Hướng dẫn cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn nhất

Hướng dẫn cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn nhất

Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên là điều mà rất nhiều người quan tâm. Đồ Cúng Nhân Tâm – Nấu Tiệc Nhân Tâm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đối với người Việt Nam ta thì việc thờ cúng gia tiên là tín ngưỡng truyền thống lâu đời. Để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mỗi gia đình đều muốn lập bàn thờ đúng chuẩn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn nhất trong bài viết sau đây.

Thờ cúng là truyền thống lâu đời của người Việt

Lập bàn thờ thổ công gia tiên mang ý nghĩa gì

Truyền thống tập tục tín ngưỡng của người Việt Nam chủ yếu vẫn là theo đạo Phật. Theo đạo Phật thì thờ cúng thổ công gia tiên là thể để hiện lòng thành kính với người đã mất. Dần dần phong tục này đã trở thành một nét văn hóa truyền thống mang nhiều ý nghĩa của người Việt.

Việc thờ cúng gia tiên chính là hình thức để người còn sống tưởng nhớ tới người đã mất. Thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với tổ tiên, với những người đã sinh ra mình. Đây cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta. 

Theo quan niệm của người Việt thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Như vậy việc thờ cúng gia tiên rất được coi trọng, mỗi gia đình đều muốn tỏ lòng thành kính để được tổ tiên phù hộ. Hy vọng mọi điều bình an sẽ đến với mọi thành viên trong gia đình.

Để việc thờ cúng diễn ra bài bản thì việc lập bàn thờ là điều không thể thiếu. Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên như thế nào rất quan trọng. Việc lập bàn thờ đúng vị trí và thờ cúng đúng cách sẽ đem lại nhiều may mắn cho mọi gia đình.

Lập bàn thờ tỏ lòng thành kính với tổ tiên

Cách chuẩn bị lập bàn thờ thổ công và gia tiên đúng chuẩn

Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên cần phải được chuẩn bị theo đúng trình tự và đầy đủ thủ tục. Không nên chuẩn bị qua loa, không thể hiện được thành ý đối với gia tiên, tiền tổ. Lập bàn thờ cũng không cần phải quá cầu kỳ, thế nhưng phải đầy đủ lễ vật và đồ thờ. Những đồ vật cần chuẩn bị lập bàn thờ bao gồm:

  • Bàn thờ: đây là vật rất quan trọng để trước khi lập bàn thờ. Kích thước và kiểu dáng của bàn thờ phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ. Riêng kích thước của bàn thờ sẽ được thiết kế dựa vào thông số trên thước Lỗ Ban để lấy may mắn. Thước Lỗ Ban là một loại thước cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một loại thước đặc biệt, thông số trên thước sẽ tương ứng với vận hạn cần tránh trong cuộc sống. Như vậy khi đặt bàn thờ, các đơn vị gia công bàn thờ sẽ giúp gia chủ lựa chọn bàn thờ có thông số tránh những vận hạn không may mắn tương ứng trên thước.
  • Bát hương: kích thước bát hương cũng còn phụ thuộc vào kích thước của bàn thờ. Các bạn nên lựa chọn bát hương sau khi đã đặt bàn thờ để có thể lựa chọn được kích thước tương ứng.
  • Bài vị: Trước khi tiến hành lập bàn thờ, các bạn nên xác định cần thờ cúng những ai và chuẩn bị bài vị.
  • Khánh thờ
  • Ống đựng hương
  • Lọ hoa
  • 5 chén uống nước
  • 5 bát
  • 1 đĩa đựng hoa quả
  • đèn dầu
  • cút rượu
Xem thêm:  Sắm lễ cúng cất nóc làm nhà, đổ mái xây nhà, bài văn khấn Chuẩn

Trên đây là những đồ vật cần thiết cần chuẩn bị trước khi lập bàn thờ. Đây đều là những đồ vật được sử dụng bày biện trên bàn thờ, vậy nên cần chuẩn bị cẩn thận. Các bạn nên lựa chọn mua những đồ vật này tại những nơi chuyên cung cấp đồ lễ thanh tịnh. Sau khi đã mua về cần rửa sạch và phơi khô, để lên cao sạch sẽ tránh ô uế.

