Lễ nhập trạch là gì? Ý nghĩa của lễ nhập trạch – cúng về nhà mới
Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Như vậy nói một cách đơn giản nhập trạch là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch hay lễ cúng về nhà mới tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua.
Vậy ý nghĩa của lễ nhập trạch, lễ cúng vào nhà mới là gì? “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới “thuận buồm xuôi gió”.
Đồng thời, do tổ tiên, thần tài – thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.
Mâm cúng nhập trạch – về nhà mới bạn cần chuẩn bị những gì?
Tại sao bạn phải tiến hành lễ cúng nhập trạch, về nhà mới. Một mâm cúng nhập trạch – về nhà mới bạn cần chuẩn bị những gì?
Khi mà kinh tế của con người ngày càng ổn định thì việc xây dựng những ngôi nhà mới cho gia đình là một điều đương nhiên. Nếu bạn cũng đang chuẩn bị chuyển nhà mới thì cần phải chú ý đặc biệt đến lễ nhập trạch. Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng, có ý nghĩa tâm linh.Việc chuẩn bị một mâm cúng nhập trạch cũng là một điều khó khăn với những ai chưa có kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức này.
Tại sao bạn phải tiến hành lễ cúng nhập trạch, về nhà mới
Lễ nhập trạch là một phong tục tập quán của người Việt Nam, được cha ông truyền lại từ đời này sang đời khác. Từ nhập trạch là một từ Hán Việt, trong đó “nhập” mang ý nghĩa và vào, “trạch” lại có nghĩa là nhà. Do đó, bạn có thể hiểu nhập trạch là việc bạn dọn vào một ngôi nhà mới để ở và sinh sống. Lễ nhập trạch là một buổi lễ được xem như lời xin phép, thông báo đến các vị thần linh, thổ địa, thổ công đang cai quản để gia đình bạn dọn vào ngôi nhà mới.
Đây cũng được xem là một trong những nét văn hóa đẹp và đặc trưng của nước ta, do đó mà chúng vẫn được mọi người áp dụng cho đến tận bây giờ. Và lễ nhập trạch cũng được mọi người xem trọng và chú ý. Bởi theo quan niệm của ông cha ta, mỗi một mảnh đất đều có những thần linh, thổ địa canh gác và cai quản. Họ sẽ luôn bảo vệ mảnh đất này và là những người đáng kính. Vì vậy, khi bạn chuyển đến một nơi ở mới, bạn hải làm lễ cúng nhập trạch để thông báo và xin phép. Bạn phải thực hiện nghi thức này thì mới được thần linh, thổ địa chấp nhận, cuộc sống sau này sẽ êm đềm, hạnh phúc, công việc cùng từ đó mà thuận lợi, phát đạt hơn.
Ngoài ra, bạn từ một ngôi nhà cũ chuyển đến ngôi nhà mới, tại nhà cũ, bạn cũng có những bàn thờ cúng tổ tiên, thổ địa, thần linh. Vì vậy, bạn cũng phải xin phép để chuyển họ đến nhà mới. Lễ nhập trạch cũng là một trong những nghi thức giúp bạn thực hiện được nhiệm vụ này.
Có thể nói, lễ nhập trạch là một phong tục tập quán vừa ý nghĩa vừa quan trọng, Việc tổ chức buổi lễ này cũng là một điều vô cùng cần thiết. Sự chỉn chu và thành tâm của bạn trong nghi thức này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt buổi lễ nhập trạch, mang lại may mắn cho gia đình.
Một mâm cúng nhập trạch – về nhà mới bạn cần chuẩn bị những gì?
Cũng giống như bao buổi lễ cúng khác, một mâm cúng của lễ nhập trạch cũng tùy thuộc vào phong tục tập quán của vùng miền khác nhau, thói quen, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi nói về một mâm cúng lễ nhập trạch theo nghi lễ dân gian sẽ gồm 3 phần chính như sau: trái cây, hương hoa và rượu thịt.
