gà: 1/2 kg
  • Sả tươi: 100g
  • Tắc trái: 100g
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Lá chanh: 10gr
  • Ớt chỉ thiên: 5-6 trái
  • Nước cốt tắc: 5 muỗng canh
  • Gia vị: tương ớt, nước mắm, rượu trắng, giấm trắng, muối hột, muối, đường,…

Nguyên liệu là chân gà ngâm sả tắc ăn liền trong ngày nhưng vẫn thấm đẫm gia vị

Các bước làm chân gà sả tắc tại nhà

Bước 1: Sơ chế chân gà

  • Chân gà sau khi mua về, dùng dao cắt bỏ đi phần móng và lớp da thừa, rửa sơ với nước. Tiếp đến, để khử đi mùi hôi của chân gà bạn nên dùng hỗn hợp gồm: ½ củ gừng cắt nhỏ, 1 muỗng lớn canh muối hột, 2 muỗng canh rượu trắng và một ít giấm ăn.
  • Đổ toàn bộ phần hỗn hợp trên vào bát chân gà, dùng lực bóp và chà mạnh từ 5-10 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo rồi chặt chân gà làm đôi. Cách làm này giúp loại bỏ một cách triệt để mùi hôi của chân gà, giúp món ăn thơm ngon hơn.
  • Tắc nhặt bỏ phần cuống, rửa sạch cắt làm đôi, dùng mũi dao loại bỏ hết phần hạt bên trong.
  • Sả bóc vỏ, cắt bỏ phần gốc và ngọn, rửa sạch. Chia sả ra làm 2 phần: 1 phần cắt thành lát mỏng, phần còn lại đập dập.
  • Gừng, ớt và lá chanh rửa sạch, dùng dao thái nhỏ.
Xem thêm:  Các món ăn giữ ấm cơ thể thơm ngon bổ dưỡng

Bước 2: Luộc chân gà

  • Gà sau khi được sơ chế sạch sẽ bạn có thể mang gà đi luộc với nước lọc hoặc thả thêm vào một vài lát gừng, sả đập dập cùng 2 muỗng canh rượu trắng. Luộc theo cách thứ 2 sẽ giúp chân gà thơm, ngon và trắng hơn.
  • Bật bếp luộc chân gà khoảng 20 phút với lửa vừa là có thể vớt ra thả vào thau nước đá. Lưu ý, sau khi luộc nhớ thả chân gà vào nước đá nhanh nhất có thể để gửi được độ giòn. Ngâm như vậy trong vòng 15-20 phút là được, bạn có thể ngâm lâu hơn nếu thích.
  • Cách sơ chế chân gà giòn ngon sựt sựt mà chị em nào cũng phải biết

Bước 3: Pha nước sốt ngâm chân gà sả tắc với tỉ lệ chuẩn

  • Tỉ lệ pha nước ngâm chân gà sả tắc: Để pha nước sốt ngâm chân gà ngon, bạn cần pha theo đúng tỷ lệ sau: 2 muỗng canh đường, ½ muỗng canh muối, 4 muỗng canh tương ớt, 5 muỗng canh nước cốt chanh và cuối cùng là 7 muỗng canh nước mắm.
  • Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp, cho vào nồi nhỏ, bật lửa nhỏ rồi khuấy đều cho đến khi đường và muối tan hết là được.

Bước 4: Trộn chân gà sả tắc

  • Chuẩn bị một bát lớn, cho: chân gà, tắc, ớt, sả, lá chanh cắt nhỏ vào trộn đều. Sau đó, rưới từ từ hỗn hợp nước sốt vừa vừa pha vào, dùng tay trộn đều cho chân gà thấm gia vị.
  • Đến đây là bạn đã có thể mang ra thưởng thức rồi, tuy nhiên để ngon hơn bạn nên ngâm gà từ 1-3 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh cho thấm gia vị hơn.
Xem thêm:  10 cách làm cánh gà chiên nước mắm đơn giản mà ngon ngấy ngây

Công thức nấu nước sốt thần thánh ngâm chân gà cực thấm cực ngon

Bước 5: Món chân gà sả tắc thành phẩm

Với cách làm chân gà sả tắc này, chân gà sau khi thành phẩm sẽ giòn ngon mát lạnh, cắn một miếng đã cảm nhận được hết tất cả các hương vị hòa quyện trọng miệng. Nếu bạn mua được chân gà rút xương thì món ăn sẽ càng ngon hơn, tỷ lệ nước sốt vẫn tương tự như vậy nha.

[tỉ lệ pha nước ngâm chân gà sả tắc, tỷ lệ pha nước sốt sườn xào chua ngọt, tỷ lệ pha nước mắm chua ngọt, tỉ lệ pha nước chấm ốc luộc, tỷ lệ pha nước mắm tỏi ớt, tỉ lệ nêm nước lèo, tỉ lệ pha nước chấm bánh cuốn, tỉ lệ pha nước mắm chua ngọt, tỉ lệ pha nước, tỉ lệ nêm, tỷ lệ nước sốt sườn xào chua ngọt]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.