Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp cần những gì?

Hằng năm cứ đến 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại tất bật đi chợ, chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất, cá chép, hương hoa để cúng ông Công ông Táo. Không ai biết chính xác phong tục tập quán này có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu và đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam từ thuở xưa rồi truyền tai nhau qua nhiều thế hệ.

Tết ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Tết ông công ông táo là ngày tết quen thuộc của tất cả những con người Việt Nam. Từ lúc còn đi học, những đứa trẻ đã được kể về câu chuyện sự tích ông công ông táo. Mỗi dịp tết về, chúng lại được cùng gia đình thả cá cùng ăn bánh trôi, cùng thắp hương khấn vái tiễn ông táo về trời. Và cứ như thế, tục lệ cúng ông công ông táo đã len lỏi đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam từ bao giờ không hay. Vào ngày này dù bận rộn đến đâu, ai ai cũng muốn được nhanh chóng trở về nhà để cùng gia đình ăn tết ông công ông táo. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc ta và đã được gìn giữ qua bao đời nay. Sau đây xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phong tục này.

Ý nghĩa ngày tết cúng ông Công ông Táo và sự tích ông Công ông Táo

Vị thần Táo Quân theo quan niệm dân gian có nguồn gốc từ thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp Núc. 3 vị thần này được nhân dân ta gọi chung và Táo quân hay ông Táo. Sau đây hãy cùng chúng tôi tóm tắt lại sự tích này.

Sự tích ông Công ông Táo

Ngày xưa có một cặp vợ chồng, chồng tên Trọng Cao, còn vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng tuy ở rất hòa thuận, yêu thương nhau nhưng mãi không có con. Vì vậy, người chồng rất buồn nên luôn kiếm chuyện xô xát, dằn vặt vợ. Vào một lần nọ, khi xảy ra một chuyển nhỏ trong gia đình, Trọng Cao lấy cớ đó mà đánh rồi đuổi vợ là Thị Nhi đi. Người vợ lang thang không nơi nương tựa. Nàng lang thang mai đây mai đó đến những vùng đất khác, và rồi một ngày gặp được một người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau. Họ kết đôi vợ chồng và sống vô cùng mặn nồng, hạnh phúc.

Sau một thời gian dài Trọng Cao đã nguôi giận và hiểu thấu đáo được mọi chuyện, chàng đã rất ân hận, vì vậy đã lên đường để tìm Thị Nhi. Chàng đi khắp nơi tìm vợ trong vô vọng. Đến khi hết tiền hết gạo thì Cao phải thành kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng vào một ngày nọ, chàng tình cờ đi xin đúng vào nhà Thị Nhi. Nàng sớm nhận ra người chồng cũ. Vì tình nghĩa bao năm, nàng mời Cao vào nhà, nấu cơm cho chàng ăn. Đúng lúc đó Phạm Lang trở về nhà. Sợ chồng nghi oan cho mình, Nhi vội vã giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn. Đêm đó, Phạm Lang đốt đống rạ để định rằng lấy tro cho ngày mai bón ruộng mà không hay biết trong đó có Trọng Cao. Thị Nhi thấy vậy lao vào đống lửa để cứu người chồng cũ. Thấy vợ mình lao vào, Phạm Lang cũng lao vào theo. Thế rồi cả ba chết trong đống lửa. Câu chuyện bi thương đã được lên thấu trời cao, Ngọc Hoàng thường tình thấy ba người sống có tình có nghĩa mà lại chết oan uổng. Vì vậy ngài đã phong cho ba người làm vua bếp cai quản trong gia bếp của mỗi gia đình. Ba người được phong Định phúc Táo Quân. Người chồng mới Phạm Lang được phong làm Thổ Công chuyên trông coi việc trong bếp. Người công cũ Trọng Cao là Thổ Địa cai quản chuyện trong nhà. Còn người vợ là Thổ kỳ cai quản việc chợ búa. Ba vị thần này định đoạt chuyển may, rủi, phúc, họa cho gia đình và ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ, tạo sự bình yên cho tất cả những thành viên trong gia đình.