Phần trái cây trong mâm cúng lễ nhập trạch
Thông thường, phần trái cây của mâm cúng lễ nhập trạch là một mâm ngũ quả. Bạn có thể sử dụng trên 5 loại trái cây khác nhau rồi bày biện lên đĩa cúng. Tuy nhiên, số lượng trái cây thường nên dùng là số lẻ. Bạn có thể chọn nhiều loại trái cây như chuối, đu đủ, quả dừa, mãng cầu, cam, quýt, măng cụt, vú sữa, dưa hấu, thanh long,…
Khi lựa chọn trái cây bạn cũng cần lưu ý chọn theo một tiêu chí nhất định. Các loại trái cây không bị bấm dập, thối. Bạn hãy chọn những trái to, đẹp, còn tươi, không bị méo mó. Sau khi mua về, bạn phải rửa sạch rồi mới đặt lên đĩa và sắp xếp thật đẹp mắt.
Phần hương hoa trong mâm cúng lễ nhập trạch
Ở phần này, bạn cần chuẩn bị hương, bình hoa, hoa tươi, trầu cau, nến hoặc đèn cầy, hương thắp. Đây là những thứ không thể thiếu trong một mâm cúng nhập trạch. Cụ thể hơn, mâm cúng hương hoa trong lễ cúng này bao gồm: Bình hoa và hoa tươi, 3 miếng trầu cau đã têm, 2 cây đèn cầy, vàng mã, 1 đĩa nhỏ gồm nửa muối và nửa gạo, 3 chén nước, 1 chén muối, 1 chén gạo.
Đây là mâm có nhiều thứ nhỏ nhặt khiến bạn thương bị quên. Do đó, bạn cần ghi chép và chuẩn bị cần thận và đầy đủ các lễ vật cần thiết.
Phần rượu thịt trong mâm cúng lễ nhập trạch
Phần rượu thịt trong mâm cúng lễ nhập trạch không chỉ tùy thuộc vào thói quen từng vùng miền mà còn phụ thuộc vào gia chủ ăn chay hay không. Nếu gia chủ lăn chay, bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng với những món chay thông thường mà gia đình vẫn hay sử dụng.
Nếu gia chủ không ăn chay thì cần chuẩn bị một mâm rượu thịt trong lễ cúng nhập trạch. Bao gồm: 1 bộ tam sinh với thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc; xôi; gà luộc nguyên con với một số món xào, món kho, món canh thông thường. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm trà, rượu và thuốc.
Bạn hãy chuẩn bị một mâm cúng trong lễ nhập trạch thật chỉn chu và đầy đủ. Chúng sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nghi thức quan trọng này. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích liên quan đến lễ nhập trạch.
Thủ tục nhập trạch lấy ngày khi chuyển về nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Lễ nhập trạch được coi là việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản tại nhà mới. Theo văn hóa, người Việt Nam thường làm thủ tục nhập trạch lấy ngày với mong muốn mọi việc được thuận lợi, trôi chảy. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có một lễ thủ tục nhập trạch – cúng về nhà mới thuận lợi, đúng theo phong tục.
Thực tế, lễ nhập trạch lấy ngày về nhà mới là nghi thức cúng chuyển nhà sớm hơn dự định để gia chủ chọn được ngày đẹp, phù hợp với tuổi.
Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển vào nhà mới xây, bạn cần nắm rõ lễ cúng nhập trạch – mâm cúng về nhà mới cần những gì để chuẩn bị đầy đủ. Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ đồ chuẩn bị cho lễ nhập trạch dưới đây và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé! Sau đây là những gì cần phải chuẩn bị .
Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch – cúng về nhà mới
Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời.
Chuẩn bị mâm lễ vật để cúng về nhà mới
Về nhà mới cần mua gì
Về nhà mới là một sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng, một dấu mốc thành công của bạn, của gia đình. Việc mua đồ chuẩn bị cho việc về nhà mới cũng là một việc khiến nhiều người băn khoăn.
Về nhà mới – sự khẳng định bản thân, gia đình của bạn rằng mọi người đã có một nơi ở mới, một nơi ở khang trang, sạch đẹp. Sau một thời gian dài cố gắng, nỗ lực hết mình, mọi người đã có được một ngôi nhà đúng ý với mong muốn của mình. Về nhà mới là mở đầu cho chuỗi ngày tháng may mắn hơn, thành công hơn với một nơi ở tốt hơn, đúng ý hơn.
