Cách bày mâm cúng chúng sinh, có nên cúng chúng sinh tại nhà

Cách bày mâm cúng chúng sinh

Cúng chúng sinh là một nghi lễ cúng vô cùng phổ biến và quan trọng đối với nhiều gia đình ở Việt Nam, được tổ chức vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin cần thiết cho mọi người về cách bày mâm cúng chúng sinh.

Lễ cúng chúng sinh hay còn gọi với cái tên quen thuộc khác là cúng cô hồn. Đây là một nghi lễ cúng mang đậm nét tâm linh truyền thống, là biểu hiện của giá trị nhân văn, nhân đạo của cả dân tộc Việt Nam. Nói về nguồn gốc của nghi lễ cúng chúng sinh ở Việt Nam được bắt nguồn từ quan niệm của Phật giáo. Để tổ chức thực hiện được nghi lễ cúng chúng sinh thật sự thành công thì cần phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ và tươm tất. Vậy cách bày mâm cúng chúng sinh tháng 7, mâm cúng cô hồn đơn giản như thế nào.

Nhiều gia đình ở người Việt tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh hay cúng cô hồn vào dịp rằm tháng bảy âm lịch hàng năm với mục đích để cầu mong cho mọi điều luôn được thuận lợi, may mắn và an bình. Thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh này cũng là một nghi lễ để tránh cho những vong linh, cô hồn không thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới công việc của tất cả thành viên ở trong gia đình. Ý nghĩa của nghi lễ cúng chúng sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh.

Vì vậy mà, việc chuẩn bị lễ vật để tổ chức việc cúng bái là một yếu tố làm đòi hỏi sự cẩn thận cũng như sự tỉ mỉ của những người chuẩn bị. Ngoài ra, còn những vấn đề khác xoay quanh nghi lễ cúng mà gia đình gia chủ cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ càng, cụ thể trước khi tổ chức nghi lễ cúng.

Ý nghĩa của nghi lễ cúng chúng sinh 

Thông thường thì những gia đình tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh ở Việt Nam sẽ cần chuẩn bị lễ vật thật đầy đủ ý nghĩa và cần thiết trước khi tổ chức nghi lễ cúng. Lễ vật là một phần quan trọng nhất đối với tất cả nghi lễ cúng ở đất nước tâm linh này. Trong đó, không thể thiếu và bắt buộc phải có trong đồ lễ cúng chúng sinh gồm muối cùng với gạo dùng để gia chủ bố thí cho các vong linh, cô hồn đang bị lưu lạc. Những cô hồn, vong linh này đang không có người thờ tự, lưu lạc, không có người cúng kiến tử tế nên thường sẽ rất đói  và khát.

Xem thêm:  Bài văn khấn cúng cất nóc nhà mượn tuổi, và mâm lễ vật

Vì vậy, việc gia đình gia chủ tổ chức 1 nghi lễ cúng cô hồn, chúng sinh dịp ngày Rằm tháng 7 âm lịch nhằm mục đích để thực hiện nghi lễ xá tội vong nhân và bố thí. Nhờ đó mà những vong linh, những cô hồn đang lưu lạc, cơ nhỡ này mới có thể nhận được những loại lễ vật mà con người ở dương gian dâng cúng một cách dễ dàng.

Nên cúng chúng sinh vào ngày nào và cúng chúng sinh như thế nào để nhận được nhiều điều may mắn hơn.

Chúng sinh hay cô hồn nhờ những lễ vật cúng nơi dương gian dâng cúng mới có thể vượt qua được những cơn đói khát, lạnh lẽo. Như vậy thì đến khi trở về lại Quỷ Môn Quan họ mới có thể thành tâm, tu tâm dưỡng tính của mình để được đầu thai làm người ở kiếp khác. Tại đây, các cô hồn, vong linh sẽ được lắng nghe theo những lời Đức Phật dạy bảo để từ đó cố gắng tu tâm dưỡng tính để chuyển kiếp thành con người, tương lai họ sẽ không phải chịu những sự đày đọa, khổ ải ở nơi địa ngục.

Việc gia đình gia chủ tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm còn mang lại ý nghĩa về mặt tâm linh vô cùng to lớn. Đây cũng chính là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa tâm linh thờ cúng tốt đẹp của con người Việt Nam. Nét đẹp này không chỉ mới xuất hiện khi xã hội bắt đầu phát triển mà đã được lưu truyền, gìn giữ và phát huy từ bao đời và trải qua nhiều thế hệ cha ông.

Theo tương truyền kể lại rằng vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, chính là thời điểm mà diêm vương sẽ ra lệnh cho mở cửa ở quỷ môn quan để cho tất cả các vong linh cúng như cô hồn được trở về trần gian nhằm thụ hưởng những lễ vật. D đó mà những người sống ở dương gian sẽ tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh với mục đích để bố thí cho các cô hồn, vong linh một số lễ vật. Nhờ đó mà những cô hồn,vong linh có thể vượt qua được cơn đói khát, lạnh lẽo đang hành hạ.

Mặt khác, đây cũng chính là một trong số những dịp để người dương giảng kinh cho những vong linh, cô hồn trở về từ cõi âm. Khi tìm đến để hưởng lễ được nghe, đến khi vong linh trở về âm giới thì tiếp tục thành tâm để tu dưỡng tâm tính theo những lời Phật đã giảng dạy. Nhờ đó mà họ mới nhanh chóng được đầu thai, chuyển kiếp để được làm người tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc các gia đình gia chủ tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh, cô hồn để nhằm thể hiện được nét đẹp văn hóa tốt đẹp là sự tương hỗ lẫn nhau đáng tự hào của người Việt Nam. Đây cũng chính là một trong số những sự kiện văn hóa quan trọng gắn liền, thể hiện được những giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:  Mùng 1 nên cúng gì cho Thần Tài và ông Địa - Bí quyết thu hút tài lộc và may mắn vào mỗi tháng

Ngoài ra, việc nhiều gia đình gia chủ tiến hành tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh, cô hồn vào đúng dịp ngày Rằm tháng bảy còn là một dịp để cho tất cả các thành viên trong gia đình của họ  đoàn tụ bên nhau. Tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh để cầu mong cho tất cả các thành viên trong gia đình đều được bình an cũng như gặp nhiều điều may mắn. Lễ cúng cô hồn, chúng sinh còn có ý nghĩa khác là giúp gia đình gia chủ có thể tránh được trường hợp bị các vong linh làm phiền, quấy nhiễu, bị quậy phá sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến công việc, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống làm sinh hoạt cũng như công việc thường ngày những thành viên thuộc gia đình gia chủ.

Chuẩn bị lễ vật để cúng lễ chúng sinh tại nhà

Để tổ chức được thành công nghi lễ cúng chúng sinh dịp rằm tháng 7 hàng năm thì gia đình gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất mâm cúng cô hồn, chúng sinh kèm theo bài văn khấn. Tùy theo phong tục văn hóa tâm linh của mỗi vùng miền khác nhau, hoặc những quan niệm khác nhau của từng gia đình thì sẽ có cách để chuẩn bị những lễ vật cúng có sự khác nhau. Thế nhưng dù là có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì lễ vật cần phải chuẩn bị, sắm sửa trong nghi lễ cúng chúng sinh vẫn có những sự tương đồng giống nhau. Một mâm cúng chúng sinh cơ bản mà gia đình gia chủ cần chuẩn bị cho tổ chức thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh sẽ được chúng tôi gợi ý theo danh sách những lễ vật dưới đây:

15 lễ tiền vàng, số lượng này có thể nhiều hơn và tiền vàng được chuẩn bị theo số lượng lẻ

Quần áo dành riêng cúng chúng sinh chuẩn bị với số lượng khoảng từ 20 đến 50 bộ, quần áo chúng sinh khác với quần áo cúng của những nghi lễ cúng khác.

1 đĩa lớn bánh kẹo ngọt, bỏng ngô túi nhỏ, bỏng gạo

1 đĩa ngô luộc, khoai luộc và sắn luộc, được cắt thành những khúc nhỏ đều nhau

Tiền cúng dành riêng cho chúng sinh

1 lọ hoa tươi gồm 5 bông hoa, loại hoa do gia chủ tự chọn theo thói quen của gia đình. Thông thường hoa cúng chúng sinh được mọi người lựa chọn nhiều là hoa cúc

1 đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, có màu sắc khác nhau và có ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Nên chọn những loại quả còn nguyên vẹn và không bị trầy xước

Đường thẻ cục có kích cỡ nhỏ chuẩn bị 12 cục.

1 đĩa mía để nguyên cả vỏ, gia chủ chặt mía thành từng khúc theo chiều dài khoảng 15 – 20cm.

3 ly nước nhỏ, 3 ly rượu nhỏ và 3 ly trà nhỏ

2 cốc nến to

3 búp hương.

Xem thêm:  Có nên chuyển đồ vào nhà mới trước khi nhập trạch không?

Muối cùng với gạo được chia ra thành 2 đĩa khác nhau

12 bát cháo gạo nấu loãng nhỏ

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ, tươm tất trong mâm lễ vật dùng để gia chủ tổ chức lễ cúng cô hồn, chúng sinh. Thì gia đình gia chủ cũng cần phải chuẩn bị thêm về nội dung của bài văn khấn. Nội dung của bài văn khấn chính là một lời thông báo của gia chủ để gửi cho các cô hồn, vong linh biết về lễ cúng để đến nhận lễ. Ngoài ra, trong bài văn cúng còn là những mong muốn, hy vọng của gia chủ gửi gắm vào trong đó.

Cách bày mâm cúng chúng sinh đúng chuẩn tâm linh

Sau khi gia đình gia chủ đã chuẩn bị xong hết các lễ vật cùng với bài văn khấn thì tiếp theo gia chủ cần phải tiến hành bày biện lễ vật ở trong mâm cúng chúng sinh sao cho các lễ vật đạt được tính tâm linh và thẩm mỹ tốt nhất. Khi gia chủ rải tiền vàng lên trên mâm cúng, thì gia đình gia chủ nên để theo các hướng là Đông, Tây, hướng Nam và Bắc. Mỗi một hướng sẽ có từ 3, 5 hoặc 7 nén hương được cắm rồi mới tiếp tục bày lễ vật và cúng.

Lễ vật cúng chúng sinh lưu ý không được cúng trong nhà mà gia chủ cần phải đặt mâm cúng ở phía trước cửa nhà, ở trước cổng của gia đình gia chủ hay ở vị trí ngoài sân nhà. Nghi lễ cúng cô hồn được tổ chức tốt nhất vào thời điểm lúc trời đã  tối hoặc buổi tối bởi vì theo quan niệm thì đây chính là thời điểm mà các vong linh thịnh nhất, không còn ánh nắng mặt trời. Khi thắp hương thì, gia chủ cũng cần phải đứng với tư thế trang nghiêm và chỉnh tề. Gia chủ hoặc người trực tiếp cúng đọc lời bài văn khấn trong nghi lễ cúng chúng sinh phải đọc một cách rõ ràng, rành mạch và chuẩn xác. Nội dung của bài văn khấn cần nêu rõ tên cùng với địa chỉ của gia chủ, thành viên trong gia đình và đặc biệt, chủ buổi lễ cần phải thành tâm và tĩnh tâm.

Để tiện lợi, chủ động về mặt thời gian cũng như chuẩn bị chu đáo về mặt lễ vật, cách bày biện mâm lễ thì gia đình gia chủ nên đặt lễ vật ở dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.