Xem thêm:  Cách đặt tên con tuổi Nhâm Dần 2022: Con khỏe, Vạn sự may mắn!

Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, 3 vị thần này lên trời báo cáo cho Ngọc Hoàng những việc tốt và chưa tốt của con người trong một năm qua, để từ đó định đoạt công tội, thưởng phạt cho con người. Vì thế nên người ta lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày tết ông Công ông Táo.

Ngày tết cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những lễ vật như thế nào

Tết ông Công ông Táo là một nghi lễ rất đặc biệt mà không giống với bất kỳ nghi lễ nào khác. Ngoài việc chuẩn bị một mâm cúng với những món ăn thường thấy thì vào ngày này còn có một nghi thức đó là thả cá chép. Cá chép mang ý nghĩa tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Táo. Sau khi cúng, cá chép thường được thả xuống sông hồ với ngụ ý mang ông Táo về trời. Ngoài ra còn một lễ vật đặc biệt đó là Mũ ông Công ông Táo. Thường thị bộ mũ có có 3 chiếc, hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Hai mũ của Táo ông thì có cánh chuồn, còn mũ cho Táo bà thì không có.

Như vậy chung quy lại, các lễ vật trong lễ cúng ông Công ông Táo sẽ bao gồm những thứ sau đây:

  • Mũ ông Công ông Táo
  • Cá chép
  •  Vàng mã
  • 1 bình hoa
  • 1 mâm ngũ quả
  •  1 mâm cúng mặn

Với mâm cúng mặn thì sẽ tùy địa phương, tùy phong tục mà chuẩn bị đồ ăn khác nhau. Nhưng về cơ bản mâm cúng sẽ gồm những đồ ăn sau:

  • Thịt heo luộc.
  • Gà luộc hoặc quay.
  • Đĩa rau xào.
  • Hành muối.
  • Xôi gấc.
  • Giò heo.
  • Canh mọc.
  • Cá chép nướng (có thể sử dụng cá lóc nướng)
  • Trà, rượu, trầu cau

Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo

Mâm ngũ quả

Trong mâm cúng ông Công ông Táo hay bất kỳ mâm cúng nào của người dân ta đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Với ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa trong cuộc sống, mâm ngũ quả đã trở thành một món đồ lễ quen thuộc và cũng là quan trọng nhất trong bất cứ nghi lễ nào. Các loại trái cây được chọn để bày biện cũng đa dạng tùy từng vùng miền. Cần chọn những quả tươi mới, không héo úa, màu sắc bắt mắt để tạo tính thẩm mỹ cho cả mâm cúng.

Hoa tươi

Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn, bình yên trong bất kỳ mâm cúng nào. Các loài hoa quen thuộc như hoa ly, hoa đồng tiền, hoa cúc sẽ được chọn vì ý nghĩa may mắn của nó. Những bông hoa này cần tươi mới với mùi hương nhẹ nhàng không quá nồng nặc.

Các đồ mặn khác

Các món mặn là thứ lễ vật không thể thiếu. Trong mâm cúng này cũng có những món ăn mặn quen thuộc như thịt gà luộc, thịt heo quay, thịt kho, … Các lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ tới và xua tan đi những điều rủi

Vàng mã

Vàng mã là một món lễ vật quen thuộc trong bất kỳ mâm cúng nào. Đây là thứ tượng trưng cho tiền bạc ở cõi âm. Khi ta đốt vàng mã tức là đang đốt cho các vị thần tiền vàng để sử dụng trên đường lên thiên đình. 

Lễ cúng ông Công ông Táo ở các miền có điểm gì khác nhau?