Về nhà mới được gắn liền với nhiều nghi lễ quan trọng với mong muốn có thật nhiều tài lộc, may mắn. Vậy nên việc chuẩn bị cho việc về ngày mới là việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình. Khi bạn chuẩn bị tốt khi về nhà mới, bạn sẽ được tài lộc, may mắn, được các thần thổ Địa phù hộ.
Sau đây chúng tôi sẽ xin thông tin đến mọi người một số thứ cần chuẩn bị cho việc trở về nhà mới. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, phong tục từng địa phương, công dụng của các món đồ đối với gia đình mà bạn nên lựa chọn mua, không mua hoặc mua ít tùy theo.
Những đồ vật cần mang từ nhà cũ sang nhà mới
Những vật dụng trong nhà cũ sẽ có nhiều ý nghĩa khi bạn mang vào ngôi nhà mới của bạn. Những đồ vật cũ còn rất tốt, đang được sử dụng đó đã gắn liền với bạn trong ngôi nhà cũ, khi mà bạn vẫn còn đang cố gắng, nỗ lực từng ngày để tiết kiệm xây dựng nhà mới. Những đồ vật đó cũng được coi như là những người bạn tri âm, tri kỷ trải qua quãng thời gian đó cùng với bạn và người thân.
Theo quan niệm xa xưa thì khi bạn bước vào nhà mới thì vật đầu tiên bạn mang vào là chiếc chiếu đang dùng tại nơi ở cũ, sau đó là bếp lửa, lưu ý rằng bạn nên tránh mang bếp điện vì nó có sinh nhiệt nhưng lại không xuất hiện ngọn lửa, cho nên bếp điện không mang ý nghĩa tâm linh là sinh sôi ra tài lộc cho ngôi nhà mới. Sau đó là một chiếc chổi mới, lễ vật,… Theo sau là những thành viên còn lại trong gia đình mang theo nhiều tiền của. Việc mang nhiều tiền của với mong muốn tiền tài vào như nước, may mắn theo ta từ nhà cũ sang nhà mới, mong muốn thần linh phù hộ độ trì cho cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Những đồ vật này đều mang cho mình những ý nghĩa tâm linh đến với ngôi nhà bạn như: mang tài lộc, may mắn, xua những điều không tốt, mong được làm ăn thành công, phát đạt, cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc bên gia đình và người thân.
Những đồ vật như đồ vệ sinh cũ, giày xốp, đồ chơi nhồi bông, … là những thứ được nhiều người khuyên là không nên mang sang ngôi nhà mới.Những vật dụng như trên thuộc loại dễ bị bám bẩn, khó giặt sạch, mất vệ sinh, không an toàn khi sử dụng. Vì sau quá trình vận chuyển đồ đạc rất cồng kềnh, bụi bám bẩn nên rất dễ bị bẩn. Những vật dụng đó cũng cần thay thế thường xuyên, định kỳ để đảm bảo cho việc sử dụng an toàn nên việc mang đi sang căn nhà mới đó là không cần thiết. Nó sẽ chỉ khiến cho việc vận chuyển trở nên cồng kềnh, vướng víu rồi sau đó mất thời gian để lau dọn thôi. Nên việc không mang chúng theo sang ngôi nhà mới là một sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn. Hoặc nếu gia đình bạn không có điều kiện kinh tế dư giả thì có thể lựa chọn những đồ còn mới và mang sang.
Những vật dụng như thùng rác, chổi lau, thau nước,… cũng là những vật dụng không nên mang đến nhà mới. Theo quan niệm, những đồ vật này sẽ xua đi những tài lộc, may mắn trong ngôi nhà mới của bạn, ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Những đồ vật này có ý nghĩa như là hút hết may mắn, quét hết tài lộc, xua đuổi thần tài đến với gia đình. Vậy nên mọi người nên chú ý để tránh mang các vận dụng này đến nhà mới để xua đi may mắn, tài lộc của gia đình.
Những đồ vật cần mua khi đến nhà mới
Khi chuyển đến nhà mới, những vật dụng được lựa chọn đầu tiên để mua phải là những vật dụng hằng ngày, những vật dụng phục vụ cho nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt của cả gia đình. Vì những đồ vật này sẽ là những vật gắn liền với gia đình bạn trong những ngày tháng sinh sống lâu dài tại ngôi nhà mới. Bạn có thể cân nhắc để mang những đồ vật còn sử dụng tốt từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới để sử dụng nhưng lưu ý nên tránh những vật dụng không được mang sang ở phía trên để đem lại những may mắn cho gia đình của bạn nhé.
Sau đây là những đồ vật cần mua để phục vụ cho nhu cầu sinh sống, sinh hoạt của gia đình bạn tại nơi ở mới:
Vật dụng phòng ngủ
Gối, giường, chăn ga, đệm, tủ quần áo,… là những vật dụng không thể thiếu trong căn nhà mới, duy trì sự gọn gàng của ngôi nhà, giúp con người thư giãn. Sau một khoảng thời gian chuyển nhà mệt nghỉ, bạn nằm trên chiếc giường để nghỉ ngơi để có được sức khỏe thoải mái. Bạn có thể mang chúng từ nhà cũ sang hoặc lựa chọn đi mua mới đều được.
Vật dụng phòng bếp
Những đồ như: tủ bếp, bếp nấu, tủ lạnh, nồi cơm điện, nồi niêu xoong chảo,… cần chuẩn bị ngay. Vì phòng bếp là thứ mà gia đình sử dụng nhiều nhất. Cần sắm đầy đủ các đồ đạc để phục vụ việc tạo ra những bữa cơm ngon lành sau một ngày dài mệt mỏi. Phòng bếp là nơi lấp đầy những cơn đói sau một ngày dài làm việc vất vả của gia đình, nên bạn cần chuẩn bị một cách đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc này.
Vật dụng phòng khách
Cần chuẩn bị bộ bàn ghế, bộ ấm chén. Cần chuẩn bị những đồ như vậy để tiếp khách một cách chu đáo nhất. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, mối quan hệ,… mà gia đình đó lựa chọn việc mua một bộ bàn ghế phù hợp nhất với gia đình của mình.
Đồ dùng hằng ngày
Những vật dụng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình như: giấy vệ sinh, khăn giấy, thuốc, đèn pin, khóa cửa, két sắt,… rất cần thiết, cần có ít nhất 1 cái trong ngôi nhà mới. Vận dụng hàng ngày là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chúng ta nên sắm đầy đủ cho các thành viên, đủ đồ dùng phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Chuyển đến nhà mới sẽ cần rất nhiều đến những dụng cụ này.
Dụng cụ vệ sinh
Những đồ vật như: chổi, cây lau kính, bàn chải, túi đựng,… đều nên chuẩn bị để việc chuẩn bị sạch sẽ ngôi nhà mới một cách toàn vẹn và hoàn hảo nhất. Việc vệ sinh là việc diễn ra hằng ngày tại mỗi gia đình nên cần phải có những đồ vật phục vụ cho việc này. Vệ sinh là việc làm rất cần thiết mỗi ngày nên không quá xa lạ với mọi người.
Đồ vật sửa chữa
Những thứ như: búa, tua vít, băng keo, dây điện, kéo, đinh,… đều là những vật dụng giúp bạn chủ động hơn trong việc sửa chữa đồ đạc của căn nhà mới này. Đến nhà mới, có những thứ cần sắp xếp, sửa chữa cho gọn gàng, vừa mắt, hợp lí nhất. Việc có những dụng cụ sửa chữa sẽ giúp bạn sửa chữa nhà cửa một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất mà không cần phải đi mượn, mua sau khi chuyển đến nhà mới. Tùy theo gia đình bạn cảm thấy gia đình mình không cần có bất cứ sự sửa chữa nào nữa thì có thể cân nhắc để không mua những đồ này.
Chuẩn bị đồ ăn
Bạn cần sắm đầy đủ thực phẩm một cách đầy đủ nhất cho gia đình. Vấn đề thực phẩm được coi là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, mỗi gia đình. Việc chuẩn bị thực phẩm hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có thể sống trong ngôi nhà một cách quen thuộc nhất.
Chuẩn bị cho lễ chuyển nhà
Việc chuyển nhà cần có sự đồng ý của thần linh, thổ thần nơi đây. Vì nếu không có được sự đồng ý của họ thì cuộc sống sau này sẽ không được phù hộ độ trì, không được may mắn, công việc không thuận lợi, hạnh phúc gia đình lục đục, mọi điều không may đều kéo nhau mà tới. Vậy nên, muốn tránh những điều không may, không mong muốn này thì gia đình bạn phải chuẩn bị một lễ nhỏ, để xin phép thần linh, thổ thần nơi đây rằng gia đình bạn muốn được chuyển vào đây, mong rằng thần linh ủng hộ và sau đó phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, cuộc sống luôn hạnh phúc.
Chúng ta cần chuẩn bị một số đồ vật để chuẩn bị cho lễ chuyển nhà. Tùy theo từng gia đình, địa phương mà lựa chọn mua đồ vật theo tình hình kinh tế, phong tục nơi đó. Chúng tôi xin gợi ý những đồ vật nên có trên mâm cúng xin chuyển nhà như sau:
- Hoa tươi: nên mua những loài hoa mang ý nghĩa cầu phước về cho gia đình. Cần chọn mua hoa tươi vào buổi sáng hôm chuyển nhà để hoa được tươi nhất có thể.
- Nước
- Rượu
- Hương nhang
- Đèn dầu hoặc nến
- 1 bát gạo
- 1 bát muối
- Trầu cau
- 1 đĩa xôi
- Bánh kẹo
- Heo sữa quay ( loại nhỏ, vừa): nếu không có điều kiện kinh tế thì có thể bỏ qua.
- Một đĩa thịt ba chỉ luộc
- Vàng mã
Những đồ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng phía trên, nếu gia đình bạn quá bận, không có thời gian có thể liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm. Tại Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ cung cấp cho gia đình mọi người một mâm cúng chuẩn phong tục cho ngày chuyển nhà của gia đình được diễn ra suôn sẻ nhất. Ngoài ra, Đồ Cúng Nhân Tâm còn cung cấp dịch vụ mâm cúng đủ loại cho các ngày lễ, Tết, khai trương, đầy tháng,… những ngày lễ cúng quan trọng của người Việt Nam. Hãy liên hệ ngay Đồ Cúng Nhân Tâm để được nhân viên tư vấn cho mọi người đặt được mâm cúng chuẩn ý nhất.
Qua bài viết trên đây, mong rằng mọi người đã biết được những thứ cần mua khi chuyển đến nơi ở mới, ngôi nhà mới của gia đình mình. Mọi người hãy chuẩn bị thật chu đáo, đầy đủ nhất tùy theo điều kiện kinh tế để có thể thu được những may mắn, thành công, thuận lợi trong công việc, cuộc sống của gia đình.
Thông thường, mâm lễ vật cúng vào nhà mới sẽ có 3 phần chính là mâm thức ăn, hương hoa và ngũ quả:
Mâm cúng Ngũ quả: Gồm 5 loại hoa quả tươi ngon. Bạn có thể tham khảo ngũ quả có: Xoài vàng tượng trưng cho (Kim), mãng cầu (Thủy), quả Hồng màu đỏ (Hỏa), một nải chuối xanh (Mộc), Một quả bưởi màu vàng (Thổ)
Hương hoa trong lễ cúng nhà mới bao gồm: hoa tươi, nhang, 3 miếng trầu đã têm sẵn, 1 cặp đèn cầy màu đỏ, vàng mã, 1 đĩa muối – gạo, 3 hủ đựng muối – gạo – nước.
Hoa được chọn nên là hoa tươi, hoa không có mùi và mang nhiều ý nghĩa may mắn. Bạn có thể lựa chọn các loại hoa theo mùa, hoặc các loại như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa sen,…Số lượng cắm nên là số lẻ.
Mâm cơm cúng: Tùy từng nhà, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng cơm chay hoặc mâm cúng cơm mặn. Với mâm cúng mặn, bạn nên chuẩn bị theo bộ tam sên: 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt heo luộc, gà luộc hoặc heo quay, cùng xôi và các món mặn khác (không bắt buộc). Cần chú ý để 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá trên mâm cúng.