Đồ vật bày biện trên bàn thờ cần phải chuẩn bị đầy đủ

Quy trình lập bàn thờ thổ công và gia tiên

Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên phải tuân thủ theo đúng quy trình như sau:

  • Chọn vị trí và hướng đặt bàn thờ: Bàn thờ phải được đặt ở nơi cao nhất trong nhà, phải là nơi thanh tịnh ít người qua lại. Hướng đặt bàn thờ sẽ được lựa chọn dựa theo tuổi của gia chủ theo quy luật phong thủy.
  • Chọn ngày đẹp để làm lễ: chọn ngày đẹp đã trở thành một thói quen của người Việt khi chuẩn bị làm những việc lớn trọng đại. Ông cha ta quan niệm ngày đẹp sẽ giúp cho chúng ta thực hiện được việc quan trọng một cách thuận lợi. Lập bàn thờ cũng không ngoại lệ, cũng cần phải được thực hiện vào ngày đẹp với hy vọng mang lại nhiều may mắn cho gia đình.
  • Chuẩn bị lễ vật đầy đủ: Nghi thức lễ lập bàn thờ cũng bao gồm nhiều thủ tục và lễ vật cần thiết. Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu vào khóa lễ.
  • Sắp lễ và tiến hành đàn lễ lập bàn thờ: Nhiều gia đình cẩn thận hơn sẽ mời thầy chùa để làm lễ lập bàn thờ. Nếu không có điều kiện thì gia chủ cũng có thể tự mình đứng ra lễ

Lễ vật cúng lập bàn thờ thổ công và gia tiên bao gồm những gì

Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên không thể thiếu được những lễ vật như sau:

  1. Lễ nhạt:

Lễ nhạt là những lễ vật được dâng lên cúng Phật cùng các vị thần linh bao gồm:

  • Hoa tươi: các bạn nên chọn các loại hoa tươi tắn, thể hiện nhiều may mắn như cúc, đồng tiền, hoa hồng, cát tường…..
  • Mâm ngũ quả: mâm ngũ quả trong lễ cúng lập bàn thờ sẽ được chuẩn tùy theo vùng miền. Người miền Bắc thường chuẩn bị mâm ngũ quả dựa theo quy luật ngũ hành bao gồm những quả như: chuối xanh, bưởi, nho, cam, roi…..Còn người miền Nam sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả theo quan niệm “Cầu sung vừa đủ xài”. Tương ứng với đó là các loại quả: mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả đu đủ, quả xoài. Người miền Trung thì lại không quá coi trọng việc chuẩn bị mâm ngũ quả, cứ mùa nào sẵn quả nấy là được.
  • Nến
  • Hương
  • 3 cốc nước
  • 3 cốc rượu
  • Gạo, muối: đây là 2 lễ vật được sử dụng để cúng ông thổ công. Ngoài ra đây còn là lễ vật nhằm xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình.
  • Chè thuốc: lễ vật này được sử dụng để dâng lên các vị thần linh để tỏ lòng thành.
  • Vàng mã
  • Trầu cau: từ xa xưa các cụ đã quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện. Vậy nên trong bất cứ lễ cúng nào của người Việt đều có trầu cau, thay lời bái thỉnh của gia chủ tới các vị thần linh.
  • Bánh kẹo
  • Tiền lẻ
  • Xôi, chè
Xem thêm:  Thắp hương xong có hóa vàng luôn không? Hóa vàng muộn có sao không?

Lễ vật cúng lập bàn thờ đơn giản nhưng thành tâm

  1. Lễ mặn

Mâm cúng lễ mặn trước tiên là lễ vật dâng lên các vị thần linh cùng ông thổ công. Sau là để mời các vị gia tiên, tiền tổ về chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta chuẩn bị lễ vật phù hợp. Dưới đây là một số lễ vật cần thiết trong mâm cúng gia tiên:

  • Gà luộc
  • Bánh chưng
  • Xôi
  • Trà
  • Rượu trắng
  • Nước lọc
  • Giò hoặc chả

Ngoài những lễ vật trên các bạn có thể chuẩn bị thêm những món mặn để mâm cỗ trở nên phong phú hơn.

Những lưu ý khi lập bàn thờ thổ công và gia tiên

Lập bàn thờ là một việc hết sức thiêng liêng, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của gia chủ. Vậy nên trong quá trình chuẩn bị lập bàn thờ các bạn cần lưu ý những điểm như sau:

  1. Vị trí lập bàn thờ:

Rất nhiều người chủ quan trong việc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ. Thế nhưng trên thực tế vị trí đặt bàn thờ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của mỗi gia đình. Vị trí đặt bàn thờ không phù hợp đồng nghĩa với sự bất kính đối với thần linh và gia tiên. Điều này sẽ khiến cho gia đình bạn gặp nhiều xung đột dẫn đến bất hòa.

Như vậy cho dù không gian sống của gia đình có chật hẹp đến mấy đi chăng nữa thì vị trí đặt bàn thờ cũng cần phải thanh tịnh. Vị trí đặt bàn thờ cần phải tránh những vị trí như sau:

  • Phòng ngủ đặc biệt là phòng của các cặp vợ chồng. Phòng ngủ là nơi riêng tư thường xuyên có những việc ảnh hưởng tới sự thanh tịnh. 
  • Không đặt bàn thờ ở những nơi gần nhà vệ sinh hay nơi giặt giũ….Bởi đây đều là những nơi được coi là ô uế không phù hợp với không gian thờ cúng.
Xem thêm:  Cúng đầy năm cho bé ngày âm hay dương, cần những gì?

Trong trường hợp điều kiện diện tích không cho phép thì bắt buộc các bạn phải đảm bảo khoảng cách. Khu vực thờ cúng cần phải được sử dụng vách ngăn để phân cách không gian riêng biệt. Kèm theo đó, các bạn nên trưng bày thêm các linh vật hoặc vật phẩm tâm linh để hóa giải.

Bàn thờ cần đặt ở nơi thanh tịnh, trang nghiêm

  1. Lựa chọn ngày giờ làm lễ lập bàn thờ:

Theo truyền thống của người Việt thì việc lựa chọn ngày giờ đẹp để thực hiện những việc trọng đại rất quan trọng. Như vậy, thời gian làm lễ lập bàn thờ cũng nên được thực hiện vào các khung giờ hoàng đạo trong ngày và ngày hoàng đạo trong tháng. Thời gian chính xác để làm lễ sẽ được xác định dựa vào tuổi của gia chủ.

Tránh lập bàn thờ vào ngày và giờ hắc đạo, trong tháng các bạn cần lưu ý tránh những ngày như:

  • Ngày Nguyệt Kỵ bao gồm ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Sát Chủ
  • Ngày Vãng Vong
  • Ngày Tam Nương

Đây đều là những ngày xấu, không thuận lợi để làm mọi việc. Mọi việc thực hiện vào những ngày này đều không suôn sẻ thậm chí còn đem lại vận hạn cho gia chủ.

Lễ lập bàn thờ cần được thực hiện vào ngày đẹp

Nên tự tay chuẩn bị lễ vật hay sử dụng dịch vụ sắp lễ

Ngày nay, thời buổi công nghiệp hóa, hầu như các gia chủ đều bận rộn với công việc của mình. Vậy nên việc tự tay chuẩn bị lễ vật là điều khó khăn. Thế nhưng việc lựa chọn sử dụng dịch vụ sắp lễ trọn gói vẫn còn khiến nhiều người ái ngại.

Để hiểu rõ hơn về dịch vụ này, các bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm để tham khảo thông tin. Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp dịch vụ sắp lễ trọn gói đảm bảo uy tín chất lượng. Đến với chúng tôi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của lễ vật.

Hãy liên hệ với chúng tôi hôm nay để được tư vấn trực tiếp. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.