Nội Dung Chính
Giởi thiệu tổng quan về lễ cúng Mụ, lễ cúng đầy tháng bé gái
Lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là lễ cúng Mụ là một trong những tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, đó là một nét đẹp văn hóa đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin đầy đủ, bổ ích nhất về vấn đề này.Ý nghĩa với cúng đầy tháng bé gái
Việc cúng đầy tháng cho trẻ có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Cúng đầy tháng mong muốn là cầu chúc cho em bé có thể được thông minh và nhận được điều tốt lành.- Đầu tiên của việc cúng đầy tháng chính là cầu mong cho em bé thông minh và nhận được sự che chở của tổ tiên cũng như thần linh. Cầu mong nhiều điều may mắn sẽ đến với đứa trẻ, cũng như gửi gắm niềm tin của cha mẹ đối với tương lai của trẻ.
- Cúng đầy tháng là một trong những cách thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Cũng như phần nào thể hiện được nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ đạo mẫu của người dân Việt Nam.
- Cúng đầy tháng cũng là một trong những tục lệ để cảm ơn 12 bà mụ đã có công hình thành và nhào nặn em bé.
Lễ cúng đầy tháng cho bé có nguồn gốc từ đâu?
Có rất nhiều giai thoại khi nói đến lễ cúng đầy tháng cho bé. Tuy nhiên, hầu hết các câu chuyện đều chứa hình ảnh bà Mục và Đức ông. Câu chuyện thường được dân gian truyền tai nhau như thế này: Mỗi đứa bé đến với thế giới này là do các bà Chúa Đầu thai là 12 vị Đại tiên với nhiều phép thuật nặn ra, 12 vị Đại tiên còn có tên gọi là 12 Bà Mụ. Chuyện kể rằng, mỗi Bà Mụ sẽ nặn một bộ phận cho đứa bé, ví như: mắt, mũi, tay, chân, đầu, tóc,… Do vậy, đứa trẻ xinh xắn, trắng trẻo, dễ thương hay xấu xí là bởi bàn tay các Bà Mụ nặn ra. Chính vì thế, như đã nêu ở trên một trong những ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng chính là để gia đình dâng lòng thành cảm tạ ân huệ của các Mụ Bà đã ban đứa trẻ cho gia đình, che chở cho em bé trong suốt thời gian từ trong bụng mẹ đến khi cất tiếng khóc trào đời. Đồng thời, nghi lễ cũng là để cầu mong các Mụ Bà tiếp tục che trở, bảo vệ và phù hộ, độ trì cho đứa bé trong những ngày tháng về sau. Chính vì lẽ đó, lễ cúng đầy tháng còn có tên gọi khác là lễ cúng Bà Mụ. 12 Bà Mụ, mỗi bà chịu trách nhiệm một khâu trong quá trình sinh nở, giáo dục, nuôi nấng, gồm có: Mụ bà Lâm Cửu Nương trông coi việc thụ thai; Mụ bà Vạn Tứ Nương phụ trách việc thai nghén; Mụ bà Lưu Thất Nương đảm nhiệm việc nặn hình hài là nam hay nữ cho đứa trẻ; Mụ bà Lâm Nhất Nương phụ trách việc chăm sóc bào thai; Mụ bà Lý Đại Nương chịu trách nhiệm việc chuyển dạ; Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc hộ sản; phụ trách việc sinh đẻ là Mụ Bà Trần Tứ Nương; Việc ở cữ của thuộc quyền cai quản của Mụ bà Cao Tứ Nương; Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh; Mụ bà Mã Ngũ Nương phụ trách việc bế ăm đứa trẻ; Mụ bà Trúc Ngũ Nương cai quản việc giữ trẻ; Mụ bà Nguyễn Tam Nương đảm nhiệm việc giám sinh. Ngoài 12 Bà Mụ kể trên thì còn Đức Ông và 3 vị Đại tiên (Ba vị Tiên truyền day nghề nghiệp: Thánh Sơ, Tổ Sư và Tiên Sư) trông coi chung quá hình thành đứa trẻ.Tính ngày cúng đầy tháng bé gái như thế nào cho đúng