Miền Bắc

Ở miền Bắc, người dân thường cúng bắt đầu từ ngày 20 đến trưa 23 tháng Chạp. So với các miền khác thì đây là một điểm khá sớm và cũng là một nét đặc trưng rất riêng của miền này. Người dân quan niệm vào vào những ngày cận tết này, ông Công ông Táo cần nhanh chóng trở về thiên đình để báo cáo chứ không thể chậm trễ thêm được nữa.

Một lễ vật đặc trưng của miền Bắc trong ngày này là món chè bà cốt. Mục đích nấu chè là để Táo báo cáo cho “ngọt” giọng, để thể tâu bẩm những việc tốt mà gia đình đã làm trong một năm qua. Bàn thờ Táo quân thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên. Khi đã cúng xong, gia đình đem đốt vàng mã và thả cá xuống ao hồ.

Miền Trung

Ở các tỉnh miền Trung và đặc biệt là Huế, người ta làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể, nghiêm trang. Đầu tiên, mọi người sẽ phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ, thay cát trong lư hương. Thường trong nhà những gia đình miền Trung sẽ có tượng ba Ông táo bằng đất nung. Khi cúng xong, 3 pho tượng cũ này sẽ được tiễn khỏi bàn thờ bếp, sau đó đem đặt cạnh các am miếu hoặc dưới gốc cây cổ thụ trong làng. Tiếp đó là đến nghi thức rước tượng ba ông Táo mời lên bàn thờ. Ba bức tượng này sẽ tượng trưng cho các ông Táo để cai quản chuyện bếp núc trong gia đình trong năm sắp tới. 

Xem thêm:  Vẽ Sơ Đồ Tư Duy trong Bài Học Sử 10: Điều Gì Là Quan Trọng?

Miền Nam

Lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có những nét đặc trưng riêng. Ngoài những món lễ như người miền Bắc, người dân Nam bộ còn có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen. Và đặc biệt còn có một bộ “cò bay, ngựa chạy” (hình con cò và con ngựa làm bằng giấy). Điểm khác biệt của người dân miền này là không có tục trút lư hương hay thang nhang, không mua cá chép sống để thả, không mua áo mũ. Các gia đình thường nấu thêm chè, hoặc thậm chí chỉ cần một mâm trái cây đơn giản, chứ không cần cầu kỳ như các vùng miền khác. Một điểm vô cùng đặc biệt đó là người dân miền Nam thường cúng ông Công ông Táo về buổi đêm. Từ 20h đến 23h, mâm cúng mới được bày biện và nghi lễ mới được bắt đầu. Sự khác biệt này là do quan niệm của người miền Nam rằng rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã ăn xong, không còn cần đến bếp núc nữa thì mới được tiễn ông Táo lên trời gặp Ngọc Hoàng.

Mâm cúng trong tết ông Công ông Táo là một mâm cúng quen thuộc, đơn giản. Tuy nhiên với nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ đôi khi còn lúng túng không biết làm sao để chuẩn bị chu đáo nhất. Để không phải băn khoăn về điều đó, hãy tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm. Với những kinh nghiệm trong việc cung cấp những dịch vụ đồ cúng cho nhiều gia đình, chúng tôi tự tin rằng sẽ mang một mâm cúng với đầy đủ các lễ vật đi kèm với đó là chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi tự hào rằng thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm là một trong những đơn vị đi đầu về mảng đồ cúng tâm linh trên toàn quốc, luôn đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến khách một mâm cúng chất lượng với giá cả hợp lý nhất, cùng bạn thành tâm hướng về tổ tiên, thần phật của mình.

Thời gian phù hợp để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ?

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi mọi người quan niệm rằng sau 12 giờ trưa là lúc ông Táo lên chầu trời rồi nên sẽ không nhận được đồ cúng.

 Để nét đẹp ngày Tết ông Công ông Táo trọn vẹn, lộc lá không bị hao hụt cần lưu ý những điều như sau:

  1. Không cúng bái trái với thời gian quy định. 

Như đã nêu ở trên, lễ cúng Ông Công ông Táo chầu Trời thường được diễn ra vào khoảng thời gian  từ ngày 22 tháng Chạp Âm lịch cho tới trưa 23. Trong đó thời gian được phong thủy cho là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia chủ bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng ông Táo trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải “kịp giờ” để ông Táo lên chầu thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng. Nếu đén buổi trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời thì e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

  1. Không thực hiện cúng ông Táo ở những nơi khác ngoài ban thờ gia tiên hoặc ban thờ ông Công ông Táo riêng.

Công việc cúng lễ ông Táo phải được thực hiện trên ban thờ chính hoặc ban thờ ông Táo riêng. Theo quan niệm phong thủy, trong ngày cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân riêng (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu như không có ban thờ Táo quân riêng thì bắt buộc phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ tuyệt đối không nên cúng lễ ở bếp vì từ trước đến nay, ban thờ luôn luôn được coi là chốn linh thiêng, là  “cầu nối”để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần mắt thịt và đấng thần linh vô hình.

  1. Trước khi cúng bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự.
  2. Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Nhiều người thường hay khấn vái, xin ông Táo ban tài phát lộc cho gia đình trong quá trình cúng lễ mà vô tình quên mất rằng, ngày ông Công ông Táo là ngày để báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm vừa qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Nếu như cầu xin sai mục đích có thể đem lại hiệu quả ngược với những gì bản thân mong muốn.

  1. Rán cá chép để cúng

Một số gia đình thường có thể không biết hoặc chủ quan và có suy nghĩ sai lầm rằng việc phóng sinh cá là việc làm không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng Táo quân mà không biết rằng, đây chính là một trong những điều đại kỵ tuyệt đối không được phạm phải khi cúng ông Công ông Táo.

  1. Những món kiêng dâng cúng ông Công ông Táo
Xem thêm:  Ý nghĩa lễ cúng tạ nhà 3 năm, Mâm lễ vật & Bài văn khấn

Một số món ăn khi gia chủ cúng cần lưu ý để tránh sai phạm như  các loại thịt vịt, chim, ngỗng, chó, dê…

Cách để chọn cá chép khỏe mạnh, đẹp như thế nào ?

  • Cá chép là phương tiện chính để giúp Táo Quân có thể về chầu Ngọc Hoàng chính vì thế việc chọn mua cá chép cũng là một việc vô cùng quan trọng. Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá thật to, thật đẹp, thật quý hiếm nhưng miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Để thử độ khỏe mạnh của cá, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh. Nếu không bạn có thể kiểm tra bằng cách lật nhẹ mang cá lên để xem, nếu mang cá có màu đỏ tươi nghĩa là đó là con cá khỏe mạnh, có thể sống được lâu. Nếu mang cá có màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể sẽ chết, không nên mua cá hấp hối về để cúng nhé!

Phóng sinh cá chép đúng cách 

  • Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích là bảo vệ môi trường không phải ai cũng biết. Nhiều người có hành động thả cá theo kiểu đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ,sông suối…Như vậy không những làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, thiếu tôn trọng với chuẩn mực và phong tục cổ truyền của dân tộc.
  • Thả cá chép đúng cách là thả một cách từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Một số người có tính cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ thả cá chép bơi xuống mặt nước với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Lưu ý không thả cả tư trên cao xuống nhé ! Như vậy thì con người mới mong tìm được sự bình an trong tâm hồn và bảo vệ được môi trường sống xung quanh mình.

Hi vọng rằng những gợi ý trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được mâm cỗ (mâm cơm) cúng ông Công ông Táo gồm những gì, cần chuẩn bị những gì và nên tránh điều gì. Ngày ông Công ông Táo đang cận kề, mong rằng bạn có thể chuẩn bị thật trọn vẹn để lễ cúng này diễn ra trọn vẹn nhất.

Hãy tiễn đưa ông Công ông Táo lên chầu trời bằng một mâm cúng tươm tất, chất lượng để cầu chúc cho một năm mới sắp đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.