Cách chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Trung chuyên nghiệp

Tất niên là dịp để con cháu sum vầy, quây quần bên nhau, rước ông bà tổ tiên về ăn Tết với gia đình và cùng nhau tạm biệt năm cũ qua đi, đón chào một năm mới lại đến. Tết Âm Lịch Cổ truyền đang đến gần, nhà nhà lại chuẩn bị sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa sang trang, sạch sẽ hơn. Và cũng vào dịp này, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên , mâm cúng giao thừa để rước ông bà tổ tiên.

Tìm hiểu thêm:

  • Những điều cần biết về lễ cúng khai trương
  • Mâm cúng khai trương quán ăn

Vậy mâm cúng tất niên gồm những gì, mâm cỗ tất niên nên làm món gì? Tục cúng tất niên mỗi vùng miền Bắc Trung Nam của nước ta khác nhau như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Ý nghĩa của mâm cơm cúng tất niên

Tất niên là một nghi thức quan trọng đón Tết Nguyên Đán của nước ta. Phong tục này có từ lâu đời, mang đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc.

Tất niên cũng chính là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau, cùng nhau chia tay năm cũ và chuẩn bị đón mừng năm mới. Vào dịp này, mọi người đều bàn về những chuyện vui, bỏ hết tất cả chuyện buồn sau lưng và tận hưởng một bầu không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Xem thêm:  Có nên cúng chúng sinh tại nhà? Lễ cúng cô hồn và những điều cần lưu ý

Ý nghĩa Mâm Cỗ Cúng Tất niên là để rước mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với gia đình, thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo tới tổ tiên, vong linh những người đã khuất, cũng là dịp để cả nhà sum họp sau một năm làm việc vất vả. Đây cũng chính là nét đẹp tâm linh, mang đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc riêng của người Việt Nam.

Cúng Tất Niên vào ngày nào tốt

Mâm cơm cúng ngày tết tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của tháng chạp âm lịch. Mâm cúng Tất niên có thể thực hiện vào các ngày 28, 29 hoặc 30 Tết. Nhưng đa phần đều thực hiện vào ngày cuối cùng của năm âm lịch. Năm nay, Mâm cơm cúng tất niên được tổ chức vào ngày 30 Tết âm lịch.

Trong ngày 30 Tết này, ai ai cũng hân hoan, phấn khởi. Họ đều đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Những thứ thiết yếu để đón Tết cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Nhất là chuẩn bị hoa quả cúng, mâm lễ cúng và trang trí ngày Tết bằng hoa tươi hoặc hoa đào, hoa mai tùy từng gia đình ở các nơi khác nhau.

Những lễ vật cần chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên miền Trung

Tùy từng vùng miền khác nhau mà phong tục cúng tất niên cũng khác nhau. Do đó, có thể có sự khác nhau trong việc chuẩn bị lễ vật cúng tất niên hoặc cúng Tết. Tuy nhiên, đa phần mỗi gia đình đều cần chuẩn bị những thứ thiết yếu sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương vàng
  • Đèn/nến
  • Rượu
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Trà
  • Nước ngọt
  • Gạo, muối
Xem thêm:  Mâm Cúng 30 Tết Miền Nam Cần Chuẩn Bị Những Gì? Và Bài Văn Khấn

⇒ Cách bài trí mâm cúng tất niên thì phải được chuẩn bị sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên. Về mâm cỗ cúng thì có thể là cúng mặn hoặc cúng chay, đầy đủ các món ăn được nấu ngon, trình bày trang nghiêm lên bàn thờ. Về cúng mặn thì thường có thêm gà trống và đĩa xôi. Ngoài ra, đừng quên xem thêm Các món ngon mẹ làm ngày tết!

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên theo phong tục 3 miền

Mâm cỗ cúng tất niên gồm những món gì? Các món cúng tất niên cúng giao thừa là món nào? Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi một vùng lại có những phong tục tập quán khác nhau. Và trong việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên cũng vậy. Tuy nhiên, về cơ bản thì khi chuẩn bị cúng tất niên cần có cúng ngọt và cúng mặn. Cúng ngọt là hoa quả, bánh kẹo được chuẩn bị trước. Sau đó là mâm cỗ cúng, gồm cỗ mặn và cỗ chay được chuẩn bị một mâm riêng và được đặt trên một bàn con bên dưới bàn thờ.

Sau khi cúng xong thì dọn cơm, cả gia đình cùng nhau ăn tất niên vui vẻ vào buổi trưa hoặc chiều 30 Tết. Còn tới đêm, chuẩn bị đón giao thừa thì lại chuẩn bị mâm cúng giao thừa gồm bánh ngọt hoặc là con gà trống luộc và đĩa xôi. Cũng có nhiều gia đình gộp lễ cúng tất niên và mâm cúng giao thừa vào làm một.

Còn về mâm cơm cúng tất niên gồm những gì thì điều này lại có sự khác nhau của từng vùng miền. Bữa cơm cúng cuối năm này cùng được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường. Mỗi vùng lại có những món ăn đặc trưng riêng ngày Tết. Miền Bắc thường có món bánh chưng, giò, lòng gà xào miến, canh móng giò hầm măng,..

Xem thêm:  Có nên chuyển đồ vào nhà mới trước khi nhập trạch không?

Miền Trung lại thường có món gà luộc, đĩa hành muối, thịt lợn xào, canh miến,… Miền Nam lại thường có món canh măng, gỏi tôm thị, thịt kho tàu,… Cụ thể thực đơn mâm cơm cúng tất niên 3 miền Bắc Trung Nam thường có những món ăn như sau:

Mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc

Gồm có các món cúng tất niên: Bánh chưng, cánh móng giò hầm măng, miến xào lòng gà, bát canh mọc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, dưa hành muối,…

Mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc

Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung

Gồm có các món ăn cúng tất niên: Bánh chưng, canh miến lòng gà, thịt gà luộc, đĩa hành muối, giò me, giò lụa, thịt đông, đĩa rau xào, chả nem rán,…

Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam

Gồm có các món cúng tất niên: Bánh tét, gỏi tôm thịt, đĩa củ kiệu muối, canh măng, canh mướp đắng nhồi thịt, giò chả, thịt heo luộc,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.