Ngày sinh của trẻ được tính theo cả ngày Dương lịch và ngày Âm lịch, tùy theo phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng cho bé cũng giống với nhiều nghi thức tâm linh khác sẽ được tính theo lịch Âm. Ở một vài địa phương, người ta tính ngày đầy tháng cho bé dựa vào giới tính, tức là cách tính đầy tháng của bé trai và bé gái sẽ khác nhau, chúng tuân theo nguyên tắc ông cha để lại “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Theo nguyên tắc này, đối với bé trai thì ngày đầy tháng sẽ bằng ngày sinh theo âm lịch cộng thêm 2 ngày, còn với bé gái thì ngày đầy tháng bằng ngày sinh theo âm lịch trừ đi 1 ngày. Ví dụ như sau: Một bé gái sinh ngày 14/3 Âm lịch thì ngày đầy tháng của bé sẽ là ngày 13/4 Âm lịch. Nếu bé trai sinh ngày 14/7 Âm lịch thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 16/8 Âm lịch. Có sự khác biệt như vậy là bởi dân ta quan niệm rằng: con trai phải luôn là người đi đầu, mạnh mẽ tiến về phía trước, xông xáo, mạnh dạn thì sẽ dễ thành công; còn con gái là phái yếu, phải nhẹ nhàng, biết nhường nhịn thì sau này gia đình, tổ ấm mới hạnh phúc, ấm êm, con gái phải biết khiêm nhường, từ tốn thì sau mới có được hạnh phúc. Ngày nay, nhiều gia đình hiện đại tính ngày đầy tháng cho con theo Dương lịch. Bố mẹ sẽ lấy ngày sinh Dương lịch của bé làm gốc tính đến đúng ngày đó tháng sau là ngày đầy tháng của bé. Thêm vào đó, thời gian tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé thường được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối.Những lễ vật cần có trên mâm cúng đầy tháng cho bé gái
Việc làm lễ đầy tháng cho con như thế nào? Mâm cúng đầy tháng cần những gì? Mâm cúng đầy tháng của bé trai và bé gái có khác nhau không? Lễ vật gồm những gì? Số lượng bao nhiêu?… Nhiều câu hỏi như vậy cũng đủ làm các đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ, lần đầu sinh con phải lúng túng, lo lắng. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, giới tính của đứa trẻ, phong tục, tập quán từng vùng miền mà mâm lễ cúng đầy tháng cũng khác nhau. Tuy nhiên, trên mâm lễ cúng nhất thiết không thể thiếu một vài vật phẩm. Dưới đây là chi tiết cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho bé trai và bé gái để bạn tham khảo: Lễ vật trên mâm cúng 12 Bà Mụ- Tôm, cua, ốc hoặc chim: Bé trai 07 con, bé gái 09 con.
- Đũa hoa: 01 đôi. Là đôi đũa được gắn thêm hoa trên đầu đũa và lưu ý đũa phải được vót ngược đầu.
- Chè: 13 bát nhỏ. Đối với bé trai, bố mẹ nấu đỗ trắng; đối với bé gái, bố mẹ nấu bánh trôi nước.
- Xôi: 13 đĩa nhỏ. Các gia đình có thể nấu xôi gấc, xôi dừa, xôi lá dứa,…
- Trứng gà, trứng vịt: 13 miếng.
- Hoa: 13 bông (hoa đồng tiền, cẩm chướng, hồng, lưu ly,…).
- Bánh, kẹo: 13 đĩa nhỏ.
- Trầu têm cánh phượng: 13 miếng.
- Hàng mã: 13 bộ quần áo.
- Hương: 13 nén hương.
- Tiền thật: 13 tờ
- Nước: 01 bát to
- Muối trộn gạo: 13 bát nhỏ.
- Cháo: 03 bát nhỏ và 01 bát lớn.
- Chè: 03 bát nhỏ và 01 bát lớn.
- Gà hoặc vịt luộc: 01 con.
- Thịt lợn quay: 01 đĩa.
- Tiền vàng, hàng mã, hương…
- Nến thơm: 01 đôi.
- Rượu trắng, chè.
Cúng đầy tháng cho bé nên quay hướng nào?
Nhiều bậc phụ huynh thường băn khoăn không biết mâm cúng đầy tháng cho con có phải chọn hướng đặt không? Nếu có thì nên quay hướng nào? Câu trả lời ở đây là không. Không giống như một vài lễ cúng mâm cúng phải đặt đúng hướng theo quan niệm dân gian, ví như mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc Đông do quan niệm hướng Bắc là hướng cúng Thượng Đế, hướng Đông là hướng cúng Thiên tử; còn đối với mâm lễ cúng đầy tháng thì không có quy định bắt buộc phải quay hướng nào. Tuy nhiên cách bài trí mâm cúng đầy tháng cũng có một số yêu cầu như sau:- Mâm lễ cúng đầy tháng của bé trai và bé gái được bài trí cân đối ở trên hai chiếc bàn, một cái to và một cái nhỏ. Chiếc bàn to là để sắp xếp đồ cúng 12 Bà Mụ, còn chiếc bàn nhỏ, được đạt cách bàn to khoảng 10 cm, dùng để sắp xếp đồ cúng dâng lên Đức Ông và 3 vị đại tiên.
- Chú ý trên mâm cúng, bình hoa phải đặt ở phía Đông, hoa quả bày ở phía Tây theo nguyên tắc xưa nay “Đông bình Tây quả” là hợp ý Trời Đất.
- Các lễ vật còn lại không quan trọng hướng, chỉ cần sắp xếp gọn gàng, không tràn lan, bừa bãi, sắp xếp sao cho cân đối, hợp lý nhất.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái”